Cần một lộ trình rõ ràng cho Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện JETP

Các đối tác quốc tế tiếp tục đóng góp nhiều ý kiến đáng chú ý giúp Việt Nam hoàn thiện dự thảo Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện Tuyên bố Chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP).

JETP là một trong những giải pháp giúp Việt Nam tiếp cận các nguồn lực cần thiết để triển khai hiệu quả lộ trình phát triển các-bon thấp, có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu trong nỗ lực chung chuyển đổi năng lượng toàn cầu; đồng thời phát triển các cơ hội kinh tế mới để hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi hướng tới tương lai phát thải ròng bằng 0.

Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện JETP (RMP) là bước đầu triển khai thực hiện Tuyên bố JETP, thể hiện mong muốn hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác quốc tế nhằm huy động nguồn lực thực hiện chuyển đổi năng lượng công bằng tại Việt Nam, vừa đảm bảo giảm phát thải khí nhà kính, vừa đáp ứng an ninh năng lượng quốc gia; đồng thời đảm bảo khả năng tiếp cận tới các nguồn năng lượng với giá hợp lý đối với đại bộ phận người dân Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành

Phát biểu tại Hội thảo tham vấn hoàn thiện dự thảo Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện JETP (RMP) vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Nhóm các đối tác quốc tế (IPG) tổ chức tuần vừa qua, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho biết: “Kế hoạch huy động nguồn lực là tài liệu mở, luôn được điều chỉnh, cập nhật và có sự tham gia rộng rãi của mọi tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp phù hợp với ưu tiên phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam và hướng tới mục tiêu đạt phát thải vòng bằng “0” vào năm 2050”.

Hội thảo lần này lấy ý kiến góp ý của Nhóm các đối tác quốc tế IPG, Liên minh Tài chính Glassgow (GFANZ) và các bên liên quan để hoàn thiện RMP, trình Thủ tướng xem xét thông qua.

Đại sứ các nước tại Việt Nam, đại diện các đối tác phát triển và tổ chức quốc tế đều đánh giá bản dự thảo mới nhất đã tiệm cận được những vấn đề đặt ra sau rất nhiều cuộc tham vấn, làm việc thảo luận chuyên sâu. Đã có 500 ý kiến đóng góp được gửi về Ban thư ký JETP để hoàn thiện RMP.

Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng, RMP cần phải cụ thể hơn nữa, nhất là việc làm nổi bật vai trò dẫn dắt của Việt Nam, ý nghĩa của JETP đối với quá trình chuyển dịch của Việt Nam cũng như lộ trình thực hiện.

Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện JETP cần lộ trình cụ thể

Ông Thomas Wiersing, Đại biện lâm thời Liên minh châu Âu tại Việt Nam. (Ảnh: Báo TN&MT)
Ông Thomas Wiersing, Đại biện lâm thời Liên minh châu Âu tại Việt Nam. (Ảnh: Báo TN&MT)

Ông Thomas Wiersing, Đại biện lâm thời Liên minh châu Âu tại Việt Nam nhận định: “Tham vọng lớn đạt phát thải ròng bằng 0 thể hiện tại COP26 cũng như trong Quy hoạch Điện 8 của Chính phủ Việt Nam cho thấy rõ cần phải có các các biện pháp cụ thể cho tất cả các lĩnh vực thuộc ngành năng lượng cũng như của nền kinh tế”.

Theo ông Wiersing, JETP sẽ là một công cụ hữu hiệu và RMP sẽ là bước đầu tiên, vạch ra tham vọng, hướng đi, các cải cách chính sách và các cơ hội giúp thúc đẩy quá trình này.

Đồng quan điểm với ý kiến trên, ông Mark George, Tham tán Khí hậu Vương quốc Anh, Đại sứ quán Anh tại Việt Nam cho rằng: “RMP là cơ hội để thiết lập một lộ trình hiện thực hóa tham vọng của Việt Nam trong chuyển dịch năng lượng công bằng, theo hướng thúc đẩy tăng trưởng, hỗ trợ đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội quốc gia, tăng cường an ninh năng lượng và khả năng cạnh tranh”.

