Tăng cường quan hệ Trung Quốc - ASEAN thông qua các FTA

KINH TẾ Trung Quốc - ASEAN
13:09 - 30/03/2023
Li Baodong (phải), tổng thư ký của Diễn đàn Châu Á Bác Ngao (BFA) tại một cuộc họp báo trong hội nghị thường niên của BFA ngày 28/3 tại Bác Ngao, tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc. Ảnh: cnsphoto
Li Baodong (phải), tổng thư ký của Diễn đàn Châu Á Bác Ngao (BFA) tại một cuộc họp báo trong hội nghị thường niên của BFA ngày 28/3 tại Bác Ngao, tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc. Ảnh: cnsphoto
0:00 / 0:00
0:00
Trong khuôn khổ Diễn đàn Châu Á Bác Ngao (BFA) diễn ra từ 28 -31/3, các chuyên gia kinh tế và giám đốc điều hành doanh nghiệp thúc giục Trung Quốc tận dụng các thỏa thuận thương mại để củng cố quan hệ kinh doanh với các đối tác châu Á, đặc biệt là ASEAN.

Theo China’s Daily, Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) năm 2023 diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế ở Bác Ngao, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc trong khoảng thời gian từ 28/3 tới 31/3.

Là năm đầu tiên khôi phục việc họp mặt trực tiếp kể từ khi đại dịch Covid-19 hoành hành, chủ đề hội nghị BFA năm nay sẽ là: “Một thế giới không chắc chắn: Đoàn kết và hợp tác để phát triển giữa những thách thức”. Với sự tham gia của khoảng 2.000 đại biểu từ các chính phủ, doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu và truyền thông thuộc 50 quốc gia và khu vực trên khắp thế giới, hội nghị sẽ thảo luận về nhiều chủ đề về phát triển, an ninh, về khu vực và thế giới hay về cả hiện tại và tương lai.

Trong khuôn khổ các cuộc họp và hội thảo thuộc BFA 2023, các nhà kinh tế học cũng như các lãnh đạo doanh nghiệp đã thảo luận về việc Trung Quốc cần làm gì để leo lên chuỗi cung ứng và duy trì tính cạnh tranh.

Một giải pháp được nhắc tới nhiều chính là tăng cường hợp tác với ASEAN thông qua các hiệp định thương mại tự do. Người đứng đầu bộ phận hợp tác quốc tế tại Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc Sui Pengfei tại BFA hôm 29/3 là một trong những chuyên gia cho rằng Trung Quốc và các nước Đông Nam Á nên tận dụng triệt để các chính sách của hiệp định thương mại khu vực như RCEP và Hiệp định tự do Trung Quốc - ASEAN.

Trên thực tế, SCMP trích dẫn nhà cung cấp dữ liệu thương mại của Trung Quốc Dalian Infobank hồi tháng 2/2023 cho biết, xuất khẩu của Trung Quốc sang các nước RCEP ước tính đóng góp 16,78% vào tăng trưởng GDP vào năm 2022, cao hơn nhiều so với mức 5,89% vào năm 2021 trước khi hiệp định này có hiệu lực. Với 15 quốc gia thành viên gồm ASEAN và Trung Quốc, RCEP là hiệp định thương mại lớn nhất thế giới, bao trùm khoảng 1/3 dân số thế giới và 30% GDP toàn cầu.

Trung Quốc đã và đang tiếp cận với các quốc gia Đông Nam Á để thúc đẩy hợp tác kinh tế và thương mại. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho biết các công ty vẫn còn có thể thông qua RCEP để nâng cấp mối quan hệ của họ với nền kinh tế khu vực hơn nữa.

Đài phun nước phía trước Trung tâm Hội nghị Quốc tế Diễn đàn Châu Á Bác Ngao (BFA) ở Bác Ngao, tỉnh Hải Nam, phía nam Trung Quốc. Ảnh: Xinhua

Đài phun nước phía trước Trung tâm Hội nghị Quốc tế Diễn đàn Châu Á Bác Ngao (BFA) ở Bác Ngao, tỉnh Hải Nam, phía nam Trung Quốc. Ảnh: Xinhua

Theo ông Fabrizio Ferri, người đứng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Fincantieri SPA, nhận định các công ty đa quốc gia chuyển hướng sang ASEAN không chỉ do nhu cầu giảm thiểu rủi ro chuỗi cung ứng toàn cầu tới từ đại dịch mà còn vì “tầng lớp trung lưu đang phát triển và bùng nổ ở Đông Nam Á”.

Ông cho biết: “Tầng lớp trung lưu ở Malaysia, Indonesia, Việt Nam và Philippines đang tăng lên. Họ muốn những sản phẩm và dịch vụ tốt hơn”.

Mặt khác, về phía các công ty đa quốc gia, ông Feng Bo, phó chủ tịch điều hành của China COSCO Shipping Corporation Limited trong một buổi hội thảo ngày 28/3 tại BFA cho biết các công ty, đặc biệt trong ngành vận tải biển toàn cầu, đang hướng tới việc đa dạng hóa và khu vực hóa để kéo chuỗi cung ứng và chuỗi ngành càng gần mình càng tốt. Bằng cách tận dụng các thị trường mới nổi, thị trường nước thứ ba hoặc thị trường khu vực hóa, các công ty đa quốc gia có thể giảm bớt sự không chắc chắn của chuỗi cung ứng và nắm bắt các cơ hội mới.

Ông Feng cho biết: “RCEP mang đến những cơ hội tuyệt vời về chính sách và thuế quan”. Ngành công nghiệp vận tải, trong đó bao gồm cả công ty của ông, do đó có kế hoạch tiến vào Đông Nam Á và các thị trường mới nổi trong tương lai.

Trong khi đó, ông Yao Yang, hiệu trưởng Trường Phát triển Quốc gia thuộc Đại học Bắc Kinh, đưa ra nhận định việc các công ty chuyển cơ sở sang Đông Nam Á hay các thị trường đang phát triển khác, và chuyển dịch vụ trở lại Trung Quốc là “một điều tốt”. Nguyên nhân là do nó đồng nghĩa với việc các loại hình công nghiệp của Trung Quốc được nâng cấp.

Theo ông, điều này sẽ giúp Trung Quốc đối phó với tình hình chính trị do những quốc gia này sẽ hội nhập sâu hơn với nền sản xuất của Trung Quốc”.

Đọc tiếp

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters

Ông Trump thoát nguy cơ bị tịch thu tài sản

Ngày 25/3, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đạt được một chiến thắng trong việc tạm dừng phán quyết gian lận dân sự trị giá 454 triệu USD, từ đó tránh được việc bị chính quyền bang New York thực hiện các bước để tịch thu tài sản.