Tiến sĩ Cấn Văn Lực nêu 10 thách thức với thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Trong bối cảnh thị trường đang dần hồi phục, theo Tiến sĩ Cấn Văn Lực, trái phiếu doanh nghiệp vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian sắp tới.

Tại hội thảo "Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp hướng tới chuyên nghiệp bền vững" do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức sáng 16/8, ông Hoàng Văn Thu, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đánh giá, sau thời kỳ trầm lắng do một số sai phạm trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, với nỗ lực chỉ tạo từ Chính phủ, bộ ngành, cơ quan quản lý Nhà nước, thị trường trái phiếu đã đi vào hoạt động ổn định.

Trong 7 tháng đầu năm 2024 có 183 đợt phát hành thành công, tổng giá trị huy động 174.000 tỷ đồng, tăng 2,78 lần so với năm 2023. Đối với hoạt động phát hành trái phiếu ra công chúng, trong 7 tháng 2024, UBCKNN đã cấp phép và phát hành trị giá gần 30.000 tỷ đồng, con số này chưa bao gồm số liệu trái phiếu của công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ.

Theo mục tiêu phát triển trái phiếu doanh nghiệp được Chính phủ phê duyệt, quy mô thị trường đến 2025 đạt 20% GDP và đến 2030 đạt 30% GDP. UBCKNN đã xây dựng chiến lược phát triển thị trường và được Chính phủ phê duyệt.

“Để đạt được mục tiêu này không dễ dàng. Bởi làm sao để quản lý chặt chẽ theo hướng bền vững song vẫn tạo điều kiện cho tổ chức kinh tế huy động vốn. Ngoài cơ quan quản lý, các chủ thể tham gia vào thị trường trái phiếu còn có đơn vị phát hành, đơn vị cung cấp dịch vụ, tư vấn và nhà đầu tư,” ông Hoàng Văn Thu đánh giá.

Đồng quan điểm với ông Hoàng Văn Thu, Tiến sĩ Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện đào tạo và nghiên cứu BIDV cũng nhận định thị trường trái phiếu năm 2023 và 2024 đã phục hồi so với năm 2022 – năm được đánh giá là “kinh khủng nhất” của thị trường trái phiếu từ trước đến nay.

Bên cạnh hoạt động phát hành phục hồi khá tích cực, xu hướng mua lại trái phiếu doanh nghiệp cũng đã giảm dần, với khoảng hơn 38,4 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đã được mua lại trước hạn trong nửa đầu năm 2024, giảm 64% so với cùng kỳ.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp được kỳ vọng phục hồi tích cực hơn nữa trong những tháng cuối năm 2024, trong bối cảnh kinh tế vĩ mô được dự báo khả quan, lạm phát trong tầm kiểm soát, chiến lược tài chính đặt mục tiêu phát triển quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt lần lượt 20% GDP vào cuối năm 2025 và 25% cuối năm 2030…

Tiến sĩ Cấn Văn Lực nêu 10 thách thức với thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Tiến sĩ Cấn Văn Lực đánh giá thị trường trái phiếu vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Minh Phong - MekongASEAN

“Tuy nhiên, thị trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Đầu tiên là, sự phục hồi của hoạt động phát hành trái phiếu chưa đồng bộ với cơ cấu nhà phát hành chủ yếu vẫn là tổ chức tín dụng (TCTD - chiếm tới 67,2% tổng lượng phát hành) và doanh nghiệp bất động sản (chiếm 21,5%), các lĩnh vực khác chỉ chiếm tỷ trọng rất hạn chế trong 7 tháng đầu năm 2024,” Tiến sĩ Cấn Văn Lực cho biết.

Số lượng doanh nghiệp chậm hoặc hoãn thanh toán trái phiếu đáo hạn là khá lớn. Theo tính toán của FiinGroup, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp chậm thanh toán đến tháng 7/2024 ước khoảng 209,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 21% dư nợ toàn thị trường, trong đó nhóm ngành bất động sản chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 68% giá trị chậm trả.

Theo Tiến sĩ Cấn Văn Lực, thị trường trái phiếu phục hồi khi so sánh với mức nền thấp của 2 năm trước. Bên cạn đó, số lượng trái phiếu mới chủ yếu vẫn do ngân hàng phát hành, chiếm khoảng 56% năm 2023 và 67% trong 7 tháng đầu năm 2024.

