Về Hải Dương trải nghiệm di tích, lễ hội nghè và chùa Gia Cốc ở Thanh Miện

Về Hải Dương trải nghiệm di tích, lễ hội nghè và chùa Gia Cốc ở Thanh Miện

Nghè và chùa Gia Cốc
18:11 - 06/04/2024
Hàng năm, lễ hội nghè chùa Gia Cốc (huyện Thanh Miện, Hải Dương) được tổ chức trong 3 ngày nhằm tưởng nhớ ngày sinh của Đức Đại vương Lê Trung Hoa. Tại lễ hội sẽ diễn ra các nghi thức lễ tế, lễ rước Thành hoàng làng và các trò chơi dân gian truyền thống.
Nghè và chùa Gia Cốc tọa lạc tại thôn Gia Cốc, xã Tứ Cường, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.

Nghè và chùa Gia Cốc tọa lạc tại thôn Gia Cốc, xã Tứ Cường, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.

Theo kế hoạch của UBND xã Tứ Cường, lễ hội truyền thống nghè chùa Gia Cốc năm 2024 diễn ra trong 3 ngày từ 18 - 20/4 (tức 10 - 12/3 âm lịch). Trong đó, từ 8h - 9h ngày 18/4 (10/3 âm lịch) diễn ra khai mạc lễ hội và lễ dâng hương. Địa điểm tổ chức tại di tích nghè chùa Gia Cốc, thôn Gia Cốc, xã Tứ Cường, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.

Về công tác chuẩn bị, ngày 17/4 (tức 9/3 âm lịch), vào lúc 6h diễn ra lễ mộc dục, từ 9h - 10h diễn ra lễ cáo yết, từ 13h - 14h diễn ra lễ tế yên vị và rước ông lợn lên nghè - chùa làm lễ tế.

Ngày 18/4 (10/3 âm lịch), từ 8h - 9h diễn ra khai mạc lễ hội và lễ dâng hương; từ 9h - 11h có các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao và các trò chơi dân gian; từ 13h - 16h gồm các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các trò chơi dân gian; từ 19h - 22h tổ chức giao lưu văn nghệ.

Nghè Gia Cốc được làm theo hình chữ Nhị, phần ngoài 5 gian và 3 gian hậu cung.

Nghè Gia Cốc được làm theo hình chữ Nhị, phần ngoài 5 gian và 3 gian hậu cung.

Ngày 19/4 (11/3 âm lịch), từ 7h30’ - 10h30’ tổ chức lễ rước kiệu; 13h - 16h tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các trò chơi dân gian; 19h - 22h tổ chức giao lưu văn nghệ.

Ngày 20/4 (12/3 âm lịch), từ 7h30’ - 11h tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao và các trò chơi dân gian; 13h - 16h có các các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các trò chơi dân gian và lễ tế tạ.

Các vì kèo của nghè Gia Cốc đều được làm theo kiểu con chồng, đầu các con chồng đều được chạm khắc đề tài tứ linh, các đầu bẩy hiên được chạm khắc tứ quý.

Các vì kèo của nghè Gia Cốc đều được làm theo kiểu con chồng, đầu các con chồng đều được chạm khắc đề tài tứ linh, các đầu bẩy hiên được chạm khắc tứ quý.

Ông Vũ Văn Thủy, Chủ tịch UBND xã Tứ Cường, Trưởng ban tổ chức lễ hội cho biết, việc tổ chức lễ hội nhằm tái hiện lại các hình thức sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp của cha ông ta nhiều đời trước, gắn với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Đồng thời, tạo sự phong phú, hấp dẫn của các hoạt động dân gian trong mỗi dịp lễ hội; khơi dậy niềm tự hào về lịch sử, truyền thống văn hoá và bảo tồn, phát huy những giá trị nổi bật của di sản, thể hiện bản sắc của cộng đồng địa phương…, góp phần đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phấn đấu vươn lên, quyết tâm xây dựng quê hương Tứ Cường ngày càng văn minh, giàu đẹp.

