Việt Nam đứng đầu ASEAN về tỷ lệ mở rộng FDI của Nhật Bản

Các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao Việt Nam về tiềm năng thị trường, chính trị, xã hội ổn định, chất lượng nhân sự cao, chi phí nhân công rẻ…Năm 2022, có đến 55,3% doanh nghiệp được hỏi cho biết sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư vào Việt Nam.

39 doanh nghiệp Nhật Bản công bố sẽ dịch chuyển chuỗi cung ứng vào Việt Nam. Ảnh: Internet
39 doanh nghiệp Nhật Bản công bố sẽ dịch chuyển chuỗi cung ứng vào Việt Nam. Ảnh: Internet

54,3% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam báo lãi trong năm 2021

Tại buổi Họp báo công bố kết quả “Khảo sát thực trạng hoạt động của doanh nghiệp nhật bản tại châu Á và châu Đại Dương năm tài chính 2021”, ngày 19/1, ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện văn phòng JETRO tại Việt Nam cho biết, triển vọng lợi nhuận kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam năm 2021 được đánh giá khả quan.

Tỷ lệ các doanh nghiệp dự báo có lãi trong hoạt động kinh doanh năm 2021 là 54,3% (tăng 4.7 điểm so với năm 2020). Trong khi đó tỷ lệ doanh nghiệp bị lỗ chiếm 28,6% (giảm 1.5 điểm).

Khảo sát được tiến hành với 4.635 doanh nghiệp trong đó các doanh nghiệp ở Việt Nam là 1.883 doanh nghiệp, phân bố đều trên các lĩnh vực. Thời gian diễn ra từ 25/8 – 24/9, trùng với thời gian Việt Nam thực hiện các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt nên kết quả sẽ không tích cực bằng những cuộc khảo sát trước.

Khảo sát thực trạng hoạt động của doanh nghiệp nhật bản tại châu Á và châu Đại Dương năm tài chính 2021
Khảo sát thực trạng hoạt động của doanh nghiệp nhật bản tại châu Á và châu Đại Dương năm tài chính 2021

Theo ông Takeo Nakajima, khu vực Châu Á, Châu Đại Dương có tỷ lệ các doanh nghiệp có lãi trong năm 2021 phục hồi theo hình chữ V. Mặt khác, tại Việt Nam, do chịu ảnh hưởng của COVID-19 nên phạm vi phục hồi nhỏ.

Nhìn vào dự báo lợi nhuận kinh doanh theo ngành nghề của các doanh nghiệp tại Việt Nam, tỷ lệ các doanh nghiệp có lãi trong ngành chế tạo là 57.5% (tăng 6.7 điểm so với năm trước), ngành phi chế tạo là 51.5% (tăng 3.3 điểm). Lĩnh vực chế biến chế tạo không có sự chênh lệch nhiều về tỷ lệ doanh nghiệp có lãi nhưng ở lĩnh vực phi chế tạo thì tỷ lệ này khá lớn, đặc biệt là ngành du lịch và nhà hàng.

Về triển vọng lợi nhuận kinh doanh theo vùng, ông Takeo Nakajima cho biết có sự chênh lệch giữa các khu vực do ảnh hưởng của các biện pháp đối phó dịch bệnh COVID-19. Lợi nhuận kinh doanh tại khu vực miền Bắc đạt mức tương đối cao còn tại miền Nam và miền Trung xấu đi rõ rệt.

Về triển vọng lợi nhuận kinh doanh của năm 2021 tại Việt Nam, số doanh nghiệp có sự cải thiện là 31.4% (tăng 13.6% điểm so với năm trước), trong khi số doanh nghiệp bị suy giảm là 36.6% (giảm 16.2 điểm). Tỷ lệ này đã cải thiện hơn so với năm trước nhưng không tăng nhiều so với các quốc gia khác (số doanh nghiệp đạt được kết quả kinh doanh cải thiện của ASEAN là 41,6%; Pakistan là 75%; Ấn Độ 59,6%; Indonesia 58,1%; Thái Lan 53,3%...).

