Theo Guardian, 11 lá thư bao gồm các giấy mời và các lời đề nghị sẽ giúp người đọc đạt được những hiểu biết sâu sắc về thói quen đọc sách của tác giả này cũng như các dự án văn học của ông. Đồng thời, những bức thư chưa từng được tiết lộ này cũng giúp hiểu thêm về những chi tiết của chuyến đi đến Thụy Sĩ được ông kể cho một người bạn của mình.
Các bức thư nằm trong số hơn 300 vật phẩm được Bảo tàng Charles Dickens mua lại từ một nhà sưu tập người Mỹ vào năm 2020. Bộ sưu tập này bao gồm đồ vật cá nhân, chân dung, bản phác thảo, vở kịch và sách với trị giá 2,1 triệu USD. Được bảo tàng mua lại với sự giúp đỡ của Quỹ Tưởng niệm Di sản Quốc gia, Quỹ Nghệ thuật, Những người bạn của Thư viện Quốc gia và Học bổng Dickens, bộ sưu tập này là một cơ hội quý giá cho nhiều nhà nghiên cứu hiểu thêm được về tác giả của cuốn tiểu thuyết David Copperfield.
Các lá thư sẽ tiết lộ thêm về đời sống, thói quen và các dự án của ông Charles Dickens. Ảnh: Kirsty O’Connor/PA |
Guardian cũng trích dẫn bà Emily Dunbar, người phụ trách Bảo tàng Charles Dickens ở London, cho biết: “Một trong những điều tuyệt vời nhất về bộ sưu tập các bức thư này là nó cho thấy cách hành văn của ông Dickens ở lần lượt các độ tuổi 30, 40, 50 cùng nhiều chủ đề khác nhau đang chiếm lấy tâm trí của ông.
Ví dụ như trong một bức thư ngày 10/2/1866, tác giả của những tác phẩm kinh điển như Oliver Twist và A Christmas Carol đã phàn nàn về việc mất hàng hóa bưu điện của mình. Ông cho biết: “Tôi xin được nói rằng tôi nhất quyết phản đối việc gây ra bất kỳ sự bất tiện nào như vậy cho bản thân” và đe dọa sẽ rời khỏi ngôi làng của mình.
Theo bà Emily, bức thư phàn nàn này là một ví dụ tuyệt vời về tầm quan trọng và nhận thức về danh tiếng cũng như vị trí trong xã hội của ông Charles Dickens.
Các lá thư nằm trong bộ sưu tập trị giá 2,1 triệu USD (1,8 triệu bảng Anh). Ảnh: Charles Dickens Museum |
Các bức thư này chưa từng được công bố về Charles Dickens. Ảnh: Charles Dickens Museum |