Về Hải Dương trải nghiệm lễ hội chùa Nhẫm Dương năm 2024

Về Hải Dương trải nghiệm lễ hội chùa Nhẫm Dương năm 2024

Kinh Môn Hải Dương
11:15 - 27/03/2024
Năm nay, lễ hội truyền thống chùa Nhẫm Dương sẽ được tổ chức quy mô cấp thị xã trong 3 ngày, từ 13 - 15/4 (tức mùng 5 - 7/3 âm lịch). Các nghi lễ thực hiện theo nghi thức truyền thống và trang trọng.
Chùa Nhẫm Dương tọa lạc tại phường Duy Tân, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

Chùa Nhẫm Dương tọa lạc tại phường Duy Tân, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

UBND thị xã Kinh Môn cho biết, lễ hội truyền thống chùa Nhẫm Dương năm 2024 đồng thời tổ chức lễ tưởng niệm 320 năm ngày thánh tổ Quốc sư Đạo Nam Thông Giác Thủy Nguyệt nhập niết bàn (1704 - 2024) - bậc thủy tổ khai sáng phái Tào Động Phật Giáo Việt Nam thời Hậu Lê.

Thời gian tổ chức lễ hội và lễ tưởng niệm vào lúc 8 giờ sáng ngày 13/4 (tức mùng 5/3 âm lịch), tại di tích quốc gia đặc biệt Nhẫm Dương (phường Duy Tân, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương).

Ngôi chùa được khởi dựng thời Trần với tên gọi Thánh Quang tự. Từ thế kỷ XVII, chùa trở thành chốn tổ phái Tào Động Việt Nam do Thiền sư Thủy Nguyệt trụ trì.

Ngôi chùa được khởi dựng thời Trần với tên gọi Thánh Quang tự. Từ thế kỷ XVII, chùa trở thành chốn tổ phái Tào Động Việt Nam do Thiền sư Thủy Nguyệt trụ trì.

Chùa Nhẫm Dương gồm có phật điện, nhà tổ.

Chùa Nhẫm Dương gồm có phật điện, nhà tổ.

“Đây là sự kiện văn hóa quan trọng của thị xã Kinh Môn nhằm thể hiện sự tri ân sâu sắc của thế hệ hôm nay đối với các giá trị di sản văn hóa của cha ông để lại; tôn vinh những giá trị nổi bật về lịch sử, văn hóa, khoa học, khơi dậy và nêu cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc, góp phần giáo dục, phát huy truyền thống lịch sử văn hoá, truyền thống yêu nước trong thời kỳ đổi mới”, bà Mạc Thị Huyền, Phó Chủ tịch UBND thị xã Kinh Môn cho biết.

Tại nhà tổ của chùa Nhẫm Dương có bức tượng mô phỏng lại tích Vua sám hối với tổ Tông Diễn, vị tổ thứ hai của thiền phái Tào Động Việt Nam. Tượng gồm một vị Phật tay kết ấn, từ bi, ngồi trên lưng một ông Vua trong tư thế quỳ gối phủ phục.

Tại nhà tổ của chùa Nhẫm Dương có bức tượng mô phỏng lại tích Vua sám hối với tổ Tông Diễn, vị tổ thứ hai của thiền phái Tào Động Việt Nam. Tượng gồm một vị Phật tay kết ấn, từ bi, ngồi trên lưng một ông Vua trong tư thế quỳ gối phủ phục.

“Bảo tàng khảo cổ học” Nhẫm Dương hiện đang lưu giữ nhiều hiện, di cốt hoá thạch, tiền cổ…

“Bảo tàng khảo cổ học” Nhẫm Dương hiện đang lưu giữ nhiều hiện, di cốt hoá thạch, tiền cổ…

Lễ hội năm nay được tổ chức cũng nhằm tuyên truyền quảng bá các giá trị của Quần thể di tích quốc gia đặc biệt An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương, đặc biệt di tích Nhẫm Dương được nằm trong các di tích của tỉnh Hải Dương cùng với tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận di sản thế giới. Đồng thời, duy trì và phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân và du khách đối với các giá trị di sản văn hóa dân tộc tại khu di tích.

Nhiều hoá thạch ở đây thuộc hậu kỳ Cánh Tân, có khoảng từ 3 - 5 vạn năm trước.

Nhiều hoá thạch ở đây thuộc hậu kỳ Cánh Tân, có khoảng từ 3 - 5 vạn năm trước.