Số liệu thống kê của khảo sát cho thấy tỷ lệ thu mua tại chỗ của Việt Nam được đánh giá là 37,4%, có sự khác nhau giữa các ngành nghề, ở ngành dệt may và linh kiện máy móc điện tử còn khá thấp, phải nhập khẩu đến 30% từ Trung Quốc.

Tỷ lệ thu mua tại chỗ của Việt Nam tăng dần từ năm 2010, nhưng sự tăng trưởng đó còn chậm. Những năm gần đây mặc dù ngang hàng với Malaysia, nhưng so sánh với Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia thì vẫn ở mức thấp.

Tỷ lệ xuất khẩu trung bình trên doanh thu của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam là 50,9%, đảm bảo cân bằng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Ở Việt Nam có nhiều doanh nghiệp loại hình xuất khẩu nhưng những năm gần đây, tỷ lệ xuất khẩu có xu hướng giảm do số doanh nghiệp có loại hình bán hàng nội địa tăng (tỷ lệ xuất khẩu năm 2011 là 57.7%).

Trong đó, có khoảng 67% là xuất khẩu ngược trở lại Nhật Bản, đảm bảo hoàn chỉnh chuỗi cung ứng. Nhiều doanh nghiệp đang hướng tới mở rộng xuất khẩu sang các thị trường Mỹ hoặc EU nên tỷ lệ này sẽ thay đổi trong thời gian tới.

Việt Nam đứng đầu ASEAN về tỷ lệ mở rộng FDI của Nhật Bản

Tỷ lệ sử dụng FTA/EPA của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam là 59.7% (tăng 1.3 điểm so với năm trước) và có xu hướng tăng dần từng năm qua. Mặt khác, cũng có vấn đề về mức độ nhận thức và gánh nặng thủ tục. Các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam thường sử dụng FTA/EPA với Nhật Bản và các nước ASEAN. Một nửa là sử dụng FTA đối với xuất nhập khẩu với EU.

Tại Việt Nam, doanh nghiệp Nhật Bản có quan tâm nhiều nhất đến “tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm tài nguyên” trong xu thế nỗ lực giảm lượng phát thải khí hiệu ứng nhà kính (khử Carbon).

Có ít các doanh nghiệp đang hợp tác với các doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam (5%) và doanh nghiệp có dự định hợp tác (3%) nhưng doanh nghiệp có quan tâm hợp tác là 30%, cao hơn mức trung bình của khu vực Châu Á/ Châu Đại Dương.

Việt Nam tiếp tục là điểm đầu tư hấp dẫn các doanh nghiệp Nhật Bản năm 2022

Đề cập đến triển vọng hoạt động kinh doanh thời gian tới, ông Takeo Nakajima cho hay có đến 53,5% doanh nghiệp khẳng định sẽ tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong năm 2022, trong khi đó chỉ có hơn 2% doanh nghiệp đưa ra quyết định dịch chuyển khỏi Việt Nam do đứt gãy chuỗi cung ứng. Điều này cho thấy Việt Nam tiếp tục là một thị trường hấp dẫn với nhà đầu tư Nhật Bản.

Triển vọng lợi nhuận kinh doanh phân theo nền kinh tế, khu vực
Triển vọng lợi nhuận kinh doanh phân theo nền kinh tế, khu vực

Đánh giá về định hướng phát triển kinh doanh trong vòng 1 đến 2 năm tới tại Việt Nam, Trưởng đại diện JETRO nhận định tỷ lệ doanh nghiệp trả lời sẽ tiếp tục mở rộng” là 55.3% (tăng 8.5 điểm so với năm trước). Đối chiếu với các quốc gia, khu vực khác thì tỷ lệ này đứng đầu ASEAN, và chỉ xếp sau Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan).

Tỷ lệ doanh nghiệp sẽ thu nhỏ quy mô hoặc chuyển một sang quốc gia/khu vực thứ ba là 2.2% (giảm 3.9 điểm so với năm trước). So với các quốc gia, khu vực khác thì tỷ lệ này thấp, chỉ sau Pakistan.

