Áp lực được giải tỏa, VN-Index hân hoan đảo chiều tăng gần 7 điểm

VN INDEX CHỨNG KHOÁN
16:08 - 10/10/2022
Áp lực được giải tỏa, VN-Index hân hoan đảo chiều tăng gần 7 điểm
0:00 / 0:00
0:00
Dòng tiền bắt đáy tích cực cuối phiên 10/10 đã giúp chỉ số VN-Index ngược chiều tăng gần 7 điểm. Thanh khoản thị trường trong phiên cũng được cải thiện với giá trị giao dịch trên HoSE đạt hơn 15.000 tỷ đồng.

Mở cửa phiên giao dịch sáng ngày 10/10, nhà đầu tư vẫn giữ tâm lý thận trọng quan sát diễn biến thị trường, ngay thời điểm kết thúc ATO, VN-Index đánh mất 17 điểm. Tất cả nhóm ngành đều chịu áp lực bán mạnh.

Tuy nhiên, VN-Index đã xuất hiện nhịp hồi mạnh từ sau 10h30 phiên sáng và tiếp tục hồi mạnh sau giờ nghỉ trước khi bước vào phiên ATC với mức tăng 10,49 điểm lên 1.046,4 điểm.

Kết thúc phiên giao dịch, dù không giữ được mức tăng điểm mạnh nhất nhưng thị trường đã cho thấy tín hiệu hồi phục sau chuỗi điều chỉnh kéo dài.

Đóng cửa, VN-Index tăng 6,57 điểm (0,63%) lên 1.042,48 điểm, HNX-Index tăng 3,76 điểm (1,66%) còn 229,85 điểm.

Thanh khoản thị trường được cải thiện, với giá trị giao dịch trên HoSE đạt hơn 15.000 tỷ đồng, với nhóm VN30 giao dịch hơn 5.300 tỷ. Khối ngoại hôm nay trở lại mua ròng với quy mô đột biến hơn 550 tỷ đồng.

Cổ phiếu ngân hàng diễn biến trái chiều. Trong khi, nhiều cổ phiếu tăng đáng kể như BID tăng 2,74%, CTG tăng 3,76%, MBB tăng 1,77%, STB tăng 1,49%. Thì VCB giảm 2,4%, HDB giảm 3,15% và TPB giảm kịch biên độ; ngoài ra, SHB và LPB cũng giảm trên 2%. Thậm chí, TCB có lúc giảm kịch sàn.

Trong khi đó, nhóm bất động sản diễn biến tương đối tích cực, BCM tăng 3,55%, PDR tăng 1,21%, KDH tăng 3,6%, DXG tăng 1,22%, NLG tăng 1,81%, VCG tăng 3,3%, HHV tăng 3,14%, DPG tăng kịch trần.

Cổ phiếu chứng khoán cũng chứng kiến sự hồi phục mạnh, điển hình là VCI và FTS tăng kịch trần, SSI tăng 3,57%, VND tăng 2,81%, HCM tăng 3,89%, BSI tăng 2,21%. Dẫu vậy, vẫn có TVS và ORS giảm lần lượt 0,52% và 2,49%.

Tương tự, cổ phiếu bán lẻ diễn biến tích cực khi MWG tăng 5,74%, PNJ tăng 1,94% và FRT tăng kịch trần.

Cổ phiếu lớn nhóm dầu khí là GAS tiếp tục củng cố đà tăng và lấy lại mức giá cao nhất trong phiên. Chốt phiên, GAS tăng 4,9% lên mức 107.000 đồng/CP. Các mã khác trong nhóm cũng nới rộng biên độ như PLX tăng gần 1%, PVD tăng 4,8% lên 20.950 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh 5,16 triệu đơn vị.

