Cần đầu tư có trọng tâm, trọng điểm 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các địa phương vùng trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp tục đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, phấn đấu giải ngân ít nhất 90% vốn được phân bổ năm 2023.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến với 14 tỉnh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ về tình hình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Ảnh: VGP
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến với 14 tỉnh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ về tình hình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Ảnh: VGP

Chiều 10/8, tại tỉnh Yên Bái, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến với 14 tỉnh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ về tình hình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và cho ý kiến đối với dự thảo Luật Đất đai sửa đổi liên quan đến chính sách quản lý, sử dụng đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Tỷ lệ giải ngân của 14 tỉnh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ cao hơn mức bình quân cả nước

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giai đoạn 2021 - 2025, Trung ương đã giao và 14 tỉnh vùng đã hoàn thành phân bổ tổng vốn đầu tư phát triển thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia là hơn 47.057 tỷ đồng, chiếm 47,3% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển cho các địa phương trên cả nước.

Về kết quả giải ngân vốn năm 2022, tính đến ngày 31/7/2023, vốn ngân sách Trung ương giải ngân được hơn 8.757 tỷ đồng, đạt khoảng 77,6% kế hoạch, cao hơn bình quân chung của cả nước là 76,1%; vốn ngân sách địa phương đã giải ngân khoảng 99% kế hoạch năm 2022.

Về kết quả giải ngân 7 tháng năm 2023, tính đến 31/7, vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương năm 2023 giải ngân được trên 4.430 tỷ đồng, đạt 38,41% kế hoạch, cao hơn bình quân chung của cả nước là 37,8%.

Nhóm địa phương đạt tỷ lệ giải ngân cao gồm Yên Bái (65,85%), Lạng Sơn (65,45%), Sơn La (53,91%), Thái Nguyên (40,44%); các tỉnh có tỷ lệ giải ngân thấp nhất trong vùng gồm Hòa Bình (21,1%), Tuyên Quang (21.1%).

Phát biểu tại hội nghị, các địa phương đều đánh giá trong thời gian qua, Ban Chỉ đạo Trung ương rất quyết liệt trong việc nhận diện, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là sau khi ban hành Nghị định số 38 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 27.

Các địa phương có tỷ lệ giải ngân cao cũng chia sẻ nhiều bài học kinh nghiệm trong việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia như phải chủ động ban hành đồng bộ chính sách và thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư từ sớm; thực hiện lồng ghép vốn, huy động tốt vốn đối ứng để thực hiện các dự án ra tấm, ra món, làm đến đâu được đến đó...

Tuy nhiên, các địa phương phản ánh còn khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ, trong đó có một số nội dung chưa có hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương; một số chỉ tiêu về tỷ lệ dân số có sổ khám chữa bệnh điện tử, tỷ lệ giảm nghèo chưa phù hợp với điều kiện của các địa phương, cần xem xét, điều chỉnh lại.

Bên cạnh đó, lượng vốn phân bổ còn manh mún, phân tán, trong khi đòi hỏi vốn đối ứng lớn, nếu không huy động được dễ gây lãng phí; có tình trạng vốn chờ công trình; vốn giao trước, hướng dẫn theo sau.

Các địa phương có tỷ lệ giải ngân cao chia sẻ nhiều bài học kinh nghiệm trong việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia. Ảnh: VGP
Các địa phương có tỷ lệ giải ngân cao chia sẻ nhiều bài học kinh nghiệm trong việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia. Ảnh: VGP

Các địa phương cũng phản ánh còn nhiều vướng mắc trong việc huy động và giải ngân vốn sự nghiệp; mất nhiều thời gian chuẩn bị thủ tục đầu tư, chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng.

Các dự án phân cấp cho cấp xã triển khai chậm do cán bộ xã cần có thời gian để "hấp thụ" khối lượng lớn văn bản hướng dẫn, việc phân bổ vốn đến từng dự án hạn chế sự linh hoạt của địa phương trong việc tập trung nguồn vốn đầu tư tập trung, tránh dàn trải.

Có địa phương thẳng thắn cho biết, do nhiều dự án quy mô nhỏ, phải thực hiện nhiều quy trình, thủ tục dễ dẫn đến rủi ro về pháp lý, nên một bộ phận cán bộ chưa quyết liệt triển khai. Để khắc phục tình trạng này, địa phương đã thực hiện việc điều chuyển cán bộ, sau đó tình hình có cải thiện hơn.

