Trung Quốc kêu gọi 'cảnh giác' việc NATO muốn mở văn phòng đại diện tại châu Á'

TRUNG QUỐC NATO
17:58 - 04/05/2023
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh. Ảnh: Reuters
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Trung Quốc kêu gọi các quốc gia khu vực châu Á – Thái Bình Dương cần phải “cảnh giác cao độ”, sau khi truyền thông đưa tin NATO đang có kế hoạch mở văn phòng liên lạc đầu tiên tại Nhật Bản.

Theo Reuters, phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 4/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh nhấn mạnh châu Á là “một miền đất hứa cho sự hợp tác và phát triển”, “không nên trở thành đấu trường địa chính trị”.

“Việc NATO liên tục mở rộng về phía đông ở châu Á – Thái Bình Dương, can thiệp vào các vấn đề khu vực, âm mưu phá hoại hòa bình và ổn định khu vực, đồng thời thúc đẩy đối đầu trong khối, cho thấy các quốc gia trong khu vực cần phải cảnh giác cao độ”, bà Mao Ninh nói.

Bình luận của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc được đưa ra sau khi Nikkei Asia ngày 3/5 đưa tin, NATO đang lên kế hoạch mở văn phòng liên lạc đầu tiên ở châu Á tại Nhật Bản vào năm 2024. Văn phòng này sẽ cho phép NATO tiến hành tham vấn định kỳ với Nhật Bản và các đối tác quan trọng trong khu vực như Hàn Quốc, Australia và New Zealand.

Khi được yêu cầu bình luận về thông tin trên, người phát ngôn NATO Oana Lungescu cho biết: “Về kế hoạch mở văn phòng liên lạc tại Nhật Bản, chúng tôi sẽ không đi vào chi tiết các cuộc thảo luận đang diễn ra giữa các đồng minh NATO.

Nhìn chung, NATO có văn phòng và các thỏa thuận liên lạc với một số tổ chức và các quốc gia đối tác. Đồng thời các đồng minh thường xuyên đánh giá các thỏa thuận liên lạc đó để đảm bảo rằng chúng phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của cả NATO và các đối tác của chúng tôi”.

Bà cũng khẳng định mối quan hệ đối tác chặt chẽ giữa NATO và Nhật Bản đang tiếp tục phát triển.

Ý tưởng về việc mở văn phòng liên lạc lần đầu tiên được thảo luận giữa Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg trong chuyến thăm Tokyo hồi cuối tháng 1.

Trung Quốc kêu gọi 'cảnh giác' việc NATO muốn mở văn phòng đại diện tại châu Á' ảnh 1

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, ngày 31/1. Ảnh: Getty Images

Theo một nguồn tin, vào giữa tháng 4, NATO đã đưa ra dự thảo đề xuất với 31 thành viên.

Trong nhiều trường hợp, nước sở tại sẽ cung cấp không gian văn phòng cho NATO. Nếu Tokyo cung cấp tài chính để một liên minh quân sự phương Tây hiện diện tại Nhật Bản, điều này sẽ đánh dấu một giai đoạn mới trong hợp tác quốc phòng giữa hai bên.

NATO đã thành lập các văn phòng liên lạc tương tự tại Liên Hợp Quốc ở New York, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) ở Vienna, cũng như ở Georgia, Ukraine, Bosnia và Herzegovina, Moldova và Kuwait.

Đại sứ Đan Mạch tại Nhật Bản Peter Taksoe-Jensen cho biết, văn phòng liên lạc của NATO tại Nhật Bản sẽ là văn phòng đầu tiên thuộc loại này của liên minh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Ông nhận định động thái này “không chỉ mang tính tượng trưng”. “Đây sẽ là một cách rất rõ ràng và thực tế nhằm tăng cường quan hệ giữa Nhật Bản và NATO”, ông nói.

Theo Nikkei Asia, trong vài tuần tới, NATO và Nhật Bản sẽ nâng cấp phối hợp, hướng tới ký kết Chương trình hợp tác đáp ứng nhu cầu riêng (ITPP), trước Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Vilnius, Litva vào ngày 11-12/7.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Giá dầu và giá vàng thế giới tăng sau khi Israel được nghi đã tấn công Iran ngày 19/4/2024. Ảnh: The Star

Giá dầu tăng 3% sau tin Israel tấn công Iran

Tin tức về các cuộc tấn công được nghi là do Israel tiến hành gần căn cứ không quân ở thành phố Isafahan, miền trung Iran ngày 19/4 nổ ra, làm dấy lên lo ngại về xung đột mở rộng tại Trung Đông, đẩy giá dầu và giá vàng thế giới ngay lập tức gia tăng.
Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro. Ảnh: AP

Venezuela đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador

Ngày 16/4, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribbean (CELAC) đã ra lệnh đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador nhằm thể hiện sự đoàn kết với Mexico trong cuộc đối đầu ngoại giao với Ecuador.