Longform
Việt Nam là thị trường hấp dẫn với doanh nghiệp khu vực ASEAN
Việt Nam là thị trường hấp dẫn với doanh nghiệp khu vực ASEAN

Việt Nam là thị trường hấp dẫn với doanh nghiệp khu vực ASEAN

Nhiều doanh nghiệp ASEAN bày tỏ mong muốn chọn Việt Nam là thị trường mới để mở rộng kinh doanh. Đồng thời phần lớn doanh nghiệp cảm thấy tự tin khi phát triển việc kinh doanh của họ tại Việt Nam.

Đây là những chia sẻ của bà Lâm Thúy Nga, Giám đốc toàn quốc Khối khách hàng doanh nghiệp Việt Nam, HSBC Việt Nam với Mekong ASEAN về sự tích cực, tính hấp dẫn của Việt Nam trong con mắt nhà đầu tư ngoại nói chung và khu vực ASEAN nói riêng.

Những tiềm năng định hình tương lai khu vực ASEAN

Mekong ASEAN: Khu vực ASEAN nổi lên là một “điểm sáng” trong bối cảnh thế giới đang bước vào thời kỳ mới của toàn cầu hóa. Bà có đánh giá như thế nào về những tiềm năng sẽ định hình tương lai của khu vực và thu hút nhà đầu tư?

Bà Lâm Thúy Nga: ASEAN là khu vực phát triển nhanh, năng động và tương đối bền bỉ trước những biến động của kinh tế toàn cầu trong thời gian vừa qua. Tiềm năng của ASEAN vẫn còn lớn và còn nhiều dư địa để khai thác sâu hơn, có thể tập trung trong 4 lĩnh vực nổi bật sau:

Thứ nhất là về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI). ASEAN là một khối kinh tế năng động, tăng trưởng nhanh toàn cầu, cùng với những lợi thế về dân số trẻ, tỷ lệ ứng dụng công nghệ cao, lợi thế chi phí… Đây là những yếu tố tạo niềm tin vững chắc cho nhà đầu tư nước ngoài.

Riêng FDI vào 6 nền kinh tế lớn nhất ASEAN, bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Singapore và Việt Nam, năm 2023 đạt 236 tỷ USD, cao hơn mức đầu tư vào cả khu vực trong năm 2022 (224 tỷ USD).

Mặt khác, dữ liệu của fDi Markets gần đây cho thấy FDI trong lĩnh vực sản xuất đổ vào ASEAN hiện tại đã nhiều hơn vào Trung Quốc. Bản thân ASEAN cũng là nguồn đầu tư lớn trong nội khối.

Thứ hai là lĩnh vực sản xuất. Các quốc gia ASEAN thừa hưởng một lực lượng lao động trẻ, có tay nghề, chi phí cạnh tranh, cùng với các Hiệp định thương mại tự do và hợp tác quốc tế sâu rộng. Đây là những yếu tố thuận lợi cho lĩnh vực sản xuất.

Hơn nữa, ASEAN đang là khu vực hưởng lợi từ chiến lược "Trung Quốc + 1" khi các doanh nghiệp nước ngoài muốn giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, kể từ sau căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và giai đoạn phong tỏa kéo dài do Covid-19. Bản thân các công ty Trung Quốc cũng đã tìm kiếm thị trường và xây dựng dây chuyền sản xuất tại các quốc gia Đông Nam Á.

Thứ ba là thị trường tiêu dùng, trong bối cảnh SEAN sở hữu dân số trẻ, những người đang ngày càng giàu có hơn, điều này định hình một thị trường tiêu dùng đầy hứa hẹn.

Khối ASEAN được dự báo sẽ đạt mức GDP 4,5 nghìn tỷ USD và có 723 triệu dân vào năm 2030. Các số liệu cũng kỳ vọng rằng cứ mỗi 6 hộ gia đình trong tầng lớp tiêu dùng của thế giới sẽ có một hộ đến từ ASEAN. Đồng thời, những triển vọng về tốc độ đô thị hóa, hệ sinh thái phát triển dành cho các xu hướng số, các dịch vụ giá trị gia tăng cao và thương mại xuất khẩu sẽ đóng góp vào sự bùng nổ tiêu dùng trên toàn khu vực trong một tương lai không xa.