Hầu hết các ý kiến đề xuất tại Hội thảo đều cho rằng, RMP cần được xây dựng thành một kịch bản cụ thể với lộ trình thực hiện rõ ràng cho các vấn đề ưu tiên như việc giảm nhiệt điện than, phát triển năng lượng tái tạo, lựa chọn dự án thực hiện có đánh giá tác động, nâng cấp và phát triển mạng lưới truyền tải, trung hòa carbon và lưu trữ năng lượng…

Hoạt động xây dựng chính sách, khung pháp lý cũng cần có lộ trình cụ thể hơn. Tiếp theo đó, cần cân nhắc kỹ việc phân bổ nguồn lực như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, vấn đề giải ngân ODA, vay nợ nước ngoài cũng là những căn cứ để các đối tác công tư, các định chế tài chính xem xét rót vốn.

Quá trình chuyển dịch năng lượng cần được quản trị minh bạch

Toàn cảnh Hội thảo tham vấn hoàn thiện dự thảo Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện JETP. Ảnh: Báo TN&MT
Toàn cảnh Hội thảo tham vấn hoàn thiện dự thảo Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện JETP. Ảnh: Báo TN&MT

Thông qua JETP, các đối tác quốc tế giúp Việt Nam hoàn thiện chính sách, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tài chính cho chuyển đổi năng lượng công bằng; thu hút đầu tư phát triển năng lượng tái tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, nâng cấp hạ tầng lưới điện; phát triển các kỹ năng và năng lực cần thiết đối với chuyển đổi công bằng thông qua giáo dục và đào tạo nghề; tăng cường tham gia của khu vực tư nhân; phát triển trung tâm năng lượng tái tạo và hình thành ngành công nghiệp năng lượng tái tạo; thúc đẩy lưu trữ, cất trữ và sử dụng carbon, sản xuất thiết bị và pin lưu trữ năng lượng, sản xuất hydrogen xanh, phát triển điện gió ngoài khơi.

Các đối tác nước ngoài cam kết huy động nguồn lực ban đầu 15,5 tỷ USD trong vòng 3-5 năm tới để giải quyết nhu cầu cấp bách, mang tính xúc tác cho chuyển đổi năng lượng công bằng của Việt Nam.

Trong đó, 7,75 tỷ USD do nhóm IPG huy động với điều kiện vay hấp dẫn hơn so với thị trường vốn hiện tại. GFANZ huy động ít nhất 7,75 tỷ USD tài chính tư nhân hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp thông qua các khoản đầu tư của các tập đoàn, các doanh nghiệp quốc tế.

Để đảm bảo tính minh bạch và hiệu suất tối đa sử dụng nguồn vốn này, đại diện IPG cho rằng, RMP cần một bộ máy quản trị hiệu quả và có sự kiểm soát. Vấn đề lựa chọn các dự án cần sự tham gia của khu vực tư nhân và ý tưởng được đề xuất ở đây là IPG sẽ xác định mục tiêu cho các dự án ưu tiên.

Nhìn nhận ở góc độ cơ cấu vốn, theo đại diện nhóm GFANZ, RMP đã đề cập đến nguồn vốn từ nước ngoài và vốn đối ứng trong nước. Tuy nhiên, đại diện GFANZ nêu thêm các vấn đề để Ban Thư ký JETP xem xét như khoản vốn nào có thể đảm bảo cho các dự án được thực hiện ngay, khởi động dự án với vốn đầu tư công liệu có khả thi hay việc khu vực tư nhân tham gia như thế nào. GFANZ nhấn mạnh, việc đàm phán với khu vực tư nhân cần có quy trình minh bạch, rõ ràng để các ngân hàng và khu vực tư nhân có thể tham gia.

