Tháo gỡ khó khăn trong triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, hoạt động giám sát phải xác định trách nhiệm rõ ràng trong việc 3 Chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai rất chậm, đồng thời phải tạo chuyển biến căn bản, trọng tâm trong vấn đề này thông qua giám sát.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm, Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát - Ảnh:quochoi.vn
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm, Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát - Ảnh:quochoi.vn

Tiếp tục phiên họp thứ 25, chiều 17/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe Báo cáo kết quả giám sát bước đầu chuyên đề giám sát của Quốc hội về "Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030".

Các CTMTQG góp phần tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội

Báo cáo tại phiên họp, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm, Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát cho biết, về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, mục tiêu giai đoạn 2021-2025 đến nay đã có 2 tiêu chí vượt mục tiêu là tiêu chí số 14 về giáo dục và đào tạo, tiêu chí số 16 về văn hóa và 8 tiêu chí được đánh giá gần đạt.

Về giải ngân vốn, đến hết tháng 6/2023, vốn đầu tư công năm 2022 chuyển sang thực hiện năm 2023 giải ngân đạt khoảng 88%; vốn thực hiện năm 2023 đạt khoảng 34,3%, cao nhất trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2023, theo báo cáo đánh giá chương trình sẽ đạt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao: Ước tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều còn 2,93%, (giảm 1,1%); tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo còn khoảng 33% (giảm 5,62%); tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số còn khoảng 17,82% (giảm 3,2%).

Dự kiến cuối năm 2023, thêm 9 xã đặc biệt khó khăn được công nhận hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, tổng cộng 10/54 xã, đạt 61,73% so với mục tiêu 30% số xã đặc biệt khó khăn thoát khỏi tình trạng nghèo theo chỉ tiêu giao đến năm 2025.

Về các chỉ tiêu, mục tiêu của Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, theo báo cáo của Ủy ban Dân tộc vẫn khá tích cực, tỷ lệ nghèo giảm 3,4% (đạt và vượt 3% mục tiêu kế hoạch giao).

Đoàn giám sát đánh giá chung, việc triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia đã có tác động, góp phần nâng cao nhận thức, huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp trong việc phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo ở vùng nông thôn, miền núi khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách Trung ương phân bổ chậm (quý 2/2022 mới giao) chưa có cơ chế giao kế hoạch vốn sự nghiệp nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 5 năm cho các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Đồng thời, việc lồng ghép nguồn vốn giữa các Chương trình mục tiêu quốc gia khó thực hiện, phân bổ vốn còn manh mún, chưa phù hợp với đặc thù từng vùng, miền, thiếu cơ sở thực tiễn.

Ngoài ra, năng lực một số cán bộ theo dõi các CTMTQG còn nhiều hạn chế so với yêu cầu nhất là ở các tỉnh, huyện, xã nghèo miền núi, biên giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện chương trình.

Tháo gỡ khó khăn trong triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia ảnh 1
Toàn cảnh phiên họp chiều 17/8.

Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, thiết thực, hiệu quả

Từ thực trạng nêu trên, Đoàn giám sát nêu lên một số giải pháp lớn, trong đó nhấn mạnh cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, thống nhất nhận thức, thay đổi tư duy cho cán bộ và người dân, đặc biệt là phát triển kinh tế nông thôn theo hướng chuyển từ đơn giá trị sang đa giá trị. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua "xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững thiết thực, hiệu quả".

Đồng thời, tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện cơ chế, chính sách để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các ngành, các địa phương, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế để đẩy nhanh tiến độ, hiệu quả CTMTQG. Chỉ đạo các địa phương khẩn trương hoàn thành ban hành các văn bản cụ thể hóa các cơ chế, chính sách của Trung ương.

Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ các cấp, đặc biệt cán bộ cơ sở. Trong phát triển sản xuất, cần chú trọng các chính sách về phát triển kinh tế nông nghiệp, bảo vệ môi trường, chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, phát triển du lịch nông thôn, phát triển sản phẩm OCOP gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế, bảo tồn các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc…

Nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp giữa các bộ, ngành Trung ương và với địa phương trong công tác tham mưu cho Ban Chỉ đạo Trung ương, Tổ công tác trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện CTMTQG.

