Thổ Nhĩ Kỳ công bố các yêu cầu cho việc tái thiết sau động đất

Động đất Thổ Nhĩ Kỳ
21:43 - 24/02/2023
Theo một sắc lệnh được Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan công bố ngày 24/2 trên Công báo của nước này, chính phủ đã thông qua các quy định liên quan tới công tác tái thiết sau trận động đất ở các khu vực bị ảnh hưởng.

Sau trận động đất ngày 6/2 khiến hơn 47.000 người tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria tử vong, theo Reuters, hiện có khoảng 865.000 người Thổ Nhĩ Kỳ đang phải sống trong lều, 23.500 người đang sống trong nhà container. Ngoài ra còn có 376.000 người đang phải sống tạm thời trong ký túc xá sinh viên và nhà nghỉ công cộng bên ngoài khu vực động đất.

Trong bối cảnh đó, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành nhiều chính sách, trước hết là xử lý nghiêm minh những nhà thầu không tuân theo các quy trình an toàn trong xây dựng công trình và góp phần gây ra thương vong trên diện rộng. Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Süleyman Soylu cho biết các nhà chức trách đang mở rộng cuộc điều tra và đã xác định được 564 nghi phạm, trong đó có 160 người đã bị bắt và nhiều người khác vẫn đang trong quá trình bị điều tra.

Đặc biệt, Tổng thống Tayyip Erdogan còn đưa ra cam kết xây dựng lại các công trình nhà ở tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi thảm họa trong vòng một năm. Theo các quy định trong sắc lệnh được ông Erdogan thông qua ngày 24/2, việc xây dựng nhà ở và nơi làm việc để quyên góp cho Bộ Đô thị hóa và sau đó được phân phối cho những người bị ảnh hưởng bởi trận động đất có thể được tiến hành bởi , các cá nhân, cơ quan hay tổ chức.

Ngoài ra, sắc lệnh cũng đưa ra một số chính sách tương đối thoáng khi cho phép xây dựng trên đất khô cằn và đất không có rừng. Đồng thời, chính phủ cũng sẽ không yêu cầu các quy trình thông thường bao gồm thông báo xây dựng và phản đối trong quá trình quy hoạch và phân chia đất.

Các khu tái định cư tạm thời hoặc lâu dài sẽ được Bộ Đô thị hóa xác định tùy theo khoảng cách của khu vực đến đường đứt gãy động đất, sự phù hợp của mặt đất và khoảng cách gần với trung tâm định cư. Trong khi đó, các biện pháp bảo vệ và hạn chế tác động lên môi trường trong quá trình xây dựng cũng sẽ được thực hiện trong quá trình xử lý chất thải xây dựng. Loại rác thải này cũng có thể được tái chế để sử dụng trong các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng.

Ưu tiên quan trọng nhất trong công cuộc tái thiết của Thổ Nhĩ Kỳ theo các chuyên gia không phải số lượng các tòa nhà mới mà là tái quy hoạch thành phố. Ảnh: Reuters

Ưu tiên quan trọng nhất trong công cuộc tái thiết của Thổ Nhĩ Kỳ theo các chuyên gia không phải số lượng các tòa nhà mới mà là tái quy hoạch thành phố. Ảnh: Reuters

Theo một ước tính được đưa ra bởi JP Morgan, công cuộc tái thiết tại các vùng bị động đất ảnh hưởng tại Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt là chi phí xây dựng lại nhà ở, đường dây truyền tải và cơ sở hạ tầng có thể tiêu tốn 25 tỷ USD, tương đương 2.5% GDP. Tuy nhiên có những ước tính đưa ra con số còn cao hơn nhiều, ví dụ như một báo cáo khác từ hiệp hội doanh nghiệp Turkonfed ước tính thiệt hại về nhà ở do động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ là 70,8 tỷ USD.

Tuy nhiên trước mắt, câu hỏi quan trọng nhất đặt ra với việc tái xây dựng cơ sở hạ tầng ở Thổ Nhĩ Kỳ không phải là bao lâu hay bao nhiêu mà là vấn đề về an toàn và quy hoạch. Các trận động đất đã cho thấy sự yếu kém của cơ sở hạ tầng Thổ Nhĩ Kỳ do chúng đã tàn phá cả các tòa nhà hiện đại như bệnh viện, trường học lẫn các tòa nhà cổ như nhà thờ Hồi giáo.

Trong bối cảnh đó, một số chuyên gia bày tỏ lo ngại rằng khung thời gian tái thiết đầy tham vọng của chính phủ là không đủ để cân nhắc tất cả các khía cạnh và sữa chữa những sai lầm trong quá khứ. Reuters trích dẫn các chuyên gia cho biết chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cần thực thi nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn, đặc biệt là các tiêu chuẩn phòng chống địa chấn khi nhiều nơi bị ảnh hưởng nằm trên khu vực đứt gãy địa chất thường xảy ra thảm họa.

Nhận định về vấn đề này, ông Esin Koymen, cựu giám đốc Phòng Kinh tế Istanbul cho biết, chính phủ không những cần thay thế các tòa nhà bị phá hủy mà còn phải quy hoạch lại các thành phố dựa trên dữ liệu khoa học. Một trong những điều cần lưu ý chính là không xây dựng trên các đường đứt gãy và rút ra bài học từ những sai lầm trong quá khứ.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Giá dầu và giá vàng thế giới tăng sau khi Israel được nghi đã tấn công Iran ngày 19/4/2024. Ảnh: The Star

Giá dầu tăng 3% sau tin Israel tấn công Iran

Tin tức về các cuộc tấn công được nghi là do Israel tiến hành gần căn cứ không quân ở thành phố Isafahan, miền trung Iran ngày 19/4 nổ ra, làm dấy lên lo ngại về xung đột mở rộng tại Trung Đông, đẩy giá dầu và giá vàng thế giới ngay lập tức gia tăng.
Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro. Ảnh: AP

Venezuela đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador

Ngày 16/4, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribbean (CELAC) đã ra lệnh đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador nhằm thể hiện sự đoàn kết với Mexico trong cuộc đối đầu ngoại giao với Ecuador.