Bên cạnh đó, rất nhiều vấn đề khác được đề cập tới như nguồn lực huy động cho năng lượng, tài chính chuẩn bị sẵn sàng cho các hoạt động ra sao. Quá trình giảm phát thải từ nhiệt điện than cần chia sẻ kinh nghiệm từ JETP. Vấn đề cơ cấu lại nhiệt điện than, khuôn khổ pháp lý, xác định các lớp tài sản cần thiết cụ thể phục vụ cho công tác đầu tư…

Công bằng và bình đẳng mang tính bao trùm trong mọi khía cạnh và đối tượng

Nhiều đại biểu đề cập đến tính công bằng trong quá trình chuyển đổi năng lượng. Và RMP cần được xây dựng với sự công bằng và bình đẳng có tính bao trùm, xét đến tất cả mọi khía cạnh và mọi đối tượng chịu ảnh hưởng, để không ai bị bỏ lại phía sau.

Bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam nhận định, dự thảo mới nhất đã phù hợp hơn với Quy hoạch Điện 8, NDC và Chiến lược biến đổi khí hậu, giúp Việt Nam tập trung vào mục tiêu phát thải ròng bằng 0.

Đại diện UNDP cho rằng có lẽ cần tích hợp hay lồng ghép các vấn đề ưu tiên của JETP vào các chiến lược, kế hoạch phát triển ngành, từ trung ương tới địa phương để triển khai hiệu quả trong bối cảnh kế hoạch hàng năm đang thực hiện cho giai đoạn 2024-2025 và kế hoạch đầu tư trung hạn 2026-2030 sắp tới.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần tiến hành cải cách thủ tục hành chính nhằm rút ngắn thời gian phê duyệt các thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho các khoản đầu tư bổ sung. Kế hoạch thực hiện JETP cũng cần xác định nhu cầu và dành kinh phí để thực hiện các đánh giá và hành động cần thiết, xây dựng một khung khổ chuyển giao trong đó sự công bằng có tính bao trùm.

Chia sẻ quan điểm tại Hội thảo, đại diện Tổ chức Lao động quốc tế ILO trăn trở: “Con đường chuyển đổi năng lượng thế nào cũng có Được – Mất. Việc của chúng ta cần làm như thế nào đảm bảo để không ai bị bỏ lại phía sau trong công cuộc chuyển đổi và phát triển này.

Chúng ta cần cân nhắc khả năng mất việc làm của lực lượng lao động từ các doanh nghiệp trong thị trường; tính toán về khía cạnh thu nhập và đào tạo lại kỹ năng của người lao động giúp cuộc sống của họ bớt bị ảnh hưởng. Hệ thống an sinh xã hội sẽ đảm bảo hỗ trợ quá trình chuyển đổi”.

Hơn nữa, theo đại diện ILO, trong Kế hoạch này, ngoài sự tham gia của các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp, cho giới chủ như VCCI, cũng cần có sự tham gia của các tổ chức xã hội và tổ chức đại diện cho người lao động như công đoàn. Hiện nay, Việt Nam có lực lượng lao động lớn với hơn 17,5 triệu người là thành viên công đoàn.

Cần tận dụng JETP như một cú hích

Đại diện Cơ quan Phát triển của Pháp tại Việt Nam (AFD) và một số đại diện tổ chức khác đều có chung ý tưởng về việc cần đề xuất, lựa chọn các dự án thí điểm.

Theo quan điểm của đại diện UNIDO, tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp là một vấn đề đáng quan tâm. Các lĩnh vực năng lượng tái tạo mới, hydrogen ứng dụng công nghiệp, giao thông vận tải, ô tô điện… cần tận dụng JETP như một cú hích đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ chất lượng cao.

Việt Nam có độ mở thương mại lớn về xuất khẩu. Các thị trường xuất khẩu lớn ngày càng có nhiều yêu cầu cao hơn đối với chuỗi cung ứng. Do đó, chú trọng đầu tư cho xuất khẩu rất quan trọng. Đại diện UNIDO cho rằng, Chính phủ đã cho phép sử dụng năng lượng tái tạo tại văn phòng, cơ quan, thì đối với lĩnh vực công nghiệp cũng nên cởi trói về mặt chính sách để sử dụng năng lượng sạch trong công nghiệp được mạnh mẽ hơn.