Thực hiện hiệu quả, đồng bộ các giải pháp huy động nguồn lực, trong đó, huy động tối đa nguồn lực của địa phương để tổ chức triển khai chương trình. Ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách Nhà nước cho việc triển khai các nội dung về an sinh xã hội; các dự án đầu tư, hỗ trợ trực tiếp về phát triển nhân lực, hỗ trợ sản xuất.

"Cả 3 CTMTQG đều có điểm chung là hướng đến người nghèo, vùng nông thôn, dân tộc thiểu số khó khăn. Vì vậy giải pháp về sinh kế, nâng cao thu nhập cần phải được chú trọng và ưu tiên hàng đầu", báo cáo nhìn nhận.

Cần làm rõ vì sao giải ngân vốn sự nghiệp chậm

Cho ý kiến tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Trưởng Đoàn giám sát cho biết, sau phiên họp này, Đoàn giám sát sẽ tiếp tục làm việc với các bộ liên quan và làm việc với các chủ CTMTQG là Bộ LĐTB&XH, Bộ NN&PTNT, Ủy ban Dân tộc, Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính.

Đồng thời sẽ có phiên làm việc với Chính phủ để thống nhất các nội dung đánh giá của chuyên đề giám sát này và báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chính thức tại phiên họp thứ 26 trong tháng 9 tới để chuẩn bị báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 vào tháng 10 tới.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Trưởng Đoàn giám sát.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Trưởng Đoàn giám sát.

Tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, Quốc hội mong muốn Nghị quyết giám sát thực sự có những kiến nghị, đề xuất đúng và trúng để thúc đẩy thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Đồng thời làm rõ vì sao chậm, vì sao vướng mắc, điểm nghẽn ở đâu và tháo gỡ như thế nào trong thực hiện các Chương trình. Cùng với đó, định được trách nhiệm của đơn vị, địa phương chưa thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, đồng thời đề xuất, kiến nghị giải pháp khắc phục cụ thể.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

"Cần làm rõ vì sao giải ngân chậm, trước đây thường nói đầu tư công chậm chứ giờ vốn sự nghiệp còn chậm hơn, để như này rất lãng phí", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh và yêu cầu việc giám sát phải có kết quả cụ thể, đưa ra những sáng kiến.

Theo Chủ tịch Quốc hội, cần làm rõ có hay không việc để xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản, có để xảy ra trục lợi chính sách hay không? Chính sách nào duy trì được giảm nghèo bền vững, cần đánh giá sâu.

"Giám sát là phải xác định trách nhiệm cho rõ, không thể nói chung chung 3 chương trình MTQG được triển khai rất chậm mà không có trách nhiệm gì. Nếu là do Quốc hội thì Quốc hội phải chịu trách nhiệm, là của UBTVQH thì UBTVQH phải chịu trách nhiệm, của Uỷ ban nào đó hay Chính phủ, các bộ, ngành thì cũng phải chịu trách nhiệm. Qua giám sát phải tạo chuyển biến căn bản, trọng tâm trong vấn đề này", Chủ tịch Quốc hội nêu rõ và đề nghị Đoàn giám sát phải đầu tư nhiều hơn nữa, nhất là báo cáo tóm tắt khi trình ra Quốc hội.

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu chính sách thuế để hạn chế đầu cơ bất động sản

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu chính sách thuế để hạn chế đầu cơ bất động sản

Ngày 15/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính có công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu cơ bất động sản.
Xây dựng xong nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong 5 năm

Xây dựng xong nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong 5 năm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ mục tiêu xây dựng xong Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong 5 năm; từ đó xác định lộ trình, công việc của từng năm để tới năm 2030 có nhà máy điện hạt nhân.
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 02/CĐ-TTg về việc đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ

Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.
Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu công nghệ số cao hơn xuất khẩu nông sản

Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu công nghệ số cao hơn xuất khẩu nông sản

Thông tin trên được Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đưa ra tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI diễn ra ngày 15/1.
Nga sẵn sàng hợp tác với Việt Nam triển khai dự án điện hạt nhân