Khi đánh giá đầu tư, công ty Nhật Bản nhận thấy điểm lợi thế của Việt Nam so với các nước ASEAN khác là thị trường có tiềm năng tăng trưởng lớn (chiếm 69.3%, tăng 3.0 điểm so với năm trước), tình hình chính trị, xã hội ổn định (61.4%, giảm 4.3 điểm), đặc biệt chất lượng nhân sự cao chi phí nhân công rẻ (56.9%, tăng 0.4 điểm) là điểm lợi thế của Việt Nam được hơn 50% doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao.

Ngược lại, các doanh nghiệp cũng quan ngại những rủi ro trong môi trường đầu tư của Việt Nam về chi phí nhân công tăng vọt (60.2%, giảm 3.5 điểm so với năm trước); làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 đã khiến sự phức tạp thủ tục hành chính tiếp tục tăng lên so với năm trước ((53.8%, tăng 7.1 điểm); tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao (43.4%, tăng 4.8 điểm).

Theo ông Takeo Nakajima, những rủi ro này trong giai đoạn 2019 – 2020 đã được cải thiện đáng kể nhưng đến năm 2021 lại giảm xuống do tác động của COVID-19.

Ảnh tác giả

“Thời gian và chi phí thừa do các thủ tục khác nhau gây cản trở hoạt động kinh doanh và đầu tư mới. Mặc dù việc chuyển đổi chính sách để ứng phó với dịch bệnh COVID-19 được đánh giá cao, nhưng phản ứng của chính phủ đối với làn sóng dịch bệnh thứ tư đã làm tăng rủi ro đầu tư của Việt Nam. Một môi trường hoàn thiện nơi các doanh nghiệp Nhật Bản coi trọng việc tuân thủ quy định sẽ dễ dàng hoạt động là điều đang được mong đợi”.

Ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện văn phòng JETRO tại Việt Nam

Trao đổi với MEKONG ASEAN về những quan ngại của doanh nghiệp Nhật Bản khi đầu tư ở Việt Nam trong bối cảnh dịch COVID-19 còn nhiều phức tạp thời gian tới, Trưởng đại diện JETRO nhận định, doanh nghiệp Nhật Bản có 2 xu hướng hoạt động ở Việt Nam đó là hướng vào thị trường nội địa và hướng đến xuất khẩu.

“Đối với doanh nghiệp hướng đến thị trường nội địa, họ sẽ quan tâm nhiều đến sự tăng trưởng và phát triển của thị trường nội địa. Năm 2021 GDP của Việt Nam chỉ đạt 2,5% cho thấy thị trường đang có sự suy giảm, nhiều doanh nghiệp phá sản, người tiêu dùng tiết giảm chi tiêu ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ trong nước”, ông Takeo Nakajima nói.

Các doanh nghiệp theo định hướng xuất khẩu sẽ quan tâm nhiều đến thị trường nước ngoài như Mỹ, Nhật, Trung Quốc. Hiện nay với biến chủng mới Omicron, nhiều quốc gia đang có chính sách hạn chế đóng cửa nền kinh tế, cần tăng cường tiêm chủng vaccine để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn có thể diễn ra bình thường.

Đối với thị trường nước ngoài, nỗ lực riêng của Việt Nam là không đủ mà cần có sự phối hợp với các đối tác để mở rộng thị trường xuất khẩu này.

Ngoài ra, theo ông Takeo Nakajima, nhiều doanh nghiệp bày tỏ sự quan ngại về đảm bảo cung ứng nguồn lao động, bởi tình trạng người lao động về quê và không quay trở lại dù các doanh nghiệp đã phải tăng lương để giữ chân nhân sự. Do vậy, các doanh nghiệp Nhật Bản kỳ vọng nhiều vào việc có thể đảm bảo lao động để ổn định sản xuất.