Các địa phương đề nghị bổ sung trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện thành đối với đối tượng thụ hưởng của các dự án, tiểu dự án thành phần về phát triển giáo dục nghề nghiệp thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.

Các địa phương cũng kiến nghị Trung ương sớm thông báo vốn sự nghiệp giai đoạn 2024 - 2025, đồng thời phân bổ vốn ngân sách Trung ương hằng năm trước ngày 15/11 để các địa phương có thể phân bổ trước ngày 31/12.

Chưa có sự tích cực phối hợp trong việc sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn

Tại hội nghị, lãnh đạo 3 bộ, ngành chủ quản 3 chương trình mục tiêu quốc gia trực tiếp giải đáp những vướng mắc, khó khăn của các địa phương đồng thời cập nhật tiến độ sửa đổi, bổ sung Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp và Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT, Thông tư số 02/2022/TT-UBDT và các văn bản hướng dẫn liên quan đến 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Các bộ ngành, ngành chủ quản cũng phản ánh các bộ, ngành và địa phương chưa tích cực phối hợp trong việc sửa đổi, bổ sung dù đã đến hạn phải ban hành theo yêu cầu của Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia.

Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, Ủy ban Dân tộc chịu trách nhiệm tổng hợp khó khăn, vướng mắc của các địa phương để sửa Thông tư số 02/2022/TT-UBDT, nhưng mới chỉ có 14 địa phương, trong đó có 6 tỉnh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ và 2/23 bộ, ngành gửi văn bản góp ý.

Tương tự, Nghị quyết số 100/2023/QH15 của Quốc hội yêu cầu trong năm 2023, nghiên cứu, đề xuất, trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh một số mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung của các chương trình mục tiêu quốc gia để triển khai, bảo đảm hiệu quả, khả thi, phù hợp với tình hình thực tiễn, tránh lãng phí, tiêu cực; nghiên cứu, đề xuất thực hiện thí điểm việc phân cấp cho cấp huyện chủ động quyết định, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn, danh mục dự án đầu tư thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn, báo cáo Quốc hội khi tiến hành giám sát tối cao chuyên đề về 3 chương trình mục tiêu quốc gia tại kỳ họp thứ 6.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho rằng đây là cơ hội lớn để rà soát tổng thể toàn diện những nội dung nêu trên, nhưng đến nay mới chỉ có 16 địa phương có văn bản kiến nghị điều chỉnh theo các nội dung theo yêu cầu của Nghị quyết 100/2023/QH15.

Các địa phương có thể thành lập các tổ công tác giám sát thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang biểu dương, đánh giá cao tỉnh Yên Bái có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số.

Phó Thủ tướng gợi ý các địa phương có thể thành lập các tổ công tác để vừa hướng dẫn vừa đôn đốc, giám sát đẩy nhanh quá trình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Ảnh: VGP
Phó Thủ tướng gợi ý các địa phương có thể thành lập các tổ công tác để vừa hướng dẫn vừa đôn đốc, giám sát đẩy nhanh quá trình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Ảnh: VGP

Về 3 chương trình mục tiêu quốc gia, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, 14 địa phương trong vùng được phân bổ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Trung ương chiếm gần 50% của cả nước, do đó tiến độ giải ngân của vùng sẽ có tác động rất lớn đến tiến độ giải ngân chung của cả nước.

Phó Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực các địa phương, dù điều kiện còn nhiều khó khăn thậm chí có 8 huyện thuộc 4 tỉnh Cao Bằng, Điện Biên, Yên Bái, Bắc Kạn chưa có xã đạt chuẩn nông thôn mới, đã tích cực tổ chức triển khai việc huy động nguồn vốn đối ứng và lồng ghép các nguồn vốn, qua đó đưa tỷ lệ giải ngân trong 7 tháng năm nay lên cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương phải giải ngân toàn bộ số vốn của năm 2022 kéo dài sang năm 2023, phấn đấu giải ngân ít nhất 90% vốn được phân bổ năm 2023; chắt chiu từng đồng vốn, tiếp tục đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, làm ra tấm ra món; việc lồng ghép vốn phải rạch ròi, minh bạch để thuận lợi cho việc quyết toán khi hoàn thành các dự án đầu tư.

Địa phương nào còn nợ văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền phải sớm hoàn tất ban hành; tìm hiểu kỹ những quy định mới ban hành, trong đó có Nghị định số 38 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27 quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và các văn bản hướng dẫn mới ban hành; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương trong quá trình sửa đổi, bổ sung văn bản hướng dẫn để khi ban hành có thể thực hiện được ngay.