“Ta không quá ngạc nhiên về điều này, khi ngân hàng thương mại có nhu cầu rất lớn để phát hành trái phiếu, nhằm tăng vốn cấp 2, đảm ứng yêu cầu an toàn vốn theo thông lệ quốc tế. Vấn đề ở đây là tỷ trọng, mức 60% - 70% là rất lớn," Tiến sĩ Cấn Văn Lực cho biết.

Tuy nhiên, trái phiếu ngân hàng khá an toàn khi mục đích sử dụng vốn rất rõ (chủ yếu tăng vốn cấp 2), được quản lý chặt chẽ bởi Ngân hàng Nhà nước, có kiểm toán độc lập cả quốc tế lẫn trong nước. Đối với nhà phát hành là ngân hàng, việc nợ quá hạn trái phiếu là không xảy ra.

Theo ông Cấn Văn Lực, thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian sắp tới, trong đó có 10 vấn đề đáng chú ý như sau:

Niềm tin của nhà đầu tư cần thời gian để phục hồi sau những sai phạm nghiêm trọng trên thị trường thời gian qua.

Hoạt động phát hành phục hồi không đồng đều, khi tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp bất động sản chiếm 90% lượng phát hành, các lĩnh vực khác chỉ chiếm tỉ trọng rất hạn chế.

Trái phiếu doanh nghiệp chậm thanh toán đến tháng 7/2024 ước khoảng 209,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 21% dư nợ trái phiếu doanh nghiệp toàn thị trường. Đây chưa tính số lượng trái phiếu các nhà phát hành đàm phán để giãn nợ trong thời gian vừa qua.

Rủi ro lan truyền và liên thông giữa thị trường ngân hàng – chứng khoán – bất động sản (BĐS) vẫn luôn tiềm ẩn. Đến cuối tháng 6/2024, các tổ chức tín dụng cho vay lĩnh vực BĐS với dư nợ khoảng 3,02 triệu tỷ đồng, chiếm 21,5% tổng dư nợ của nền kinh tế; nhiều tài sản đảm bảo tín dụng là BĐS (khoảng 65%); khoảng 40% lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành được nắm giữ bởi ngân hàng thương mại (NHTM); vốn hóa ngân hàng thương mại niêm yết chiếm khoảng 30% và doanh nghiệp BĐS hiện nay chiếm khoảng 12% tổng vốn hóa thị trường chứng khoán.

Quy mô thị trường còn rất nhỏ, quy mô dư nợ trái phiếu doanh nghiệp hiện nay là khoảng 10% GDP (cuối năm 2023). Bình quân của khu vực ASEAN là 25% – 30%, của Hàn Quốc là 96%.

Thị trường phát triển chủ yếu dựa vào phát hành riêng lẻ. Phát hành riêng lẻ chiếm hơn 90% tổng giá trị phát hành, dẫn tới rủi ro tiềm ẩn cao hơn (do chất lượng cả nhà đầu tư và trái phiếu.

Cơ cấu nhà đầu tư còn nhiều bất cập, tổ chức tín dụng vẫn là nhà đầu tư chính, trong khi các nhà đầu tư tổ chức khác chiếm tỷ trọng nhỏ, trong khi các nhà đầu tư tổ chức khác như công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán…còn chiếm tỷ trọng nhỏ.

Thể chế chính sách chưa hoàn hiện, những quy định chặt chẽ hơn của nghị định 65/2022/NĐ-CP chưa được đánh giá, rà soát.

Cơ sở hạ tầng của thị trường còn bất cập, một số thông tin về quy mô phát hành, cơ cấu nhà đầu tư… chưa được cập nhật đầy đủ, kịp thời; hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp tập trung mới đưa vào vận hành được hơn một năm…, cũng có ảnh hưởng đến công tác quản lý và tính thanh khoản của thị trường.

Nhận thức và mức độ hiểu biết của nhà đầu tư còn hạn chế, dẫn đến xảy ra tâm lý đám đông, đầu tư chỉ quan tâm đến lãi suất, bất chấp rủi ro.