Quan ngại thứ ba mà các doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm là vấn đề lạm phát, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ lo lắng nhiều về chi phí logistic, thiếu hụt container... ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Tuy vấn đề lạm phát Việt Nam vẫn đang kiểm soát, nhưng trong thời gian tới cần quan tâm đến giá nguyên liệu và giá thực phẩm.

“Cần có những chính sách để ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định được nền kinh tế. Tháng 9/2021, Chính phủ Việt Nam đã có sự thay đổi kiểm soát dịch bệnh và quý IV đã có sự phục hồi trở lại, theo tôi Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa chiến lược này vừa kiểm soát dịch bệnh vừa phục hồi kinh tế”, Trưởng đại diện JETRO khuyến nghị.

Ông Takeo Nakajima cũng cho biết thêm về triển vọng dịch chuyển chuỗi cung ứng trong năm tới khi có 39 doanh nghiệp Nhật Bản đã công bố dịch chuyển chuỗi cung ứng vào Việt Nam. Hiện họ đang lên kế hoạch, đầu tư thiết bị và cơ sở sản xuất của mình. Một số doanh nghiệp về phụ kiện ô tô, máy móc, thiết bị điện tử đang dịch chuyển từ nước khác vào Việt Nam đây là những doanh nghiệp vốn đã có nhà máy tại Việt Nam từ trước và giờ họ tiếp tục tăng cường đầu tư mở rộng hoặc dịch chuyển từ các nước khác về Việt Nam.

Thủ tướng làm việc với Đại sứ Hàn Quốc, rà soát triển khai các thỏa thuận cấp cao

Thủ tướng làm việc với Đại sứ Hàn Quốc, rà soát triển khai các thỏa thuận cấp cao

Chiều 6/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc với Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Choi Young-Sam nhằm triển khai, cụ thể hóa nội dung thỏa thuận của lãnh đạo hai nước.
Việt Nam nổi bật với vị thế là một cửa ngõ vào ASEAN

Việt Nam nổi bật với vị thế là một cửa ngõ vào ASEAN

Tổng giám đốc Ngân hàng UOB Việt Nam nhấn mạnh, Việt Nam nổi bật ở ASEAN với vị thế như một cửa ngõ vào khu vực. Vị trí chiến lược, dân số đông và trẻ, cùng các chính sách thân thiện với doanh nghiệp khiến Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp muốn khai thác tiềm năng tăng trưởng của ASEAN.
Chương mới trong hợp tác giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - Hàn Quốc

Chương mới trong hợp tác giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - Hàn Quốc

Chiều 28/8, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Doanh nghiệp nhỏ và vừa và khởi nghiệp của Hàn Quốc tổ chức cuộc họp lần thứ nhất Uỷ ban hợp tác về doanh nghiệp nhỏ và vừa và khởi nghiệp giữa hai Bộ.
Trung Quốc dẫn đầu về số dự án đầu tư mới vào Việt Nam

Trung Quốc dẫn đầu về số dự án đầu tư mới vào Việt Nam

7 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc là nhà đầu tư nước ngoài dẫn đầu về số dự án đăng ký mới vào Việt Nam với 540 dự án có tổng vốn đăng ký mới đạt 1,22 tỷ USD.
'Cần có đột phá về hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Lào thông qua kết nối hạ tầng'

'Cần có đột phá về hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Lào thông qua kết nối hạ tầng'

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, cần có đột phá về hợp tác kinh tế, đầu tư giữa Việt Nam - Lào, thông qua việc đẩy mạnh hợp tác công-tư để phát triển hạ tầng, kết nối hai nền kinh tế, nhất là tuyến đường bộ cao tốc, đường sắt, hàng không...
Quỹ  ngoại Hà Lan rót hơn 25 triệu USD vào một doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam

Quỹ ngoại Hà Lan rót hơn 25 triệu USD vào một doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam

Ngày 15/8, CTCP Phúc Sinh công bố nhận khoản tài trợ vốn dài hạn lên đến 25 triệu USD từ quỹ &Green, Hà Lan.
'Việt Nam là điểm đến đầu tư hàng đầu thu hút các doanh nghiệp Đài Loan'