Bên trong hậu cung nghè Gia Cốc có 3 bệ thờ, bên trái thờ Trần Hưng Đạo, ở giữa thờ Lê Trung Hoa và bên phải thờ Phạm Ngũ Lão.

Bên trong hậu cung nghè Gia Cốc có 3 bệ thờ, bên trái thờ Trần Hưng Đạo, ở giữa thờ Lê Trung Hoa và bên phải thờ Phạm Ngũ Lão.

Cụm di tích gắn liền với tên tuổi Thái sư Lê Trung Hoa

Theo bản thần tích chữ Hán do quan Thượng thư Bộ lễ Nguyễn Hiền theo lệnh vua sao lục bản chính vào năm Thuận Thiên tam niên bát nguyệt sơ tam nhật (3/8/1430) còn lưu lại tại di tích cho biết, xưa kia cụm di tích nghè và chùa Gia Cốc (hiện cụm di tích nằm ở thôn Gia Cốc, xã Tứ Cường, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương) tọa lạc trên một khu đất có cảnh đẹp lạ thường, chạy từ Tây Bắc sang Đông Nam, phía trước có đống rùa vàng làm án; đằng sau nước triều hội tụ, bên tả có rồng, bên hữu có hổ chầu, phía sau có voi phục.

Hiện nay, tuy phong cảnh của cụm di tích có thay đổi nhiều, song vẫn giữ được nhiều đặc điểm từ thuở xa xưa. Và theo quan niệm của dân gian, nhánh sông Neo chạy từ Tây Bắc xuống Đông Nam thôn Gia Cốc chính là hình ảnh của con rồng. Nhiều gò đống ở phía trước di tích chính là dấu vết của rùa vàng và hổ phục.

Tại khuôn viên của cụm di tích hiện còn có một số cây cổ thụ quanh năm xanh mát và cây gạo đang đến mùa nở hoa.

Tại khuôn viên của cụm di tích hiện còn có một số cây cổ thụ quanh năm xanh mát và cây gạo đang đến mùa nở hoa.

Các nguồn tài liệu sử sách cho biết, vào thời Lý, thôn Gia Cốc gọi là trang Gia Cốc. Sau đổi thành xã Gia Cốc, tổng Phú Mễ, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Sau Cách mạng tháng 8/1945 đổi thành thôn Gia Cốc, xã Tứ Cường, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương như hiện nay.

Chùa Gia Cốc có kiến trúc theo hình chữ Đinh gồm tiền đường 5 gian và tam bảo 3 gian…

Chùa Gia Cốc có kiến trúc theo hình chữ Đinh gồm tiền đường 5 gian và tam bảo 3 gian…

Cụm di tích nghè và chùa Gia Cốc gắn liền với tên tuổi một vị quan Thái sư thời Lý tên là Lê Trung Hoa. Ông sinh ngày 10/3 mất ngày 10/8 (chưa rõ năm). Ngay từ nhỏ, ông đã có chí lớn, văn võ song toàn. Lúc bấy giờ giặc Tống cử tướng là Hoàng Phúc đem quân sang xâm lược nước ta. Triều đình phong cho Lê Trung Hoa làm Thái sư thống lĩnh một vạn quân để chống giặc Tống. Lúc này quân Tống đóng đồn ở trấn Hải Dương, Thái sư Lê Trung Hoa chỉ huy quân đánh bên Đông, đỡ bên Tây, quân giặc tan, đất nước thanh bình trở lại, ông đem quân về trang Gia Cốc khao thưởng quân sĩ.

Bên trong chùa Gia Cốc.

Bên trong chùa Gia Cốc.

Tại trang Gia Cốc, thấy phong cảnh đẹp lạ thường nên ông đã quyết định lập trại và đóng quân tại đây. Sau khi ông mất, triều đình đã cấp tiền xây đình, miếu thờ phụng và được các triều đại phong sắc là “Thượng đẳng thần”, tự là “Đức Đại vương Thái sư”. Ông được nhân dân nơi đây tôn vinh là Thành hoàng làng và tạc tượng thờ.