Theo kế hoạch, từ 7h sáng ngày 13/4 (tức mùng 5/3 âm lịch) sẽ diễn ra lễ rước nước. Tiếp theo là đón tiếp đại biểu; văn nghệ chào mừng; rước lân, rồng; niệm phật cầu gia bị; diễn văn khai mạc buổi lễ; thỉnh chiêng, đánh trống; cung tuyên lược sử của thánh tổ Thủy Nguyệt; phát biểu của lãnh đạo thị xã; phát biểu của đại diện tổ đình Thánh Quang; dâng hương.

Các hiện vật thuộc văn hoá Đông Sơn.

Các hiện vật thuộc văn hoá Đông Sơn.

Trong 3 ngày diễn ra lễ hội sẽ có các chương trình hát chèo, hát dân ca; giải cờ tướng mở rộng và các trò chơi dân gian như kéo co nữ, nhảy bao bố, đập niêu đất, bắt trạch trong chum…

Đồ đất nung, gốm từ thế kỷ thứ nhất đến những thế kỷ sau này.

Đồ đất nung, gốm từ thế kỷ thứ nhất đến những thế kỷ sau này.

Chốn tổ của thiền phái Tào Động Việt Nam

Chùa Nhẫm Dương có tên tự là Thánh Quang là một ngôi chùa lớn được khởi dựng từ thời Trần, được tôn tạo và khá sầm uất vào các thời Lê, Nguyễn. Chùa được bao bọc xung quanh bởi hệ thống núi đá, hang động và cây cối quanh năm xanh mát.

Ni sư Thích Diệu Mơ, Trụ trì chùa Nhẫm Dương cho biết, vào thế kỷ XVII, nơi đây là chốn tổ của thiền phái Tào Động Việt Nam và là nơi tu hành của Hòa thượng Thủy Nguyệt (1637 - 1704)­, đệ nhất tổ của Thiền phái Tào Động Việt Nam ở thế kỷ XVII, XVIII, pháp hiệu Thông Giác Đạo Nam Thiền sư.

Tiền đồng cổ Việt Nam và Trung Quốc, hiện được trưng bày tại chùa Nhẫm Dương.

Tiền đồng cổ Việt Nam và Trung Quốc, hiện được trưng bày tại chùa Nhẫm Dương.

Căn cứ vào các tư liệu lịch sử thì chùa Nhẫm Dương được tu bổ, tôn tạo một lần vào thời Lê và nhiều lần vào thời Nguyễn. Khoảng năm 1952 chùa bị thực dân Pháp tàn phá nặng nề. Sau ngày hoà bình lập lại (năm 1954) nhân dân dựng lại bằng tranh tre, nứa, lá để làm nơi thờ Phật.

Đến năm 1996, bằng nguồn vốn của nhân dân và tín đồ phật tử thập phương, chùa Nhẫm Dương được trùng tu trên nền móng cũ khá lớn. Nhà tổ được khởi công năm 2006 và khánh thành năm 2011.

Ngôi mộ tháp của đệ nhất tổ Thủy Nguyệt (Tháp Viên Quang, 1704) phía sau chùa chính.

Ngôi mộ tháp của đệ nhất tổ Thủy Nguyệt (Tháp Viên Quang, 1704) phía sau chùa chính.

Chùa có kiến trúc chữ “Công” gồm 5 gian tiền đường, 2 gian ống muống, 3 gian hậu cung. Trong đó, 5 gian tiền đường thờ Phật Hoàng Trần Nhân Tông (đệ nhất tổ thiền phái Trúc Lâm), thiền sư Thông Giác Thuỷ Nguyệt (đệ nhất tổ Thiền phái Tào Động Việt Nam) và thiền sư Tông Diễn (đệ nhị tổ Thiền phái Tào Động Việt Nam).

Lối vào các động Tĩnh Niệm và động Thánh Hóa trong khu vực chùa Nhẫm Dương.

Lối vào các động Tĩnh Niệm và động Thánh Hóa trong khu vực chùa Nhẫm Dương.

Ngoài ra, trong khuôn viên chùa còn bảo lưu được tháp đá 5 tầng dựng ngay phía sau chùa chính đặt xá lị của đệ nhất tổ Thiền phái Tào Động Việt Nam - Thiền sư Thông Giác Thủy Nguyệt và bức tượng thánh tổ bằng đá xanh có niên đại từ thế kỷ XVIII; cùng với đó là tháp đệ nhị tổ Thiền phái Tào Động Việt Nam - Tông Diễn Chân Dung cao 3 tầng bằng chất liệu đá xanh nằm ở lưng chừng núi Nghè phía sau nhà tổ của ngôi chùa.