Phó Thủ tướng gợi ý các địa phương có thể thành lập các tổ công tác gồm những cán bộ có kinh nghiệm, am hiểu pháp lý để tỏa đi các dự án, vừa hướng dẫn vừa đôn đốc, giám sát đẩy nhanh quá trình thực hiện; tăng cường học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành chủ quản chương trình trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam là đường sắt lưỡng dụng

Xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam là đường sắt lưỡng dụng

Theo Thủ tướng Chính phủ, Trung ương, Bộ Chính trị đã thống nhất chủ trương đầu tư xây dựng toàn tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam với vận tốc thiết kế 350 km/h; là đường sắt lưỡng dụng, vừa phát triển kinh tế - xã hội, vừa phục vụ quốc phòng, an ninh.
Chủ tịch JICA: 'An ninh con người là nền tảng trong mọi hoạt động hợp tác'

Chủ tịch JICA: 'An ninh con người là nền tảng trong mọi hoạt động hợp tác'

Với thông điệp “Kết nối thế giới bằng lòng tin”, JICA cam kết các hoạt động hỗ trợ của tổ chức này tập trung vào an ninh con người, quan hệ đối tác bình đẳng, dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền tự chủ và khả năng tự lực của quốc gia đối tác.
Số nhà đầu tư trong nước mở mới tài khoản chứng khoán giảm sút

Số nhà đầu tư trong nước mở mới tài khoản chứng khoán giảm sút

Sau hai tháng liên tục duy trì trên 300.000 tài khoản, lượng mở mới tài khoản chứng khoán trong tháng cuối quý 3/2024 đã giảm mạnh.
Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển bằng thể chế, hạ tầng và quản trị

Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển bằng thể chế, hạ tầng và quản trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, tinh thần của Chính phủ là thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.
'Ngành ngân hàng luôn xác định doanh nghiệp là bạn đồng hành'

'Ngành ngân hàng luôn xác định doanh nghiệp là bạn đồng hành'

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khẳng định, các giải pháp chính sách của hoạt động ngân hàng đều hướng đến doanh nghiệp và người dân là trung tâm theo tinh thần chỉ đạo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Giai đoạn 2 vụ Vạn Thịnh Phát: Bà Trương Mỹ Lan bị đề nghị án chung thân

Giai đoạn 2 vụ Vạn Thịnh Phát: Bà Trương Mỹ Lan bị đề nghị án chung thân

Bà Trương Mỹ Lan bị đề nghị mức án tù chung thân về 3 tội danh "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", “Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.
Doanh nghiệp nỗ lực đưa Việt Nam thành trung tâm logistics của khu vực và quốc tế

Doanh nghiệp nỗ lực đưa Việt Nam thành trung tâm logistics của khu vực và quốc tế

Chia sẻ tại cuộc gặp mặt với Thường trực Chính phủ, đại diện doanh nghiệp, hiệp hội bày tỏ quyết tâm nỗ lực, phát triển mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa để cùng nhau xây dựng đất nước tự chủ và hùng cường. Thành công của doanh nhân, doanh nghiệp cũng là thành công của đất nước.
Chính phủ có thể 'đặt đề bài' cho doanh nghiệp triển khai các dự án lớn

Chính phủ có thể 'đặt đề bài' cho doanh nghiệp triển khai các dự án lớn

Đây là đề xuất của ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tại buổi gặp mặt các đại diện doanh nghiệp nhân ngày Doanh nhân Việt Nam sáng 4/10.
‘Doanh nghiệp lớn cần tiên phong trong những việc lớn, việc khó, việc mới’

‘Doanh nghiệp lớn cần tiên phong trong những việc lớn, việc khó, việc mới’

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng kỳ vọng các doanh nghiệp lớn cần nêu gương đi đầu, tiên phong trong những việc lớn, việc khó, việc mới, giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia để tạo lực cho phát triển kinh tế, tạo dư địa phát triển cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở những lĩnh vực khác.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Paris, bắt đầu chuyến thăm Pháp

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Paris, bắt đầu chuyến thăm Pháp

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Paris, bắt đầu tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Pháp từ ngày 3-7/10.
Việt Nam mong muốn các doanh nghiệp Ireland đầu tư mạnh mẽ hơn nữa

Việt Nam mong muốn các doanh nghiệp Ireland đầu tư mạnh mẽ hơn nữa

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ireland, ngày 3/10, tại Thủ đô Dublin, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã gặp mặt các doanh nghiệp Ireland.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Ireland Simon Harris

