Thông điệp Liên bang của Tổng thống Putin: 'Nước Nga không thể bị đánh bại'

NHÀ NƯỚC NGA
20:56 - 21/02/2023
Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc Thông điệp Liên bang. Ảnh: Sputnik
Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc Thông điệp Liên bang. Ảnh: Sputnik
0:00 / 0:00
0:00
Ngày 21/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc Thông điệp Liên bang với nội dung trọng tâm liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, việc nền kinh tế Nga vượt qua lệnh trừng phạt và tuyên bố đình chỉ hiệp ước hạt nhân với Mỹ. 

Nước Nga không thể bị đánh bại

“Chúng ta đang trong thời kỳ khó khăn, quan trọng khi những thay đổi sâu sắc đang diễn ra trên toàn thế giới", Tổng thống Nga Putin mở đầu bài diễn văn Thông điệp Liên bang tại hội trường tòa nhà Gostiny Dvor, trung tâm thủ đô Moscow hôm nay. "Chúng ta sẽ từng bước quyết định các nhiệm vụ của chiến dịch quân sự đặc biệt".

Ông Putin tuyên bố, nước Nga “đang làm mọi thứ có thể để giải quyết vấn đề Donbass một cách hòa bình, đàm phán một cách hòa bình để thoát khỏi cuộc xung đột khó khăn này. Tuy nhiên, sau lưng chúng ta, phương Tây đã chuẩn bị cho một một kịch bản rất khác. Ukraine đã tổ chức các cuộc đàm phán với phương Tây về cung cấp vũ khí trước khi chiến dịch quân sự bắt đầu”.

Ông Putin cáo buộc phương Tây khơi mào cuộc xung đột ở Ukraine. Ảnh: Sputnik

Ông Putin cáo buộc phương Tây khơi mào cuộc xung đột ở Ukraine. Ảnh: Sputnik

Người đứng đầu Điện Kremlin cáo buộc phương Tây là bên khơi mào cuộc xung đột ở Ukraine và họ đang tìm cách biến cuộc xung đột Ukraine thành cuộc đối đầu toàn cầu với Nga.

“Họ không cho chúng ta bất kỳ sự lựa chọn nào khác để bảo vệ nước Nga và người dân, ngoài lựa chọn mà chúng ta buộc phải sử dụng hiện nay”, ông Putin nói, đồng thời nhấn mạnh: “Phương Tây phải nhận ra rằng họ không không thể đánh bại Nga trên chiến trường”.

4 vùng mới sáp nhập

Trong Thông điệp Liên bang, Tổng thống Nga Putin cũng gửi lời nhắn tới người dân ở 4 của vùng Ukraine mới sáp nhập vào Nga. "Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đến người dân Lugansk, Donetsk, Kherson và Zaporizhia. Chính các bạn quyết định tương lai của mình. Các bạn đã lựa chọn đi cùng với nước Nga".

Hồi tháng 10/2022, ông Putin đã ký luật sáp nhập 4 vùng của Ukraine vào lãnh thổ Nga sau các cuộc trưng cầu dân ý gây tranh cãi và không được Kiev và phương Tây công nhận.

Nền kinh tế Nga vượt qua rủi ro

Nhà lãnh đạo Nga khẳng định nền kinh tế đất nước có thể xoay sở để vượt qua những rủi ro mới từ hàng loạt các lệnh trừng phạt của phương Tây. “Nền kinh tế Nga đã vượt qua những rủi ro phát sinh, mà nhiều trong số đó không thể dự báo trước được”, ông nói.

Ông cho rằng Moscow có thể giảm được tỷ lệ thất nghiệp, bất chấp các thách thức. “So với trước đây, thị trường lao động hiện nay trở nên thoải mái hơn. Trước đại dịch, chúng ta từng có tỷ lệ thất nghiệp là 4,7%, nhưng bây giờ con số này là 3,7%”.

Quang cảnh buổi đọc Thông điệp Liên bang của Tổng thống Nga Putin. Ảnh: Sputnik

Quang cảnh buổi đọc Thông điệp Liên bang của Tổng thống Nga Putin. Ảnh: Sputnik

"Họ muốn khiến người dân Nga gặp khó khăn, nhưng tính toán của họ đã không thành hiện thực. Nền kinh tế và cách quản lý của Nga đã mạnh hơn nhiều so với họ nghĩ", ông Putin nói.