'Việt Nam là điểm đến đầu tư hàng đầu thu hút các doanh nghiệp Đài Loan'

Đây là nhận định của nhóm chuyên gia HSBC tại báo cáo nghiên cứu về hành lang thương mại giữa Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) với tiêu đề "Đầu tư từ Đài Loan tiếp sức cho ngành công nghiệp công nghệ cao Việt Nam".
Hải Dương xem xét phân bổ hơn 1.700 tỷ đồng vốn đầu tư công cho 9 dự án

Hải Dương xem xét phân bổ hơn 1.700 tỷ đồng vốn đầu tư công cho 9 dự án

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương đề nghị UBND tỉnh xem xét, trình HĐND tỉnh phương án phân bổ 1.759 tỷ đồng vốn trung hạn 2021 - 2025 cho 9 dự án đầu tư công.
Việt - Hàn có nhiều tiềm năng hợp tác phát triển chip bán dẫn cho ô tô thông minh

Việt - Hàn có nhiều tiềm năng hợp tác phát triển chip bán dẫn cho ô tô thông minh

Theo chuyên gia công ty tư vấn Boston Consulting Group tại Seoul, ngoài việc tham gia hậu kỳ cho các sản phẩm bán dẫn, Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều cơ hội hợp tác trong phát triển chip bán dẫn cho ô tô.
70 tỷ USD đang chờ được rót vốn vào bất động sản trên khắp Châu Á

70 tỷ USD đang chờ được rót vốn vào bất động sản trên khắp Châu Á

Việt Nam và các thị trường Châu Á - Thái Bình Dương khác là nơi đến của khoảng 70 tỷ USD nguồn vốn nhắm vào các dự án bất động sản trong lúc các nhà đầu tư đang tìm thời điểm tối ưu để xuống tiền, theo Cushman & Wakefield.
'Thương mại, đầu tư Việt - Ấn sẽ tăng lên mạnh mẽ trong thời gian tới'

'Thương mại, đầu tư Việt - Ấn sẽ tăng lên mạnh mẽ trong thời gian tới'

Nhận định về kết quả chuyến thăm cấp Nhà nước của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Ấn Độ từ ngày 30/7 - 1/8, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tin tưởng, thương mại đầu tư của hai nước sẽ tăng lên mạnh mẽ trong thời gian tới.
Hợp tác Việt - Ấn hướng tới tăng gấp đôi kim ngạch thương mại vào năm 2030

Hợp tác Việt - Ấn hướng tới tăng gấp đôi kim ngạch thương mại vào năm 2030

Thủ tướng hai nước nhất trí triển khai các biện pháp mạnh mẽ nhằm hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại, đầu tư hai chiều tăng gấp đôi so với mức hiện nay vào năm 2030.
Doanh nghiệp Hong Kong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam

Doanh nghiệp Hong Kong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam

Các doanh nghiệp Hong Kong (Trung Quốc) bày tỏ muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực như hàng không, tài chính, giáo dục đào tạo, đào tạo nghề, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Đề nghị tập đoàn Ấn Độ sớm triển khai đầu tư dự án cảng biển Liên Chiểu

Đề nghị tập đoàn Ấn Độ sớm triển khai đầu tư dự án cảng biển Liên Chiểu

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Tập đoàn Adani thực hiện ngay một số nội dung để có thể sớm triển khai đầu tư dự án cảng biển Liên Chiểu tại Việt Nam cũng như các dự án khác, theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
Thủ tướng gặp mặt lãnh đạo các tập đoàn Ấn Độ đang đầu tư tại Việt Nam