Cuối cùng là tiềm năng trong lĩnh vực kinh tế số. Doanh thu kinh tế số của ASEAN năm 2023 đạt 100 tỷ USD, tăng 8 lần so với 2016, và cũng được dự báo sẽ tăng gấp 10 lần vào năm 2030.

Tiềm năng về kinh tế số tại ASEAN chưa bao giờ giảm sút, nhất là trong bối cảnh các quốc gia khối này đang đặt mục tiêu hoàn thiện Hiệp định khung ASEAN về kinh tế số (DEFA) vào năm 2025. Một khi hoàn thiện, đây sẽ có thể là hiệp định kinh tế số tầm khu khu vực đầu tiên trên thế giới, cho thấy mức độ ưu tiên và sự tiên phong của ASEAN trong lĩnh vực này.

Mekong ASEAN: Đâu là thế mạnh và thách thức của Việt Nam đặt trong dòng chảy thu hút đầu tư của khu vực, thưa bà?

Bà Lâm Thúy Nga: Việt Nam có nhiều lợi thế trong cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài. Hiện nay Việt Nam là một trong những quốc gia nhận nhiều FDI nhất trong khu vực. Chỉ riêng 8 tháng đầu năm, tổng vốn FDI vào Việt Nam đã đạt gần 21 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái, với các đối tác truyền thống như Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc), Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,…

Đây là kết quả của một nền kinh tế mở, FTA đa dạng với nhiều khu vực và thị trường kinh tế toàn cầu, chi phí cạnh tranh cũng như lực lượng lao động dồi dào, chăm chỉ. Việt Nam cũng tự nâng tầm bản thân trong chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua việc khuyến khích các FDI chất lượng cao, tăng cường đào tạo nhân lực, và hướng tới thực hiện khát vọng trở thành mắt xích quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Việt Nam đồng thời sở hữu tầng lớp trung lưu đang tăng trưởng và nền kinh tế số đầy tiềm năng. Việt Nam được dự đoán sẽ là thị trường tiêu dùng lớn thứ 10 thế giới vào năm 2030. Theo báo cáo e-Conomy SEA, năm 2023, Việt Nam là nền kinh tế số phát triển nhanh nhất ở ASEAN với tốc độ tăng trưởng ấn tượng là 20%. Hiện nay, Luật phát triển công nghiệp công nghệ số của Việt Nam đang được soạn thảo, dự kiến có thể được thông qua vào năm 2025, một minh chứng cho sự quan tâm của Chính phủ trong lĩnh vực này.

Tuy vậy, Việt Nam cũng còn một số thách thức cần vượt qua để có thể tận dụng hoàn hảo các lợi thế này. Đầu tiên là tăng cường hơn nữa đào tạo nhân sự tay nghề cao, nắm bắt được những kiến thức công nghệ mới không ngừng thay đổi.

Thứ hai chính là cơ sở hạ tầng. Việt Nam cần thêm nhiều dự án đường cao tốc, sân bay chất lượng, kết nối thuận tiện giữa các vùng, miền, cần đẩy mạnh nâng cấp cơ sở hạ tầng khu công nghiệp để tạo ưu thế cạnh tranh trung và dài hạn.

Thứ ba là các vấn đề liên quan đến thuế, thủ tục hành chính cần được đơn giản hóa và rút ngắn thời gian xử lý.

Cuối cùng là việc các doanh nghiệp nước ngoài thấy khó khăn để thích ứng với các quy định và chính sách thay đổi nhanh chóng tại Việt Nam. Một khuôn khổ quy định nhất quán và dễ hiểu hơn sẽ là bước đi tích cực trong việc thu hút nhiều nhà đầu tư vào thị trường.

Sự hợp tác giữa ASEAN và Việt Nam

Mekong ASEAN: Với mạng lưới rộng lớn trong khu vực, HSBC nhận định như nào về tiềm năng thu hút đầu tư từ chính các quốc gia trong khu vực ASEAN của Việt Nam? Đâu là những lĩnh vực mà Việt Nam và ASEAN có thể bắt tay chặt hơn trong thời gian tới?