Nga sẵn sàng hợp tác với Việt Nam triển khai dự án điện hạt nhân

Sáng 15/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đồng chủ trì Đối thoại Doanh nghiệp cấp cao Việt - Nga do Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Phát triển kinh tế Nga phối hợp tổ chức.
Khởi công dự án cải tạo, nâng cấp và xây mới khu Nhà khách Hồ Tây

Khởi công dự án cải tạo, nâng cấp và xây mới khu Nhà khách Hồ Tây

Khu Nhà khách Hồ Tây (Hà Nội) được cải tạo, nâng cấp và xây mới sẽ trở thành nơi tổ chức các chương trình, sự kiện chính trị đối nội, đối ngoại, các hoạt động quan trọng của Đảng, Nhà nước.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin

Chiều 14/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi tiếp thân mật Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Thủ tướng Mishustin: Nga coi Việt Nam là đối tác hàng đầu tại Đông Nam Á

Thủ tướng Mishustin: Nga coi Việt Nam là đối tác hàng đầu tại Đông Nam Á

Chiều 14/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì lễ đón chính thức và hội đàm với Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Mishustin.
Tập trung giải quyết 2 'nút thắt' lớn của vùng Đồng bằng sông Hồng

Tập trung giải quyết 2 'nút thắt' lớn của vùng Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng nhấn mạnh 2 'nút thắt' lớn và 6 nhiệm vụ, giải pháp quan trọng mà các bộ, ngành, địa phương cần tập trung thực hiện để phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng bền vững, đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin

Chiều 14/1, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14-15/1.
Tăng trưởng của vùng Đồng bằng sông Hồng cao hơn trung bình cả nước

Tăng trưởng của vùng Đồng bằng sông Hồng cao hơn trung bình cả nước

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, năm 2024, tăng trưởng kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng đạt khoảng 7,9%, cao hơn mức bình quân chung cả nước (7,09%), đứng thứ 2 trong 6 vùng kinh tế.
Đồng bằng sông Hồng phải tăng trưởng 2 con số

Đồng bằng sông Hồng phải tăng trưởng 2 con số

Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Thủ tướng Phạm Minh Chính sắp công du 3 nước châu Âu

Thủ tướng Phạm Minh Chính sắp công du 3 nước châu Âu

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ thăm chính thức Ba Lan, Cộng hòa Czech và dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) ở Davos, Thụy Sĩ từ ngày 15-23/1.
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Rạng sáng 14/1, Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14-15/1, theo lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Bắc Ninh phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào cuối năm 2026

Bắc Ninh phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào cuối năm 2026

Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh.
Những địa phương có quy mô kinh tế lớn nhất Việt Nam năm 2024

Những địa phương có quy mô kinh tế lớn nhất Việt Nam năm 2024

Top 5 địa phương có quy mô kinh tế (GRDP) lớn nhất cả nước trong 2024 bao gồm TPHCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai và Hải Phòng. Trong đó, TP HCM giữ vị trí dẫn đầu với 1,78 triệu tỷ đồng theo giá hiện hành.
12 nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

12 nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025.
Đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ

Đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Quốc hội sẽ phối hợp với Chính phủ, chỉ đạo, tổ chức rà soát hệ thống pháp luật có liên quan; thể chế đầy đủ, kịp thời, đồng bộ theo đúng yêu cầu của Nghị quyết 57-NQ/TW.
Hoàn thiện thể chế để 'mở đường' cho khoa học công nghệ

Hoàn thiện thể chế để 'mở đường' cho khoa học công nghệ

Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã báo cáo những nội dung chủ yếu của Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW.
Tổng Bí thư: Đổi mới sáng tạo là 'cây gậy thần' đạt tới thịnh vượng bền vững

Tổng Bí thư: Đổi mới sáng tạo là 'cây gậy thần' đạt tới thịnh vượng bền vững

Sáng 13/1, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tổng Bí thư Tô Lâm tới dự, chỉ đạo hội nghị tại điểm cầu Trung ương.
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Sáng 13/1, tại Hội trường Diên Hồng - Nhà Quốc hội, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Tiền Giang: Kết nối đô thị - công nghiệp vùng kinh tế biển nhằm thu hút đầu tư