Thủ tướng gặp mặt lãnh đạo các tập đoàn Ấn Độ đang đầu tư tại Việt Nam

Chiều 31/7, tại thủ đô New Delhi, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo Tập đoàn Phát triển hành lang công nghiệp quốc gia của Ấn Độ; đại diện tập đoàn dầu thô và khí đốt tự nhiên lớn nhất của Ấn Độ; lãnh đạo tập đoàn công nghệ HCL.
Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Ấn Độ mở rộng đầu tư vào Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Ấn Độ mở rộng đầu tư vào Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn các doanh nghiệp Ấn Độ gia tăng đầu tư trong các lĩnh vực bán dẫn, khoa học công nghệ, chuyển đổi xanh, dược phẩm, đặc biệt là vaccine, thuốc điều trị các bệnh nan y và năng lượng tái tạo,…
Việt Nam cần tập trung cho chuỗi cung ứng để thu hút FDI chất lượng

Việt Nam cần tập trung cho chuỗi cung ứng để thu hút FDI chất lượng

Việt Nam muốn cạnh tranh với các nước trong khu vực về thu hút FDI cần ưu tiên cho chuỗi cung ứng, tập trung 'cạnh tranh theo chiều sâu' thay vì cạnh tranh về giá, chi phí đầu vào, các chuyên gia khuyến cáo.
Tập đoàn lốp xe Trung Quốc dự kiến nâng vốn đầu tư tại Việt Nam lên 1,7 tỷ USD

Tập đoàn lốp xe Trung Quốc dự kiến nâng vốn đầu tư tại Việt Nam lên 1,7 tỷ USD

Đây là thông tin được Chủ tịch Tập đoàn Sailun Lưu Yến Hoa chia sẻ tại buổi gặp mặt Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ngày 29/7.
Giới trẻ Trung Quốc có trào lưu tích trữ vàng

Giới trẻ Trung Quốc có trào lưu tích trữ vàng

Không chỉ người lớn tuổi, giới trẻ Trung Quốc gần đây cũng có trào lưu tích trữ vàng như một món quà và một hình thức tài sản đầu tư.
Bosch đạt nhiều thành tựu trong nghiên cứu phát triển công nghệ ô tô tại Việt Nam

Bosch đạt nhiều thành tựu trong nghiên cứu phát triển công nghệ ô tô tại Việt Nam

Mới đây, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Ô tô Bosch Việt Nam vừa kỷ niệm 10 năm thành lập, với những bước phát triển lớn về quy mô và lĩnh vực hoạt động.
Xu hướng mới về cân đối danh mục đầu tư của các công ty khu vực APAC

Xu hướng mới về cân đối danh mục đầu tư của các công ty khu vực APAC

Deloitte vừa công bố một báo cáo khảo sát ý kiến các quản lý cấp cao của các công ty khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) về xu hướng và tiêu chí cân đối danh mục đầu tư cho mục tiêu tăng trưởng tiếp theo.
Nhà đầu tư Hàn Quốc đề xuất xây khu vui chơi 'tỷ đô' tại Quảng Ninh

Nhà đầu tư Hàn Quốc đề xuất xây khu vui chơi 'tỷ đô' tại Quảng Ninh

Hiệp hội Greyhound Hàn Quốc (Hiệp hội KGA) vừa có đề xuất với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh về việc đầu tư, xây dựng tổ hợp thể thao và vui chơi giải trí quốc tế khoảng 1-2 tỷ USD với quy mô từ 300-350 ha trên địa bàn tỉnh.
Doanh nghiệp Đức thúc đẩy tăng trưởng xanh tại Việt Nam

Doanh nghiệp Đức thúc đẩy tăng trưởng xanh tại Việt Nam

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Đức vào Việt Nam tiếp tục gia tăng cùng với cam kết tập trung nguồn lực để "xanh hóa" đầu tư, giảm phát thải, chuyển dịch năng lượng và phát triển bền vững.
AIIB dành 5 tỷ USD lãi suất ưu đãi để hợp tác với Việt Nam

AIIB dành 5 tỷ USD lãi suất ưu đãi để hợp tác với Việt Nam

Chiều 16/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Kim Lập Quần, Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
Levanta mua lại hệ thống quang điện mặt trời mái nhà lớn nhất tại Đồng Nai

