Cải thiện logistics để mở rộng thị trường cho rau quả Việt Nam

Xuất khẩu ngành rau quả Việt Nam nhiều tiềm năng nhưng cũng đang đối diện vô vàn khó khăn, trong đó, sự ổn định về chất lượng, sản lượng và chi phí logistics cao đang cản trở khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vào thị trường nước ngoài.

Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Lê Hồng Nhung/Mekong ASEAN
Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Lê Hồng Nhung/Mekong ASEAN

Chiều ngày 31/5, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 5/2024 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu nông sản mùa vụ”.

Theo ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương, ngày càng có nhiều sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam hoặc sản phẩm do doanh nghiệp trong nước sản xuất hiện diện tại các chuỗi siêu thị, các hệ thống bán lẻ tại các thị trường lớn trên thế giới…

“Chất lượng sản phẩm, giá cả cạnh tranh, quy trình sản xuất được nâng cao, sự đa dạng về sản phẩm..., là những yếu tố quan trọng giúp nông sản Việt Nam chinh phục các thị trường khó tính như châu Âu, châu Mỹ, Nhật Bản và nhiều quốc gia, đưa Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng, giá trị nông sản toàn cầu, bất chấp những yếu tố khó khăn mà kinh tế toàn cầu đang đối mặt”, ông Vũ Bá Phú nhận định.

Hiện nay, nhiều nhóm hàng nông sản xuất khẩu quan trọng của Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao, một số loại quả đang vào mùa như vải, chôm chôm, nhãn, sầu riêng, bơ... cũng có khả năng thâm nhập thị trường nước ngoài.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, kim ngạch xuất khẩu nhóm ngành rau quả trong tháng 5/2024 tăng trưởng ấn tượng 7,4% so với cùng kỳ năm trước, ước đạt 700 triệu USD.

Tuy nhiên, dù dư địa thị trường còn lớn nhưng cạnh tranh về mặt hàng nông sản, trái cây cùng loại giữa các nước tham gia xuất khẩu ngày càng khốc liệt.

Đối với tỉnh Bình Thuận – "thủ phủ" thanh long của Việt Nam, ông Biện Tấn Tài – Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận cho biết, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ chính nhưng quốc gia này cũng có diện tích trồng thanh long tương đương với Việt Nam và có mùa vụ không chênh lệch (từ tháng 5 đến tháng 11) so với thời điểm thu hoạch chính của tỉnh. Do đó, vào thời điểm này thanh long Bình Thuận phải cạnh tranh với cả thanh long và trái cây Trung Quốc nên việc tiêu thụ thường chậm.

Việc đẩy mạnh xuất khẩu thanh long của Bình Thuận vào thị trường châu Âu, khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á… cũng còn khó khăn. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng chậm do các doanh nghiệp của tỉnh chủ yếu gia công hoặc bán thanh long cho các doanh nghiệp khác xuất khẩu nên không thể hiện kim ngạch.

Mặt hàng vải Thanh Hà của công ty TNHH Sản xuất Thương mại dịch vụ Rồng Đỏ phân phối ở hệ thống Market Place Australia đang có giá khoảng 600.000 đồng/kg. Ảnh: Doanh nghiệp cung cấp cho Mekong ASEAN
Mặt hàng vải Thanh Hà của công ty TNHH Sản xuất Thương mại dịch vụ Rồng Đỏ phân phối ở hệ thống Market Place Australia đang có giá khoảng 600.000 đồng/kg. Ảnh: Doanh nghiệp cung cấp cho Mekong ASEAN

Về phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Xuân Sơn – Giám đốc CTCP Coconut Bến Tre – một doanh nghiệp xuất khẩu dừa tươi sang Trung Quốc cho biết, doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu làm việc với môi giới chứ chưa có điều kiện tiếp cận với các nhà máy lớn, các đơn hàng mới chỉ ở tình trạng khách hàng có nhu cầu đặt hàng, chưa có chiến lược dài hạn nên giá xuất khẩu bị ép.

Theo ông Đỗ Ngọc Hưng – Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cho biết, Mỹ là thị trường tiêu thụ trái cây khổng lồ với nhu cầu đa dạng. Năm 2023, Mỹ nhập khẩu rau quả tươi và đông lạnh giá trị khoảng 20 tỷ USD, trong đó chủ yếu là quả mọng berries (4,3 tỷ USD), bơ (2,98 tỷ USD), chuối (2,76 tỷ USD)…

Dù vậy, so với các nước xuất khẩu sang Mỹ, đặc biệt là các nước khu vực châu Mỹ, mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn gặp một số thách thức. Cụ thể, tính mùa vụ thời gian thu hoạch ngắn, sản phẩm tươi mau hỏng; khoảng cách địa lý xa làm phát sinh thời gian và chi phí phí vận chuyển; cạnh tranh từ các thị trường Nam Mỹ, châu Á có cùng sản phẩm.

