Truyền thông Nga đưa tin, sắc lệnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin và nội dung tài liệu học thuyết hạt nhân đã được đăng trên trang web chính thức công bố các đạo luật pháp lý. Sắc lệnh có hiệu lực ngay lập tức kể từ ngày 19/11.
Phiên bản trước đó của học thuyết hạt nhân Nga đã được phê duyệt vào tháng 6/2020, thay thế văn bản tương tự đã có hiệu lực trong 10 năm.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: TASS |
Nguyên tắc cơ bản của học thuyết hạt nhân nhấn mạnh rằng việc sử dụng vũ khí hạt nhân là biện pháp cuối cùng để bảo vệ chủ quyền của đất nước. Đồng thời, sự xuất hiện của các mối đe dọa và rủi ro quân sự mới đã thúc đẩy Nga làm rõ các điều kiện sử dụng vũ khí hạt nhân.
Học thuyết hạt nhân sửa đổi đã mở rộng phạm vi các quốc gia và liên minh quân sự chịu sự răn đe hạt nhân, cũng như danh sách các mối đe dọa quân sự mà sự răn đe đó được thiết kế để chống lại.
Tài liệu nêu rõ rằng Nga hiện sẽ coi bất kỳ cuộc tấn công nào của một quốc gia phi hạt nhân được một cường quốc hạt nhân hỗ trợ là một cuộc tấn công chung. Moscow cũng bảo lưu quyền xem xét phản ứng hạt nhân đối với cuộc tấn công bằng vũ khí thông thường đe dọa chủ quyền; cuộc tấn công bằng máy bay, tên lửa và máy bay không người lái của đối phương trên diện rộng nhắm vào lãnh thổ Nga, việc các khí tài này vượt qua biên giới Nga và một cuộc tấn công vào đồng minh Belarus của Nga.
Tại cuộc họp báo cùng ngày, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết học thuyết hạt nhân sửa đổi là tài liệu "rất quan trọng", cần được phân tích sâu rộng ở cả trong nước và nước ngoài.
Mỹ và phương Tây chưa bình luận về thông tin này.
Các động thái mới nhất của Nga diễn ra chỉ một ngày sau khi truyền thông phương Tây dẫn các nguồn tin ẩn danh cho biết chính quyền Tổng thống Joe Biden có thể đã cho phép Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS do nước này cung cấp để nhắm vào các địa điểm bên trong biên giới trước năm 2014 của Nga.
Tuy nhiên, Nhà Trắng đến nay vẫn chưa đưa ra bất kỳ tuyên bố chính thức nào. Nếu được xác nhận, đây sẽ là quyết định do Mỹ đưa ra sau nhiều tháng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi Washington cho phép quân đội Kiev sử dụng vũ khí viện trợ tầm xa để tấn công các mục tiêu quân sự nằm trong lãnh thổ Nga.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nga đã lên tiếng chỉ trích rằng bất kỳ động thái nào như vậy sẽ "thay đổi hoàn toàn bản chất của cuộc xung đột”. Moscow cảnh báo việc Kiev sử dụng tên lửa tầm xa để tấn công lãnh thổ Nga sẽ đồng nghĩa với việc Mỹ và các đồng minh của nước này “trực tiếp tham gia vào các hành động thù địch chống lại Nga”. Trong trường hợp này, Nga cảnh báo sẽ đưa ra phản ứng một cách “thỏa đáng và hữu hình”.
Bình luận về khả năng Ukraine có thể sử dụng tên lửa ATACMS với tầm bắn 300km do Mỹ sản xuất để tấn công vào mục tiêu quân sự trên lãnh thổ vùng biên giới Kursk của Nga, người phát ngôn Dmitry Peskov cho biết quân đội nước này đang theo dõi chặt chẽ tình hình.
Tổng thống Nga cảnh báo dùng vũ khí hạt nhân nếu bị đe dọa Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo phương Tây rằng Moscow có thể sử dụng tất cả các phương tiện sẵn có để tự vệ nếu chủ quyền hoặc toàn vẹn lãnh thổ của nước này bị đe dọa. |
Tổng thống Putin: ‘Nga cân nhắc khôi phục sản xuất tên lửa tầm trung' Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Moscow đang xem xét lập trường về việc tiếp tục sản xuất và triển khai tên lửa có khả năng hạt nhân tầm trung và tầm ngắn sau sự sụp đổ của Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân tầm trung (INF). |
Nga cảnh báo chính sách của Mỹ có thể gây thảm họa hạt nhân Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cảnh báo các chính sách của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang đẩy thế giới tới bờ vực của thảm họa hạt nhân, trong bối cảnh hàng loạt diễn biến căng thẳng đang xảy ra hiện nay. |
Bộ Quốc phòng Nga công bố hình ảnh về cuộc tập trận hạt nhân Ngày 29/10, Bộ Quốc phòng Nga đã tiến hành các cuộc tập trận của lực lượng răn đe chiến lược, trong đó bao gồm các vụ phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa và hành trình từ các bệ phóng trên không, trên biển và trên bộ. |
Nga cảnh báo phương Tây về việc cung cấp tên lửa cho Ukraine Tối ngày 18/11, Nga đưa ra cảnh báo tới Mỹ cũng như các đồng minh rằng bất kỳ hành động sử dụng tên lửa tầm xa nào của Ukraine nhằm tấn công sâu vào lãnh thổ nước này đều được coi như một “sự tham gia trực tiếp” của phương Tây vào cuộc xung đột. |