Levanta mua lại hệ thống quang điện mặt trời mái nhà lớn nhất tại Đồng Nai

Công ty Năng lượng Levanta (Levanta) đang tiến hành thủ tục mua lại hệ thống quang điện mặt trời mái nhà công suất 28,7MWp từ nhà cung cấp dịch vụ logistics lớn tại tỉnh Đồng Nai - Công ty CP Tiến Nga và các đơn vị liên quan.
Thúc đẩy hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt tại Lào và Campuchia

Thúc đẩy hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt tại Lào và Campuchia

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng vừa có chuyến thăm thực địa tới các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư tại Lào và Campuchia.
Đề nghị Campuchia hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư kinh doanh

Đề nghị Campuchia hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư kinh doanh

Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị phía Campuchia tiếp tục quan tâm, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư kinh doanh tại Campuchia.
Cơ chế đặc thù: Mở rộng dư địa đầu tư, thu hút nguồn lực đưa địa phương 'cất cánh'

Cơ chế đặc thù: Mở rộng dư địa đầu tư, thu hút nguồn lực đưa địa phương 'cất cánh'

Các cơ chế, chính sách đặc thù xây dựng cho mỗi tỉnh, thành được thiết kế trên thế mạnh của từng địa phương. Trong đó, mỗi địa phương đều có những sản phẩm, dự án được tập trung kêu gọi đầu tư, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế một cách hiệu quả nhất.
Clime Capital rót 10 triệu USD vào Nami để làm điện sạch

Clime Capital rót 10 triệu USD vào Nami để làm điện sạch

Công ty Clime Capital (Singapore), thông qua Quỹ Năng lượng sạch Đông Nam Á II (SEACEF II), rót vào Nami Distributed Energy (Nami) 10 triệu USD để thúc đẩy các giải pháp năng lượng phân tán sáng tạo.
Lĩnh vực nào tại Việt Nam thu hút các nhà đầu tư Thái Lan?

Lĩnh vực nào tại Việt Nam thu hút các nhà đầu tư Thái Lan?

Hiện Thái Lan xếp vị trí thứ 9 nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và xếp thứ 2 trong ASEAN. Vậy những lĩnh vực nào được quốc gia này rót vốn nhiều nhất tại Việt Nam?
Lập liên doanh khai thác bến container số 3, 4 Lạch Huyện

Lập liên doanh khai thác bến container số 3, 4 Lạch Huyện

Liên danh bao gồm Cảng Hải Phòng (thành viên của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - VIMC) và công ty Terminal Investment Limited (TIL), công ty con về cảng container của MSC - hãng vận tải biển Mediterranean Shipping Company S.A.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm tổ hợp bán dẫn của Samsung

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm tổ hợp bán dẫn của Samsung

Trong chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, ngày 3/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thăm Tổ hợp bán dẫn của Tập đoàn Samsung tại tỉnh Gyeonggi.
Vietnam Airlines ký kết hợp tác với Korean Air

Vietnam Airlines ký kết hợp tác với Korean Air

Buổi ký kết diễn ra trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 30 năm đường bay và chào mừng hành khách thứ 15 triệu trên đường bay Việt Nam - Hàn Quốc ngày 3/7 của Vietnam Airlines.
6 tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

6 tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Sáng 3/7, trong chương trình chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo các tập đoàn lớn hàng đầu của Hàn Quốc gồm CJ, Posco, LG, Daewoo E&C, GS Engineering & Construction Corp, Celltrion và ngân hàng KDB.
Cơ chế đặc thù cho Nghệ An và kỳ vọng 'đánh thức' những lĩnh vực tiềm năng

Cơ chế đặc thù cho Nghệ An và kỳ vọng 'đánh thức' những lĩnh vực tiềm năng

Tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về bổ sung thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An. Các cơ chế, chính sách được kỳ vọng sẽ là cơ sở để địa phương vươn lên bứt phá, phát triển xứng tầm với tiềm năng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo

Chiều 2/7, tại Seoul, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 - 3/7/2024.
Xem thêm