Công nghệ bảo quản của doanh nghiệp còn hạn chế, sản phẩm qua quá trình chiếu xạ bị thay đổi nhiệt độ nên không giữ được chất lượng ban đầu, độ tươi ngon giảm nhiều sau khi hàng cập cảng. Quy mô sản xuất của doanh nghiệp còn nhỏ lẻ, khó đáp ứng được số lượng và yêu cầu từ nhà nhập khẩu; chưa đầu tư đúng mức về khâu đóng gói, bao bì, mẫu mã và quảng bá tại thị trường Mỹ.

Tin liên quan

Bàn nhiều hơn về khó khăn của doanh nghiệp, ông Vũ Bá Phú cho rằng, tại thị trường EU, hiện nay rau củ quả của Việt Nam mới chỉ tiếp cận chuỗi cửa hàng châu Á nhưng lại chưa đi vào kênh phân phối lớn của EU như Carrefour, Metro…

Nguyên nhân chủ yếu do độ bền vững, quy mô của sản lượng chưa đủ để vào chuỗi siêu thị chính thống, trừ các mặt hàng gạo và thủy sản. Sản lượng trái cây nhỏ trong khi các chuỗi phân phối này lại đòi hỏi lượng cung cấp đều để phân phối cho các thị trường lẻ trong khối.

Trong vấn đề logistics, tuyến đường vận chuyển hàng rau quả từ Việt Nam đến thị trường lại xa, vận chuyển bằng đường hàng không giá cao. Trong khi đó, vận chuyển bằng đường thủy thời gian không chỉ lâu hơn trước mà giá cũng cao hơn, nếu như trước đây giá một container khoảng 2.000 euro thì giờ giá đã tăng lên rất nhiều.

Ông Đỗ Ngọc Hưng cho rằng, để giải bài toán vận chuyển, cần khuyến khích, hỗ trợ sự tham gia của các doanh nghiệp vận tải (hàng không, tàu biển) để giảm cước vận chuyển trái cây mùa vụ vào các dịp cao điểm từ Việt Nam sang Mỹ và các thị trường khác. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp logistics phát huy thế mạnh hệ thống hạ tầng, tối ưu hoá mô hình logistics chuyên dụng dành cho nông sản phục vụ xuất khẩu.

Hưởng lợi từ xu thế giá, cao su xuất khẩu lấy lại mốc 3 tỷ USD

Hưởng lợi từ xu thế giá, cao su xuất khẩu lấy lại mốc 3 tỷ USD

Trong bối cảnh nguồn cung thế giới thiếu hụt, cao su xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024 dù giảm về lượng nhưng kim ngạch vẫn tăng trưởng và lấy lại mốc 3 tỷ USD.
Nhận định: Anh bước vào CPTPP, cơ hội nào cho Việt Nam?

Nhận định: Anh bước vào CPTPP, cơ hội nào cho Việt Nam?

HSBC kỳ vọng, việc Anh gia nhập CPTPP, một trong những hiệp định tự do thương mại lớn nhất thế giới, có thể giải phóng thêm sức tăng trưởng dọc hành lang châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm cả Việt Nam.
Kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản vượt 36 tỷ USD, 3 mặt hàng lập kỷ lục

Kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản vượt 36 tỷ USD, 3 mặt hàng lập kỷ lục

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/12/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông sản của Việt Nam đạt 36,1 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất nhập khẩu Campuchia – ASEAN đạt hơn 14 tỷ USD trong 11 tháng

Xuất nhập khẩu Campuchia – ASEAN đạt hơn 14 tỷ USD trong 11 tháng

Lũy kế 11 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Campuchia và ASEAN đạt 14,3 tỷ USD.
Một năm về đích của ngành thủy sản

Một năm về đích của ngành thủy sản

Những tháng đầu năm 2024, mục tiêu 10 tỷ USD xuất khẩu được coi là thách thức lớn của ngành thủy sản trong bối cảnh nền kinh tế thế giới còn nhiều bất định. Tuy nhiên, đến những ngày cuối năm, ngành thủy sản đã có thể tự tin về đích như mục tiêu đề ra.
Xuất khẩu nhóm may mặc, du lịch của Campuchia tăng gần 25%

Xuất khẩu nhóm may mặc, du lịch của Campuchia tăng gần 25%

Campuchia đã xuất khẩu hàng may mặc, giày dép và hàng du lịch (ngành GFT) với kim ngạch 12,22 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm 2024, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Chi tiết kế hoạch xây dựng Lào Cai thành trung tâm kết nối giao thương