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Ireland Simon Harris

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ireland, sáng 3/10 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Dublin, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội kiến Thủ tướng Ireland Simon Harris.
Thường trực Chính phủ gặp mặt, tri ân các doanh nghiệp

Thường trực Chính phủ gặp mặt, tri ân các doanh nghiệp

Sáng 4/10, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ có cuộc gặp mặt các đại diện doanh nghiệp nhân ngày Doanh nhân Việt Nam.
Cả nước thu hút gần 25 tỷ USD vốn FDI, Bắc Ninh dẫn đầu với hơn 4,5 tỷ USD

Cả nước thu hút gần 25 tỷ USD vốn FDI, Bắc Ninh dẫn đầu với hơn 4,5 tỷ USD

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt hơn 24,78 tỷ USD. Trong đó, Bắc Ninh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 4,5 tỷ USD.
Thủ tướng Phạm Minh Chính sắp tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính sắp tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Vientiane, Lào từ ngày 8-11/10.
Bến Tre hút hơn 300.000 tỷ đồng vốn đầu tư

Bến Tre hút hơn 300.000 tỷ đồng vốn đầu tư

Tại hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bến Tre ngày 3/10, UBND tỉnh đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với 23 nhà đầu tư, tổng vốn đầu tư hơn 300.000 tỷ đồng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Trường đại học Trinity Dublin của Ireland

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Trường đại học Trinity Dublin của Ireland

Tiếp tục chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ireland, chiều 2/10 (giờ địa phương) tại thủ đô Dublin, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Trường đại học Trinity Dublin.
Việt Nam phản đối việc Trung Quốc hành xử thô bạo với ngư dân ở Hoàng Sa

Việt Nam phản đối việc Trung Quốc hành xử thô bạo với ngư dân ở Hoàng Sa

Việt Nam hết sức quan ngại, bất bình và kiên quyết phản đối cách hành xử thô bạo của lực lượng hành pháp Trung Quốc liên quan đến vụ trấn áp, đánh bị thương, tịch thu tài sản của ngư dân Quảng Ngãi trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Tháng 12 hoàn thành Đề án thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng

Tháng 12 hoàn thành Đề án thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng

Đây là một trong những nội dung tại Quyết định số 1088/QĐ-TTg ngày 2/10/2024 do Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký ban hành.
Phấn đấu nâng kim ngạch thương mại Việt Nam - Ireland lên 5 tỷ USD năm 2026

Phấn đấu nâng kim ngạch thương mại Việt Nam - Ireland lên 5 tỷ USD năm 2026

Tại cuộc hội đàm giữa Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Ireland Michael Higgins, hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh hai bên cần tận dụng hiệu quả Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), thúc đẩy kết nối thương mại đầu tư, phấn đấu nâng kim ngạch thương mại lên 5 tỷ USD vào năm 2026.
Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Ireland

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Ireland

Lúc 11h40 ngày 2/10 (theo giờ địa phương), tại Phủ Tổng thống Ireland, Tổng thống Michael D. Higgins và phu nhân đã chủ trì lễ đón trọng thể Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới thăm cấp Nhà nước tới Ireland từ ngày 1-3/10.
UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Tuyên Quang, Phú Thọ

UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Tuyên Quang, Phú Thọ

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị xem xét kỷ luật nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Tuyên Quang Chẩu Văn Lâm và hai nguyên Bí thư tỉnh Phú Thọ là ông Ngô Đức Vượng và ông Nguyễn Doãn Khánh.
An Giang có Chủ tịch tỉnh mới

An Giang có Chủ tịch tỉnh mới

Ông Hồ Văn Mừng, Phó Bí thư Tỉnh ủy An Giang sẽ giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh An Giang từ ngày 1/10/2024.
Hà Nội: Xây dựng đô thị thông minh trong môi trường số

Hà Nội: Xây dựng đô thị thông minh trong môi trường số

Giữa bối cảnh hội nhập quốc tế và xu hướng của cách mạng công nghiệp mới, Hà Nội xác định rằng việc xây dựng một đô thị thông minh là yêu cầu tất yếu và cấp thiết.
Khởi công cầu Ba Lai 8 trên tuyến đường nối 3 tỉnh Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh

Khởi công cầu Ba Lai 8 trên tuyến đường nối 3 tỉnh Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh

Sáng 2/10, UBND tỉnh Bến Tre đã khởi công dự án cầu Ba Lai 8 trên tuyến đường bộ ven biển tỉnh Bến Tre và khởi động dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển kết nối tỉnh Bến Tre với Tiền Giang và Trà Vinh.
'Việt Nam đang ở thời điểm vàng để phát triển AI và bán dẫn'