Bà Lâm Thúy Nga: Năm 2024, HSBC đã thực hiện cuộc Khảo sát doanh nghiệp tại ASEAN, với đối tượng khảo sát là các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực tại 6 thị trường ASEAN lớn nhất: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Các doanh nghiệp này có doanh thu hàng năm ít nhất 150 triệu USD.

Ở hầu hết các thị trường ASEAN khác, hơn 50% các doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết họ chọn Việt Nam là thị trường mới để mở rộng kinh doanh. Ngoài ra, khoảng 74 đến 86% doanh nghiệp cảm thấy tự tin khi phát triển việc kinh doanh của họ tại Việt Nam trong năm nay.

Việt Nam là thị trường hấp dẫn với doanh nghiệp khu vực ASEAN

Nếu nhìn vào những quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam, Singapore là nước dẫn đầu. Đây là kết quả của sự gần gũi về mặt địa lý, hài hòa về văn hóa, những sự hợp tác, kết nối trong khu vực chặt chẽ và hiệu quả. Những điều này là minh chứng rõ ràng cho sức hấp dẫn của Việt Nam trong khu vực.

Sự hợp tác giữa ASEAN và Việt Nam có thể chặt chẽ hơn trong một số lĩnh vực tiềm năng, như du lịch, giáo dục, kinh tế số, các sản phẩm xe điện,…

Doanh nghiệp Việt đầy tiềm năng để vươn tầm quốc tế

Mekong ASEAN: Để xây dựng những "thương hiệu doanh nghiệp Việt" không ngừng lớn mạnh, vươn mình ra khu vực và thế giới, doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị hành trang như thế nào, theo chuyên gia?

Bà Lâm Thúy Nga: Để đạt được mục tiêu đó, doanh nghiệp Việt cần nhận thức được xu hướng toàn cầu để có thể chuyển đổi hoạt động sản xuất kinh doanh, kịp thời đón đầu những cơ hội. Các doanh nghiệp cũng cần nắm bắt những yêu cầu chuyển đổi số, phát triển xanh của các đối tác khu vực và thế giới, để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Ngoài ra, việc vận hành doanh nghiệp bền vững và sáng tạo, cải cách không ngừng cũng là điều cần thiết, hơn là chỉ tập trung vào những phương thức thủ công, truyền thống. Bên cạnh đó, để phát triển bền vững ở các thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp cũng cần có tầm nhìn dài hạn về đầu tư, tăng cường nghiên cứu, hiểu biết môi trường kinh doanh, chính sách, pháp luật ở quốc gia mà doanh nghiệp hướng đến.

Hiện nay, năng lực công nghệ trong nước và thách thức về chuỗi cung ứng là những cản trở hàng đầu cho doanh nghiệp Việt vươn ra quốc tế.

Việt Nam là thị trường hấp dẫn với doanh nghiệp khu vực ASEAN

Mekong ASEAN: Trong vai trò đồng hành và sẻ chia của mình, đâu là chiến lược của HSBC nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ASEAN nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng khai thác tiềm năng, thâm nhập thị trường, mở rộng cơ hội tăng trưởng?

Bà Lâm Thúy Nga: Châu Á nói chung và ASEAN nói riêng là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển của HSBC. Do vậy, chúng tôi sẽ không ngừng tận dụng những lợi thế về mạng lưới, chuyên môn sâu sắc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và ứng dụng công nghệ để mang lại nhiều giá trị hơn cho các doanh nghiệp tại Việt Nam và trong khu vực, giúp họ tăng trưởng, kết nối và mở rộng thêm nhiều cơ hội.

Hiện nay, HSBC đang không ngừng tăng cường thêm chuyên môn trong những lĩnh vực như kinh tế mới, kinh tế số và tài chính bền vững, cũng như số hóa trong thương mại và thanh toán, để giúp các khách hàng phát triển hiệu quả.

Ngoài ra, tận dụng lợi thế của ngân hàng toàn cầu và mối quan hệ với khách hàng trên toàn thế giới, chúng tôi đã và đang hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các doanh nghiệp ASEAN trong việc kết nối với nhau và các đối tác, nhà đầu tư, cơ quan chính phủ… ở những nước mà HSBC có hiện diện.