Lối vào động Tĩnh Niệm.
Lối vào động Tĩnh Niệm.
Lối vào động Thánh Hóa.
Lối vào động Thánh Hóa.

Cũng tại khu vực của chùa Nhẫm Dương còn có các di chỉ khảo cổ học như động Thánh Hoá, động Tĩnh Niệm. Ở động Thánh Hóa, năm 1996 - 1997 khi sửa sang, người dân tìm thấy nhiều tượng Phật bằng đá có niên đại thế kỷ XVII.

Năm 2000 - 2001, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy được di cốt hoá thạch của gần 30 loài động vật như voi, tê giác, hổ, báo, lợn rừng, nhím... và đặc biệt tìm thấy khá nhiều răng Pôn-gô (đười ươi), răng của người cổ đại (Homosapien)... ước đoán niên đại của các hoá thạch ở đây thuộc hậu kỳ Cánh Tân, có khoảng từ 3 - 5 vạn năm trước. Hiện nay, động Thánh Hoá có tầng văn hoá dày tới 4 mét, là di tích khảo cổ học quan trọng của cả nước.

Trong khuôn viên chùa, hiện còn 2 cây thị khoảng 800 năm tuổi. Theo Ni sư Thích Diệu Mơ, Trụ trì chùa Nhẫm Dương, trước kia trong khuôn viên của chùa có 5 cây thị cùng niên đại. Tuy nhiên do những biến thiên của thời gian và tác động của con người, hiện nay trong chùa chỉ còn 2 cây.
Trong khuôn viên chùa, hiện còn 2 cây thị khoảng 800 năm tuổi. Theo Ni sư Thích Diệu Mơ, Trụ trì chùa Nhẫm Dương, trước kia trong khuôn viên của chùa có 5 cây thị cùng niên đại. Tuy nhiên do những biến thiên của thời gian và tác động của con người, hiện nay trong chùa chỉ còn 2 cây.
2 cây thị và những cây lâu năm khác như đại, mít, vải… đã tô thêm những nét cổ kính của chùa Nhẫm Dương.

2 cây thị và những cây lâu năm khác như đại, mít, vải… đã tô thêm những nét cổ kính của chùa Nhẫm Dương.

Tại hang Tĩnh Niệm, các nhà khảo cổ học cũng đã tìm thấy một số hiện vật như rìu đồng có vai, thạp đồng, lưỡi xéo đồng... Các hiện vật này thuộc văn hoá Đông Sơn. Ngoài ra, tại khu vực núi Nhẫm Dương còn tìm thấy rìu đá, các công cụ bằng đá cuội, lõi khoan đá, hòn mài, đá mài, rìu của thời đại đồ đá mới; các loại vò, lọ, vòng đá cuội, bàn nghiền, chày nghiền thời tiền sử; các loại tiền cổ từ đồng xu Ngũ thù thời Hán đến tiền thời Nguyễn.

Ngoài ra, một số hang như hang Đình, hang Lợn, hang Thóc, hang Tối, hang Bò Lê... từng là căn cứ đóng quân của bộ đội địa phương và bộ đội chủ lực.

Năm nay, lễ tưởng niệm và hoạt động phần hội sẽ được Ban tổ chức lễ hội và Nhà chùa tổ chức tại khu vực sân mới, phía trước nhà tổ chùa Nhẫm Dương.

Năm nay, lễ tưởng niệm và hoạt động phần hội sẽ được Ban tổ chức lễ hội và Nhà chùa tổ chức tại khu vực sân mới, phía trước nhà tổ chùa Nhẫm Dương.

Hàng năm, chùa Nhẫm Dương tổ chức lễ hội truyền thống trong 3 ngày (từ mùng 5 - 7/3 âm lịch), nhằm tưởng niệm ngày viên tịch của thánh tổ Quốc sư Đạo Nam Thông Giác Thủy Nguyệt. Sự kiện thu hút đông đảo người dân trong vùng, du khách thập phương đến dâng hương, chiêm bái và tìm hiểu những giá trị văn hóa lịch sử, cùng những thông điệp quý giá từ những câu chuyện, hiện vật cổ xưa…

Ngày 22/12/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định xếp hạng di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương là di tích quốc gia đặc biệt.

Chùa Nhẫm Dương - chốn tổ của Thiền phái Tào Động Việt Nam hiện được coi là một trong những “Bảo tàng khảo cổ học lớn nhất Việt Nam”. Đây cũng là một trong 20 điểm/cụm di tích trong thành phần hồ sơ trình UNESCO công nhận quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc là di sản thế giới.

Đọc tiếp