Hiện nay, tại cụm di tích còn lưu giữ được 5 đạo sắc phong của vua Tự Đức năm thứ 6 (1853) phong ngày 10/11; vua Tự Đức năm thứ 31 (1878) phong lần 2; vua Đồng Khánh năm thứ 2 (1887) phong ngày 1/7; vua Duy Tân năm thứ 3 (1909) phong ngày 11/8; vua Khải Định năm thứ 9 (1924) phong ngày 25/7.

Một số bia đá cổ được lưu lại bên hiên chùa Gia Cốc.

Một số bia đá cổ được lưu lại bên hiên chùa Gia Cốc.

Góp phần tạo nên giá trị bản sắc riêng

Cũng tại cụm di tích nghè và chùa Gia Cốc, bên cạnh thờ Thái sư Lê Trung Hoa, 4 vị tướng dưới quyền ông cũng được nhân dân lập đền thờ tại 4 giáp. 3 người phụ nữ có công phục vụ trong quân đội của ông sau khi mất cũng được dân làng đặt tên cho 3 cánh đồng của làng là cánh đồng bà Cà Sứ, bà Cú Sứ và bà Mái Sứ. Hiện nay cánh đồng phía Tây Nam thôn Gia Cốc có tên Bồ Cú, phía Nam là cánh đồng Cà và phía Bắc là cánh đồng Mái.

Nghè và chùa Gia Cốc được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp Bằng công nhận di tích lịch sử - văn hóa năm 1993.

Nghè và chùa Gia Cốc được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp Bằng công nhận di tích lịch sử - văn hóa năm 1993.

Về di tích thờ Thái sư Lê Trung Hoa được khởi dựng vào năm nào thì cho đến nay chưa có cơ sở để khẳng định, bởi trong số 5 di tích (đình thờ Lê Trung Hoa, văn chỉ hàng tổng, đền thờ Mẫu, nghè Gia Cốc, chùa Gia Cốc), hiện tại chỉ còn lại 2 (nghè và chùa Gia Cốc). Hơn nữa, chính 2 di tích còn lại này đã được trùng tu vào những thời đại về sau.

Một mộ tháp tại sân chùa Gia Cốc.

Một mộ tháp tại sân chùa Gia Cốc.

Nghè Gia Cốc được làm theo hình chữ Nhị, phần ngoài 5 gian và hậu cung 3 gian, các vì kèo đều được làm theo kiểu con chồng, đầu các con chồng đều được chạm khắc đề tài tứ linh, các đầu bẩy hiên được chạm khắc tứ quý. Bên trong hậu cung có 3 bệ thờ, bên trái thờ Trần Hưng Đạo, ở giữa thờ Lê Trung Hoa và bên phải thờ Phạm Ngũ Lão. Cạnh nghè Gia Cốc là chùa Gia Cốc có kiến trúc theo hình chữ Đinh gồm tiền đường 5 gian và tam bảo 3 gian…

Với những giá trị về lịch sử, kiến trúc nghệ thuật… độc đáo, cụm di tích nghè và chùa Gia Cốc được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp Bằng công nhận di tích lịch sử - văn hóa năm 1993.

Bên trong cụm di tích nghè và chùa Gia Cốc còn có một số công trình, hạng mục cổ kính khác.

Bên trong cụm di tích nghè và chùa Gia Cốc còn có một số công trình, hạng mục cổ kính khác.

Phát huy truyền thống, đạo lý tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn”, hàng năm cán bộ và nhân dân xã Tứ Cường đã phát tâm công đức, “hằng tâm hằng sản” tu bổ, tôn tạo khu di tích, đảm bảo giữ nguyên được các đường nét kiến trúc, các đạo sắc phong, đồ tế tự…

Bên cạnh đó, lễ hội nghè chùa Gia Cốc được phục dựng với dáng vẻ gần như xưa với các nghi thức lễ, tế, rước truyền thống diễn ra trang nghiêm, cùng các trò chơi dân gian, hoạt động văn hóa văn nghệ, đáp ứng nhu cầu về tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân, du khách. Đồng thời, tăng cường tình cảm đoàn kết, gắn bó cộng đồng, góp phần tạo nên giá trị bản sắc cho mảnh đất, con người nơi đây.

Đọc tiếp