Điển hình, tháng 7/2024, HSBC vừa kí kết một thỏa thuận cho vay trị giá 593 tỷ đồng với công ty của Malaysia Leader Energy Holding Berhad (Leader Energy), một công ty con của HNG Capital, tài trợ cho dự án năng lượng mặt trời Vĩnh Hảo 6. Tháng 9/2024, HSBC cũng tham gia hỗ trợ Vinpearl phát hành trái phiếu quốc tế có thể chuyển đổi thành cổ phiếu của Vingroup, huy động thành công 150 triệu USD. Trong giao dịch này, HSBC đóng vai trò điều phối viên toàn cầu duy nhất, đồng dựng sổ, đồng bảo lãnh và đại lý thanh toán.

Mekong ASEAN: Cảm ơn những chia sẻ của bà!

KIỀU CHINH

Australia và Việt Nam hợp tác giám sát chất lượng nước cho nuôi trồng thủy sản

Australia và Việt Nam hợp tác giám sát chất lượng nước cho nuôi trồng thủy sản

Công bố 10 sự kiện của ngành tài nguyên và môi trường năm 2024

Công bố 10 sự kiện của ngành tài nguyên và môi trường năm 2024

Chủ tịch DIC Corp nhận thừa kế thêm 5 triệu cổ phiếu DIG

Chủ tịch DIC Corp nhận thừa kế thêm 5 triệu cổ phiếu DIG

Thủ tướng: Đà Nẵng phải tăng trưởng 2 con số trong những năm tới

Thủ tướng: Đà Nẵng phải tăng trưởng 2 con số trong những năm tới

Kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục thập kỷ

Kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục thập kỷ

Công ty con của VinFast khánh thành dự án pin lưu trữ năng lượng tại Nha Trang

Công ty con của VinFast khánh thành dự án pin lưu trữ năng lượng tại Nha Trang

Huawei dẫn đầu thị trường thiết bị đeo thông minh toàn cầu

Huawei dẫn đầu thị trường thiết bị đeo thông minh toàn cầu

Ukraine không kích vùng Kursk của Nga làm 6 người thiệt mạng

Ukraine không kích vùng Kursk của Nga làm 6 người thiệt mạng

Chứng khoán Mỹ khởi sắc, Dow Jones bật tăng 500 điểm

Chứng khoán Mỹ khởi sắc, Dow Jones bật tăng 500 điểm

Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, cao nhất lên đến 695 triệu đồng/m2

Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, cao nhất lên đến 695 triệu đồng/m2

Kinh Bắc muốn vay chủ dự án Tràng Cát 1.000 tỷ đồng

Kinh Bắc muốn vay chủ dự án Tràng Cát 1.000 tỷ đồng

Kinh Môn nhận Huân chương Lao động và công bố quyết định đô thị loại III

Kinh Môn nhận Huân chương Lao động và công bố quyết định đô thị loại III

Cổ đông ngoại muốn tăng sở hữu tại REE lên gần 45%

Cổ đông ngoại muốn tăng sở hữu tại REE lên gần 45%

Động thái tiếp theo của VinFast tại Indonesia

Động thái tiếp theo của VinFast tại Indonesia

Doanh nghiệp dệt may rộn ràng chia cổ tức tiền mặt đầu năm

Doanh nghiệp dệt may rộn ràng chia cổ tức tiền mặt đầu năm

Quyền Tổng thống Hàn Quốc Han Duck-soo bị thẩm vấn

Quyền Tổng thống Hàn Quốc Han Duck-soo bị thẩm vấn

TP HCM khai trương 17 tuyến bus điện kết nối metro Bến Thành - Suối Tiên

TP HCM khai trương 17 tuyến bus điện kết nối metro Bến Thành - Suối Tiên

Khởi công đường ven biển 2.000 tỷ đồng, tạo động lực cho Khu kinh tế Vân Phong

Khởi công đường ven biển 2.000 tỷ đồng, tạo động lực cho Khu kinh tế Vân Phong

Khối ngoại ngắt nhịp bán ròng, cổ phiếu ngành vận tải hút tiền

Khối ngoại ngắt nhịp bán ròng, cổ phiếu ngành vận tải hút tiền

VIB đưa nghệ thuật vào trải nghiệm khách hàng

VIB đưa nghệ thuật vào trải nghiệm khách hàng