Chi tiết kế hoạch xây dựng Lào Cai thành trung tâm kết nối giao thương

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định 1620 ban hành Kế hoạch triển khai xây dựng Lào Cai trở thành Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc.
Số liệu thị trường: Diễn biến tình hình nhập khẩu chè của Đài Loan

Số liệu thị trường: Diễn biến tình hình nhập khẩu chè của Đài Loan

Đài Loan nhập khẩu 12.059 tấn chè từ Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2024, với trị giá 20,57 triệu USD, giảm nhẹ 0,05% về lượng và giảm 0,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Hải sản xuất khẩu tăng trưởng trái chiều trong 11 tháng 2024

Hải sản xuất khẩu tăng trưởng trái chiều trong 11 tháng 2024

Trong khi sản phẩm cá ngừ, cua ghẹ xuất khẩu ghi nhận tăng trưởng tốt với hai con số thì mực, bạch tuộc lại giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam lần đầu nhập khẩu trên 100 tỷ USD một loại hàng hóa

Việt Nam lần đầu nhập khẩu trên 100 tỷ USD một loại hàng hóa

Chỉ chưa đầy 12 tháng, kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam đã đạt và vượt mốc 100 tỷ USD, mốc cao nhất kể từ năm 2013 đến nay.
Kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục thập kỷ

Kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục thập kỷ

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/12, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ghi nhận kết quả kỷ lục hơn 10 năm (giai đoạn 2013 – 2024).
Sản phẩm hóa chất là mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Lào

Sản phẩm hóa chất là mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Lào

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 11 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Lào đạt 1,94 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu cao su tại các thị trường ASEAN biến động trái chiều trong 10 tháng

Xuất khẩu cao su tại các thị trường ASEAN biến động trái chiều trong 10 tháng

10 tháng đầu năm 2024, tình hình xuất khẩu cao su tại các thị trường khu vực ASEAN ghi nhận biến động trái chiều, trong khi cao su xuất khẩu của Thái Lan và Campuchia tăng trưởng thì Indonesia lại giảm so với cùng kỳ năm trước.
Cá tra là mặt hàng thủy sản lớn nhất của Việt Nam xuất sang Trung Đông

Cá tra là mặt hàng thủy sản lớn nhất của Việt Nam xuất sang Trung Đông

Theo VASEP, cá tra hiện là mặt hàng thủy sản lớn nhất của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Đông khi chiếm tỷ trọng 40% kim ngạch trong 11 tháng đầu năm 2024.
Việt Nam kỳ vọng Nhật Bản sẽ có thêm các dự án đầu tư về công nghệ bán dẫn

Việt Nam kỳ vọng Nhật Bản sẽ có thêm các dự án đầu tư về công nghệ bán dẫn

Tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản ngày 19/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kỳ vọng Nhật Bản sẽ sớm có các dự án đầu tư mới tại Việt Nam, nhất là các dự án công nghệ cao trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, chế biến chế tạo, điện tử...
Trung Quốc dẫn đầu các thị trường xuất khẩu sắn của Thái Lan

Trung Quốc dẫn đầu các thị trường xuất khẩu sắn của Thái Lan

Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu sắn lát và tinh bột sắn của Thái Lan trong 10 tháng đầu năm 2024.
Doanh thu nội địa của Vĩnh Hoàn có tháng giảm đầu tiên trong năm 2024

Doanh thu nội địa của Vĩnh Hoàn có tháng giảm đầu tiên trong năm 2024

Tháng 11/2024, trong khi hầu hết các thị trường chính của Vĩnh Hoàn tăng trưởng tốt về doanh thu thì nội địa lại ghi nhận giảm -9%. Đây cũng là tháng đầu tiên trong năm thị trường này có mức tăng trưởng âm.
Xuất khẩu tôm sang các thị trường chủ lực tăng trưởng hai con số

Xuất khẩu tôm sang các thị trường chủ lực tăng trưởng hai con số

Trải qua 11 tháng đầu năm 2024, hai thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam là Mỹ và Trung Quốc đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt trội so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất nhập khẩu phân bón 11 tháng tăng cả lượng và giá

Xuất nhập khẩu phân bón 11 tháng tăng cả lượng và giá

11 tháng đầu năm 2024, tổng xuất nhập khẩu phân bón của Việt Nam đạt 6,39 triệu tấn với 2,23 tỷ USD kim ngạch, tăng lần lượt 26% về lượng và 21% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Top 3 thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam

Top 3 thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam

11 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc, Brazil và Mỹ là ba thị trường nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam.
Xuất nhập khẩu của Campuchia đạt gần 50 tỷ USD trong 11 tháng