Thủ tướng bổ nhiệm 2 Thứ trưởng Bộ Xây dựng

Thủ tướng bổ nhiệm 2 Thứ trưởng Bộ Xây dựng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký các quyết định bổ nhiệm 2 Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
Trung Quốc bảo đảm xả lũ thượng nguồn sông Lô ở mức nhỏ nhất

Trung Quốc bảo đảm xả lũ thượng nguồn sông Lô ở mức nhỏ nhất

Trước thông tin Trung Quốc chuẩn bị xả lũ đập thuỷ điện Ma Lù Thàng (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, thượng nguồn sông Lô), Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Trung Quốc đã khẩn trương làm việc với Bộ Ngoại giao Trung Quốc và tỉnh Vân Nam.
UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật ông Đặng Quốc Khánh

UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật ông Đặng Quốc Khánh

UBKT Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang nhiệm kỳ 2020-2025 và ông Đặng Quốc Khánh - nguyên Bí thư Tỉnh uỷ.
Hà Nội: Ảnh hiện trạng nước lũ sông Hồng tại cầu Chương Dương

Hà Nội: Ảnh hiện trạng nước lũ sông Hồng tại cầu Chương Dương

Mực nước sông Hồng dâng cao và chảy siết do lũ ở thủ đô Hà Nội trong những ngày qua khiến giao thông qua cầu Chương Dương bị hạn chế để đảm bảo an toàn.
Lưu lượng nước về hồ Thủy điện Thác Bà đang giảm dần

Lưu lượng nước về hồ Thủy điện Thác Bà đang giảm dần

Tại thời điểm 13h30 ngày 11/9, công trình hồ Thủy điện Thác Bà an toàn, lượng nước về hồ đang giảm dần, đạt 2.992 m3/s; lưu lượng xả 3.005 m3/s.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Liên bang Nga

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Liên bang Nga

Với 30 hoạt động chính thức cấp cao và hoạt động bên lề, chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, hoàn thành các mục tiêu, yêu cầu đề ra.
Hải Dương di dời người dân ra khỏi nơi tiềm ẩn nguy hiểm

Hải Dương di dời người dân ra khỏi nơi tiềm ẩn nguy hiểm

Trong ngày hôm nay (11/9), Hải Dương thực hiện di dời những người dân còn ở khu vực bãi ngoài đê tiềm ẩn nguy hiểm vào nơi an toàn. Trước mắt tỉnh sẽ hỗ trợ mỗi huyện, thị xã, thành phố 5 tỷ đồng để khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 3.
Mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội có thể đạt đỉnh vào trưa 11/9, dưới báo động 3

Mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội có thể đạt đỉnh vào trưa 11/9, dưới báo động 3

Đài khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ vừa phát đi thông tin lũ khẩn cấp trên sông Lục Nam, sông Cầu, sông Phó Đáy và cảnh báo lũ trên hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình.
Hồ thủy điện Thác Bà vẫn đang vận hành ổn định

Hồ thủy điện Thác Bà vẫn đang vận hành ổn định

Sáng 11/9, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã đến thị sát tình hình hồ thủy điện Thác Bà (tỉnh Yên Bái) và kiểm tra công tác vận hành công trình này.
Hải Dương phát lệnh báo động 2 trên sông Luộc

Hải Dương phát lệnh báo động 2 trên sông Luộc

Tối 10/9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương có Công điện hỏa tốc số 12/CĐ-PCTT&TKCN về việc phát lệnh báo động 2 trên sông Luộc.
Hà Nội dự báo mưa lớn, lũ trên sông Hồng vượt mức báo động 2

Hà Nội dự báo mưa lớn, lũ trên sông Hồng vượt mức báo động 2

Theo bản tin dự báo thời tiết phát lúc 8h ngày 11/9 của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, qua vệ tinh, số liệu định vị sét và ảnh ra đa thời tiết cho thấy đang có vùng mây đối lưu từ phía khu vực Bắc Ninh có xu hướng di chuyển và mở rộng về phía TP Hà Nội.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống Liên bang Nga Putin

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống Liên bang Nga Putin

Chiều 10/9 (theo giờ địa phương), tiếp tục chuyến thăm chính thức Liên bang Nga, tại Điện Kremlin, Thủ đô Moscow, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin.
Hưng Yên phát lệnh báo động 2 trên tuyến đê tả sông Hồng