Ngoài ra, ông Putin cho biết chính quyền đã phân bổ tài chính để hỗ trợ nền kinh tế và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và người dân.

"Vào tháng 3 năm ngoái, chính phủ đưa công bố một gói biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế với tổng số tiền khoảng 1.000 tỷ Ruble. Tôi muốn các bạn chú ý đến điều này. Kế hoạch này đang được thực hiện trên cơ sở thị trường vững chắc", ông Putin nói.

Đề cập đến vấn đề lạm phát, ông tuyên bố Nga tự tin lạm phát sẽ đạt mức mục tiêu 4% trong quý II/2023. Ông đồng thời so sánh rằng: “Ở một số nước EU, mức lạm phát đã là 17%, 12%, 20%. Chỉ số này ở Nga hiện là gần 5%”.

Bất chấp việc đồng Ruble bị giới hạn, các ngân hàng Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế, ông Putin cho biết: "Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với các đối tác để phát triển một hệ thống thanh toán quốc tế ổn định, an toàn, độc lập với đồng USD và các loại tiền tệ dự trữ khác của phương Tây”.

Đình chỉ tham gia Hiệp ước New START

Đề cập đến lực lượng hạt nhân, Tổng thống Putin cho biết Nga đã trang bị hệ thống mới nhất cho lực lượng này với mức độ lên tới 91,3%. "Tất cả lực lượng của quân đội chúng ta phải có chất lượng cao như nhau", ông nói.

Đồng thời, ông Putin tuyên bố Nga sẽ đình chỉ việc tham gia Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START) với Mỹ. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo này khẳng định Nga không rút khỏi hiệp ước, mà chỉ đình chỉ tham gia.

New START hiện là trụ cột duy nhất còn lại trong việc kiểm soát hạt nhân song phương giữa Moscow và Washington. Hiệp ước được hai nước thực thi từ năm 2011. Đến năm 2021, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký gia hạn New START thêm 5 năm, kéo dài thỏa thuận đến năm 2026.

Trước khi kết thúc bài diễn văn kéo dài 1 giờ 45 phút, ông Putin đã gửi lời cảm ơn các thành viên của lực lượng vũ trang, các tình nguyện viên và người dân đang hỗ trợ đất nước. “Nga sẽ đáp trả mọi thách thức bởi vì tất cả chúng ta là một quốc gia duy nhất. Chúng ta là một dân tộc lớn, đoàn kết. Chúng ta tự tin vào sức mạnh của mình. Sự thật luôn ở bên chúng tôi. Cảm ơn các bạn”, ông nhấn mạnh.

Theo Sputnik, đây là bài phát biểu dài nhất của ông Putin trước Quốc hội Liên bang. Năm ngoái, ông Putin đã không tổ chức sự kiện này như thông lệ. Hồi tháng 4/2021, ông Putin đọc Thông điệp Liên bang trong 1 giờ 19 phút. Năm 2018, ông có bài phát biểu dài nhất, với thời lượng 1 giờ 55 phút, còn năm 2004 và 2005, ông chỉ phát biểu trong 48 phút.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Giá dầu và giá vàng thế giới tăng sau khi Israel được nghi đã tấn công Iran ngày 19/4/2024. Ảnh: The Star

Giá dầu tăng 3% sau tin Israel tấn công Iran

Tin tức về các cuộc tấn công được nghi là do Israel tiến hành gần căn cứ không quân ở thành phố Isafahan, miền trung Iran ngày 19/4 nổ ra, làm dấy lên lo ngại về xung đột mở rộng tại Trung Đông, đẩy giá dầu và giá vàng thế giới ngay lập tức gia tăng.
Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro. Ảnh: AP

Venezuela đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador

Ngày 16/4, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribbean (CELAC) đã ra lệnh đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador nhằm thể hiện sự đoàn kết với Mexico trong cuộc đối đầu ngoại giao với Ecuador.