Xuất nhập khẩu của Campuchia đạt gần 50 tỷ USD trong 11 tháng

11 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Campuchia đạt 49,87 tỷ USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu mủ và gỗ cao su của Campuchia tăng hơn 28% trong 11 tháng

Xuất khẩu mủ và gỗ cao su của Campuchia tăng hơn 28% trong 11 tháng

11 tháng đầu năm 2024, Campuchia thu về hơn 573 triệu USD từ bán mủ và gỗ cao su, tăng hơn 28% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu cá ngừ tháng 11 chấm dứt đỉnh 25 tháng

Xuất khẩu cá ngừ tháng 11 chấm dứt đỉnh 25 tháng

Sau khi lên mức đỉnh về kim ngạch 25 tháng trong tháng 10, sang tháng 11/2024 xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam có phần chững lại.
Nhiều mặt hàng nông sản lập kỷ lục chỉ trong 11 tháng

Nhiều mặt hàng nông sản lập kỷ lục chỉ trong 11 tháng

Dù mới trải qua 11 tháng đầu năm 2024, nhiều mặt hàng nông sản đã ghi nhận kim ngạch xuất khẩu cao nhất các năm giai đoạn 2013 - 2023 như cà phê, rau quả, gạo...
Việt Nam chi hơn 42 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ ASEAN

Việt Nam chi hơn 42 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ ASEAN

Lũy kế 11 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam – ASEAN đạt 76,3 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu cá tra tiến về đích 2 tỷ USD

Xuất khẩu cá tra tiến về đích 2 tỷ USD

Lũy kế 11 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam thu về 1,8 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023.
Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Việt Nam hiện xuất khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt sang 35 thị trường trên thế giới, trong đó Hong Kong (Trung Quốc) là thị trường xuất khẩu lớn nhất.
ĐBSCL xuất siêu hơn 13 tỷ USD trong 11 tháng

ĐBSCL xuất siêu hơn 13 tỷ USD trong 11 tháng

Lũy kế 11 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đạt 38,2 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước.
Mỹ là thị trường xuất khẩu sò điệp lớn nhất của Việt Nam

Mỹ là thị trường xuất khẩu sò điệp lớn nhất của Việt Nam

10 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu mặt hàng sò điệp sang 20 thị trường, trong đó Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất khi chiếm 33% tỷ trọng.
Giá cà phê thế giới chinh phục đỉnh mới

Giá cà phê thế giới chinh phục đỉnh mới

Khép lại phiên giao dịch ngày 10/12, giá cà phê Arabica trên thị trường thế giới tiếp tục neo tại mức cao nhất trong 47 năm.
Kinh tế Cà Mau năm 2024 tăng trưởng hơn 7%

Kinh tế Cà Mau năm 2024 tăng trưởng hơn 7%

Năm 2024, dù đối mặt với nhiều khó khăn, tỉnh Cà Mau vẫn ghi nhận những kết quả tích cực, trong đó kinh tế của tỉnh tăng trưởng 7,09%; kim ngạch xuất khẩu đạt 1,26 tỷ USD, thu ngân sách hơn 5.900 tỷ đồng.
Campuchia mang về 1,79 tỷ USD từ xuất khẩu lúa gạo

Campuchia mang về 1,79 tỷ USD từ xuất khẩu lúa gạo

11 tháng đầu năm 2024, Campuchia đã thu về 1,79 tỷ USD từ xuất khẩu lúa và gạo, tăng 32,59% so với cùng kỳ năm 2023.
Các yếu tố tác động đến xuất khẩu gỗ năm 2025

Các yếu tố tác động đến xuất khẩu gỗ năm 2025

Năm 2025, các doanh nghiệp gỗ nên quan tâm sát sao về chính sách từ các nước nhập khẩu lớn như Mỹ, yếu tố chi phí đầu vào và các quy định xanh.
Việt Nam chi gần 100 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng

Việt Nam chi gần 100 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng

11 tháng đầu năm 2024, Việt Nam chi 97,7 tỷ USD để nhập khẩu máy vi tính, điện tử và linh kiện, chiếm 28% tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa trong kỳ.
Việt Nam nhập siêu gần 9 tỷ USD hàng hóa từ ASEAN

Việt Nam nhập siêu gần 9 tỷ USD hàng hóa từ ASEAN

11 tháng đầu năm 2024, thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và ASEAN đạt 76 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang khối đạt 33,7 tỷ USD và nhập khẩu từ khối đạt 42,3 tỷ USD.
Việt Nam xuất khẩu mặt hàng cá tra nào sang Malaysia?

Việt Nam xuất khẩu mặt hàng cá tra nào sang Malaysia?

Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Malaysia đạt hơn 3 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước.
Xem thêm