Đáng chú ý, cổ phiếu nhóm dầu khí hôm nay hút dòng tiền, hàng loạt mã nhóm này kết phiên vượt tham chiếu là BSR, OIL, PLX, PTV, PVB, PVC, PVD, PVS…

Điểm sáng trong phiên hôm nay thuộc về GAS - Tổng công ty dầu khí Việt Nam khi cổ phiếu này thể hiện vai trò trụ đỡ ngay từ phiên sáng. Chốt phiên, GAS tăng 3,9% lên mức 106.000 đồng/cổ phiếu.

Cổ phiếu này diễn biến tích cực trong bối cảnh giá dầu dự báo sẽ tăng trở lại, Cụ thể, theo dữ liệu cập nhật trên Oilprice, ngày 9/10, giá dầu WTI giao dịch mức 92,6 USD/thùng, tăng 4,19 USD, tương đương 4,7%; dầu Brent tăng 3,7%, tức thêm 3,5 USD mỗi thùng. Giá dầu thô toàn cầu tăng trở lại sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho biết sẽ cắt giảm 2 triệu thùng dầu/ngày. UBS Global Wealth Management nhận định với yếu tố này, giá dầu được dự báo sẽ lại vượt qua mốc 100 USD/thùng trong vài quý tới.

Mặt khác, theo ước tính tạm thời của ban lãnh đạo trong cuộc họp nhà đầu tư gần đây, trong 3 quý đầu năm, PV Gas đạt khoảng 76.500 tỷ đồng doanh thu (tăng 30% so với cùng kỳ) và 14.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (tăng 61,8% so với cùng kỳ).

Như vậy trừ đi kết quả 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp khí có doanh thu quý III khoảng 22.160 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế trên dưới 3.218 tỷ đồng. Con số lợi nhuận này tăng 4% so với cùng kỳ.

Cho cả năm 2022, ban lãnh đạo ước tính doanh thu và lợi nhuận trước thuế sẽ lần lượt đạt 100.000 tỷ đồng tăng 26,6% so với cùng kỳ và 15.500 tỷ đồng tăng 38,4% so với cùng kỳ.

Thời điểm hợp lý để tích lũy những cổ phiếu có nội tại tốt

Trước đó, nhìn nhận bối cảnh thị trường tháng 10, Chứng khoán Tiên Phong (TPS) kỳ vọng đà giảm sẽ chững lại và thị trường sẽ có nhịp hồi phục trong ngắn hạn sau khi đã suy giảm mạnh tương tự như giai đoạn tháng 7-8.

Giai đoạn nửa đầu tháng 10 cũng được đánh giá là vùng trũng thông tin giúp thị trường hồi phục trở lại. Tuy nhiên, rủi ro của thị trường giai đoạn cuối tháng sẽ tăng cao khi hạn công bố kết quả kinh doanh quý 3 và cuộc họp FOMC của Fed tiếp theo tới gần.

Song, khi so với các quốc gia trong khu vực, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đang hết sức hấp dẫn với P/E forward 2022 ở mức gần như thấp nhất nhưng lại có mức ROE thuộc nhóm cao nhất. Chính vì vậy, TPS đánh giá đây là thời điểm hợp lý để tích lũy những cổ phiếu có nội tại tốt, kết quả kinh doanh tích cực và thanh khoản cao.

Trong kịch bản tích cực, nếu VN-Index có thể trở lại trên mức 1.150 điểm, niềm tin về triển vọng của thị trường sẽ được củng cố và từ đó thu hút dòng tiền sôi động trở lại. Mục tiêu của chỉ số trong giai đoạn này là vùng 1.151- 1.220 điểm.

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của LPB. Ảnh minh họa: Minh Phong - MekongASEAN

Cổ phiếu LPB đạt đỉnh lịch sử

Thị trường chứng khoán vừa chứng kiến thêm một phiên giảm điểm mạnh. Chốt phiên 17/4, chỉ số VN-Index giảm gần 23 điểm về còn 1.193 điểm, lần đầu mất mốc 1.200 điểm kể từ đầu tháng 2/2024.