'Việt Nam đang ở thời điểm vàng để phát triển AI và bán dẫn'

Đây là một cảm nhận chung được các chuyên gia trong và ngoài nước chia sẻ tại hội thảo “Doanh nghiệp và thế hệ trẻ trước làn sóng công nghệ trí tuệ nhân tạo và bán dẫn” nằm trong khuôn khổ sự kiện Ngày hội đổi mới sáng tạo (Innovate Vietnam) 2024 diễn ra ngày 1-2/10.
TP Thủ Đức: Thông xe cầu Nam Lý bắc qua sông Rạch Chiếc

TP Thủ Đức: Thông xe cầu Nam Lý bắc qua sông Rạch Chiếc

Sáng 2/10, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP HCM đã thông xe dự án cầu Nam Lý trên tuyến đường Đỗ Xuân Hợp bắc qua sông Rạch Chiếc, TP Thủ Đức.
Giá vàng thế giới tăng vọt, vàng nhẫn trong nước vượt 83 triệu đồng/lượng

Giá vàng thế giới tăng vọt, vàng nhẫn trong nước vượt 83 triệu đồng/lượng

Sau đợt lao dốc ngắn hạn, giá vàng thế giới lại quay đầu tăng mạnh do lo ngại căng thẳng ở Trung Đông leo thang. Trong nước, vàng miếng SJC neo ở mốc cao, giá vàng nhẫn cũng đã vượt 83 triệu đồng/lượng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm rời Mông Cổ, lên đường thăm Ireland

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm rời Mông Cổ, lên đường thăm Ireland

Chiều 1/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời sân bay Thành Cát Tư Hãn, thủ đô Ulaanbaatar, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Mông Cổ, lên đường thăm cấp Nhà nước tới Ireland theo lời mời của Tổng thống Ireland Michael D. Higgins.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cộng đồng người Việt tại Mông Cổ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cộng đồng người Việt tại Mông Cổ

Sáng 1/10, theo giờ địa phương, trong chuyến thăm chính thức Mông Cổ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại sứ quán Việt Nam, gặp gỡ, đại diện cộng đồng người Việt tại Mông Cổ.
Xuất hiện cơn bão số 5 trên Biển Đông nhưng không ảnh hưởng đến Việt Nam

Xuất hiện cơn bão số 5 trên Biển Đông nhưng không ảnh hưởng đến Việt Nam

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (1/10), bão Krathon đã đi vào vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 5 trong năm 2024.
Meta sẽ sản xuất thiết bị thực tế ảo Quest 3S tại Việt Nam

Meta sẽ sản xuất thiết bị thực tế ảo Quest 3S tại Việt Nam

Chủ tịch phụ trách đối ngoại toàn cầu của Meta, ông Nick Clegg cho biết, tập đoàn này sẽ triển khai trợ lý ảo "Meta AI" bằng tiếng Việt trong những tháng tới và mở rộng sản xuất thiết bị thực tế ảo hỗn hợp mới nhất Quest 3S tại Việt Nam vào năm 2025.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Muốn làm đổi mới sáng tạo phải có cơ chế đặc thù

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Muốn làm đổi mới sáng tạo phải có cơ chế đặc thù

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, bên cạnh 3 đột phá về thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực, cần phải lấy khoa học công nghệ, lấy đổi mới sáng tạo làm động lực để đột phá phát triển. Đây là con đường duy nhất, không còn con đường nào khác và cơ hội nào khác.
Mông Cổ mong muốn tăng cường và mở rộng hợp tác hơn với Việt Nam

Mông Cổ mong muốn tăng cường và mở rộng hợp tác hơn với Việt Nam

Chiều 30/9, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội kiến Thủ tướng Mông Cổ Luvsannamsrain Oyun-Erdene và Chủ tịch Quốc hội Dashzegve Amarbayasgalan.
Việt Nam - Mông Cổ thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện

Việt Nam - Mông Cổ thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện

Ngày 30/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh đã ra Tuyên bố chung Việt Nam - Mông Cổ về thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện nhằm định hướng cho sự hợp tác tin cậy sâu sắc giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả và toàn diện.
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện mừng 75 năm Quốc khánh Trung Quốc

Lãnh đạo Việt Nam gửi điện mừng 75 năm Quốc khánh Trung Quốc

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi điện mừng Quốc khánh Trung Quốc.
Xem thêm