Hưng Yên phát lệnh báo động 2 trên tuyến đê tả sông Hồng

Mực nước trên sông Hồng hồi 17h ngày 10/9 tại Trạm thủy văn Hưng Yên là 6,46m (trên báo động 2 là 16cm) và tiếp tục lên. Căn cứ vào mực nước trên, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh phát lệnh báo động 2 trên tuyến đê tả sông Hồng kể từ 18h cùng ngày.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Phó chủ tịch Tập đoàn Gazprom

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Phó chủ tịch Tập đoàn Gazprom

Tiếp tục chương trình thăm chính thức Liên bang Nga, ngày 10/9 tại Moscow, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp ông Vitaly Markelov, Phó chủ tịch Tập đoàn Gazprom.
Cập nhật báo động lũ trên sông Hồng

Cập nhật báo động lũ trên sông Hồng

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong 7 giờ qua (từ 13-19h ngày 10/9), mực nước lũ trên sông Hồng đã tăng thêm 0,58m lên 10,20m, dưới mức báo động 2 là 0,30m.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Chiều 10/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đang có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyên góp 500 triệu đồng hỗ trợ đồng bào vùng bão lũ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyên góp 500 triệu đồng hỗ trợ đồng bào vùng bão lũ

Hưởng ứng phát động của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ngày 10/9, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức quyên góp trong toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ để ủng hộ, giúp đỡ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.
Hỗ trợ 200 tấn gạo cho 14 địa phương bị ảnh hưởng cơn bão số 3

Hỗ trợ 200 tấn gạo cho 14 địa phương bị ảnh hưởng cơn bão số 3

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 953/QĐ-TTg ngày 10/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ 14 địa phương bị ảnh hưởng cơn bão số 3 năm 2024.
Hà Nội đóng cầu Long Biên, hạn chế lưu thông đường gom Đại lộ Thăng Long

Hà Nội đóng cầu Long Biên, hạn chế lưu thông đường gom Đại lộ Thăng Long

Lo ngại nước lũ sông Hồng dâng cao và chảy siết, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội chiều nay đã cấm người đi bộ và các loại phương tiện đi lại cả hai hướng trên cầu Long Biên.
Triển khai khẩn cấp các biện pháp bảo vệ hồ thủy điện Thác Bà

Triển khai khẩn cấp các biện pháp bảo vệ hồ thủy điện Thác Bà

Hiện nay mực nước thượng lưu hồ thủy điện Thác Bà (tỉnh Yên Bái) đang ở mức rất cao, lưu lượng đến hồ vượt quá khả năng xả lũ thiết kế của hồ.
Thành phố Đà Nẵng trao quà, chia sẻ khó khăn sau bão số 3 với tỉnh Hải Dương

Thành phố Đà Nẵng trao quà, chia sẻ khó khăn sau bão số 3 với tỉnh Hải Dương

Chiều 10/9, đoàn công tác của lãnh đạo thành phố Đà Nẵng do ông Ngô Xuân Thắng, Chủ tịch HĐND thành phố làm trưởng đoàn đã đến thăm, động viên và trao quà hỗ trợ cho tỉnh Hải Dương sau cơn bão số 3 (bão Yagi).
Việt Nam đề nghị Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ lượng nước trên thượng nguồn sông Hồng

Việt Nam đề nghị Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ lượng nước trên thượng nguồn sông Hồng

Theo thông cáo ngày 10/9 của Bộ Ngoại giao, lãnh đạo Bộ Ngoại giao đã trao đổi với Đại biện lâm thời Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội về việc đề nghị phối hợp chặt chẽ trong phòng chống lũ lụt, khắc phục hậu quả do bão Yagi gây ra.
Thủ tướng: Đặt tính mạng, an toàn, sức khỏe của người dân lên trên hết

Thủ tướng: Đặt tính mạng, an toàn, sức khỏe của người dân lên trên hết

Trưa 10/9, sau khi kiểm tra tình hình lũ tại tỉnh Bắc Giang, Thủ tướng đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với các tỉnh, thành phố: Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội về công tác ứng phó mưa lũ, thiên tai, khắc phục hậu quả bão số 3.
Yên Bái: Mưa lũ làm 28 người chết và mất tích, hơn 2.300 nhà phải di dời