Tiền Giang: Kết nối đô thị - công nghiệp vùng kinh tế biển nhằm thu hút đầu tư

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 77/QĐ-TTg ngày 12/1/2025 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tuần này Bắc Bộ rét đậm đầu tuần, Trung Bộ mưa rào

Tuần này Bắc Bộ rét đậm đầu tuần, Trung Bộ mưa rào

Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, do chịu ảnh hưởng của khối không khí lạnh cường độ mạnh nên trong đầu tuần này các tỉnh Bắc Bộ nhiệt độ thấp nhất xuống dưới 10 độ, một số nơi vùng núi cao xuống sát tới 0 độ.
Những địa phương thu ngân sách lớn nhất năm 2024

Những địa phương thu ngân sách lớn nhất năm 2024

Năm 2024, nhiều địa phương đạt số thu ngân sách kỷ lục, vượt dự toán và tăng cao so với năm trước, trong đó TP HCM và Hà Nội lần đầu tiên vượt mốc thu ngân sách 500.000 tỷ đồng.
Cập nhật hằng ngày kết quả xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước

Cập nhật hằng ngày kết quả xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước

Đây là một trong những nội dung được Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu tại phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước chiều 12/1.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Công an Lào

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Công an Lào

Ngày 12/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an Lào do Đại tướng Vilay Lakhamphong, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào dẫn đầu đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Nhìn lại thập kỷ sôi động của M&A bất động sản Việt Nam

Nhìn lại thập kỷ sôi động của M&A bất động sản Việt Nam

Theo Cushman & Wakefield, trong 10 năm qua, thị trường M&A bất động sản tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào phân khúc văn phòng, công nghiệp, nhà ở và khách sạn tại những thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội.
Trình cấp có thẩm quyền phương án giảm 8 bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

Trình cấp có thẩm quyền phương án giảm 8 bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

Chiều 11/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp thứ 9 Ban chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khoá XII.
Chủ tịch Quốc hội: Trà Vinh phải phấn đấu giữ đà tăng trưởng hai con số

Chủ tịch Quốc hội: Trà Vinh phải phấn đấu giữ đà tăng trưởng hai con số

“Năm 2024, tốc độ tăng trưởng GRDP của Trà Vinh đạt 10,04% thì năm nay phải cố gắng nâng lên 12 - 13%, giữ đà này nâng lên,” Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu yêu cầu.
Dành ưu tiên cao nhất cho việc củng cố và phát triển quan hệ Việt - Lào

Dành ưu tiên cao nhất cho việc củng cố và phát triển quan hệ Việt - Lào

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết, chuyến thăm và làm việc tại Lào của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã góp phần củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào trong thời gian tới.
Vĩnh Phúc có tân Bí thư Tỉnh uỷ

Vĩnh Phúc có tân Bí thư Tỉnh uỷ

Bộ Chính trị điều động, chỉ định ông Đặng Xuân Phong - Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2020-2025.
Thủ tướng: Thúc đẩy giao lưu nhân dân, giao lưu văn hóa Việt - Lào

Thủ tướng: Thúc đẩy giao lưu nhân dân, giao lưu văn hóa Việt - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các tổ chức Việt Nam và Lào tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động giao lưu nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hai nước; tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc giao lưu văn hoá; giáo dục truyền thống đoàn kết, lịch sử văn hoá đặc sắc của mỗi bên cho các thế hệ.
Thủ tướng Nga sắp thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Nga sắp thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14-15/1 theo lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Nỗ lực cao, quyết tâm lớn tạo đột phá trong hợp tác Việt Nam - Lào

Nỗ lực cao, quyết tâm lớn tạo đột phá trong hợp tác Việt Nam - Lào

Trong khuôn khổ chuyến thăm Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, sáng 10/1, tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.
ĐBSCL xuất siêu hơn 14 tỷ USD năm 2024, Long An dẫn đầu về xuất khẩu

ĐBSCL xuất siêu hơn 14 tỷ USD năm 2024, Long An dẫn đầu về xuất khẩu

Năm 2024, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ghi nhận xuất siêu đạt 14,3 tỷ USD, tăng 1,36 tỷ USD so với năm 2023.
Xem thêm