Yên Bái: Mưa lũ làm 28 người chết và mất tích, hơn 2.300 nhà phải di dời

Đây là thông tin được UBND tỉnh Yên Bái báo cáo với Phó Thủ tướng Lê Thành Long tại buổi kiểm tra công tác ứng phó lũ lụt tại Yên Bái sáng 10/9.
Hà Nội: Lũ sông Hồng lên nhanh, dự báo đạt mức báo động 2 trong 24 giờ tới

Hà Nội: Lũ sông Hồng lên nhanh, dự báo đạt mức báo động 2 trong 24 giờ tới

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ngày 10/9 dự báo trong 12- 24 giờ tới, lũ trên sông Hồng tại Hà Nội tiếp tục lên nhanh, đạt mức báo động 2.
Thủ tướng Chính phủ thị sát vùng lũ Bắc Giang

Thủ tướng Chính phủ thị sát vùng lũ Bắc Giang

Sáng 10/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đi thị sát tình hình, kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó mưa lũ, thiên tai, cứu hộ, cứu nạn tại tỉnh Bắc Giang - một trong những địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, thiên tai.
Hà Nội cảnh báo ngập sâu trên nhiều tuyến phố

Hà Nội cảnh báo ngập sâu trên nhiều tuyến phố

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia lưu ý, hơn 75 tuyến phố ở Hà Nội có khả năng ngập sâu hơn với độ sâu 25-30 cm trong những giờ tới.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Sáng 10/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
Hà Nội: Hạn chế qua cầu Chương Dương, cảnh báo ngập lụt

Hà Nội: Hạn chế qua cầu Chương Dương, cảnh báo ngập lụt

Sáng sớm 10/9, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội có thông báo về việc tổ chức lại giao thông do ảnh hưởng của bão số 3 và nước sông Hồng dâng cao, trong đó có cấm nhiều loại phương tiện lưu thông trên cầu Chương Dương.
Lũ lụt trên diện rộng tại các tỉnh miền núi phía Bắc

Lũ lụt trên diện rộng tại các tỉnh miền núi phía Bắc

Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, lũ trên các sông Thao, sông Cầu, sông Lục Nam, sông Thương, sông Lô đang lên cao trên dưới mức báo động 3, gây ngập lụt tại nhiều địa phương như Yên Bái, Bắc Giang, Thái Nguyên, Lào Cai.
Khẩn trương cung cấp lương thực cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Khẩn trương cung cấp lương thực cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện ngày 9/9 về việc khẩn trương cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm phục vụ đời sống của người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Phiên họp thứ ba Ủy ban Hợp tác liên nghị viện Việt Nam - Liên bang Nga

Phiên họp thứ ba Ủy ban Hợp tác liên nghị viện Việt Nam - Liên bang Nga

Phiên họp là cơ hội để hai bên thảo luận, đánh giá tình hình, xác định những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các thỏa thuận hợp tác đồng thời đề ra các giải pháp tháo gỡ.
Thúc đẩy hợp tác song phương Việt Nam - Liên bang Nga

Thúc đẩy hợp tác song phương Việt Nam - Liên bang Nga

Trưa 9/9 (giờ địa phương), Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga Vyacheslav Victorovich Volodin đã chủ trì lễ đón và hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của cơn bão số 3

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của cơn bão số 3

Trước tác động nặng nề của bão số 3, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi lời cảm thông và chia buồn sâu sắc đến gia đình các nạn nhân bị ảnh hưởng do bão lũ, đồng thời chỉ đạo ưu tiên cứu người, đảm bảo không người dân nào bị đói ăn, thiếu mặc.
Sửa Luật Đầu tư công: Đề xuất sửa đổi 5 nhóm chính sách

Sửa Luật Đầu tư công: Đề xuất sửa đổi 5 nhóm chính sách

Ngày 9/9, tại Đà Nẵng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội thảo lấy ý kiến các tỉnh, thành phố thuộc vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và vùng Tây Nguyên về dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).
Sạt lở hàng loạt tuyến quốc lộ tại Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Bắc Kạn, Thanh Hóa

Sạt lở hàng loạt tuyến quốc lộ tại Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Bắc Kạn, Thanh Hóa

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, mưa lớn kéo dài đã gây ra nhiều vụ sạt lở trên các tuyến quốc lộ tại Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Bắc Kạn, Thanh Hóa.
Xem thêm