Về phía doanh nghiệp, đại diện Eurocham tại Việt Nam, ông Stuart Livesey, Giám đốc quốc gia Việt Nam của CIP/COP chia sẻ, hiện có hai rào cản đối với việc rót vốn vào năng lượng tái tạo, cụ thể là điện gió ngoài khơi. Đó là vấn đề quy định pháp lý (Nghị định 17 quy định về khảo sát địa điểm, xây dựng dự án) cần xác định dự án khả thi và vấn đề cơ sở hạ tầng lưới điện để đảm bảo an ninh năng lượng.

Cần có cách tiếp cận cân bằng, mang tính tổng thể để cân nhắc sử dụng năng lượng tái tạo một cách hiệu quả, nhằm đưa năng lượng tái tạo trở thành tài sản cho Việt Nam. Đối với những dự án quy mô lớn giá trị lên đến nhiều tỷ USD, các nhà đầu tư rất cần định hướng chắc chắn và quy định nhất quán để có căn cứ quyết định đầu tư.

Theo ông Livesey, hợp đồng mua bán điện trực tiếp (DPPA) nếu được triển khai sớm cũng sẽ thu hút được vốn đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo bởi Việt Nam có nhiều cơ hội để đầu tư và thị trường tốt.

Đại diện dự án Thang Long Wind chia sẻ, việc lựa chọn dự án thí điểm để phát triển năng lượng điện gió ngoài khơi là phù hợp với thông lệ quốc tế, nhưng đồng thời phải phù hợp với các mục tiêu, yêu cầu tại các qui hoạch liên quan của Việt nam cũng như các tiêu chí của JETP bao gồm phát triển năng lượng điện gió ngoài khơi, hydrogen và ammonia, lưới điện truyền tài, hỗ trợ người dân trong quá trình chuyển đổi năng lượng.

Dự án Thăng Long Wind và Thăng Long Wind 2 là dự án duy nhất đã có kết quả khảo sát và các mô hình tài chính để phát triển dự án. Để góp phần đảm bảo mục tiêu công suất 6GW điện gió ngoài khơi được lắp đặt vào năm 2030, từ năm 2019, Tập đoàn Enterprize Energy đã triển khai thu thập dữ liệu gió, khảo sát địa chất đáy biển.

Tập đoàn đã làm việc với các bộ, ngành, cơ quan chức năng, các cấp chính quyền địa phương tại tỉnh Bình Thuận để dự kiến các điểm tiếp bờ, các công trình trạm biến áp và tuyến cáp ngầm trên bờ và phương án xây dựng đường dây 500KV, giải phóng công suất từ trang trại điện gió ngoài khơi, triển khai thiết kế các công trình biển kết hợp giữa sản xuất điện từ gió ngoài khơi với điện phân nước biển để sản xuất hydrogen, ammonia.

"Thông qua việc thí điểm dự án Thăng Long Wind và Thăng Long Wind 2, các bên liên quan sẽ hoàn thiện hành lang pháp lý, mô hình, cơ chế tài chính và các nội dung cần thiết khác để áp dụng trong tương lai", đại diện Thăng Long Wind cho biết.

Trung Quốc mong muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực hàng không vũ trụ

Trung Quốc mong muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực hàng không vũ trụ

Theo Bộ trưởng Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc Kim Tráng Long, Việt Nam và Trung Quốc có rất nhiều tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là 3 lĩnh vực: công nghiệp ô tô, khai thác khoáng sản và hàng không vũ trụ.
Hợp tác Việt Nam - EU: Cơ hội chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp

Hợp tác Việt Nam - EU: Cơ hội chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp

“Kiến tạo tương lai xanh” là chủ đề của Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế xanh 2024 do Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) và Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đồng chủ trì sẽ diễn ra từ ngày 21-23/10 tại TP HCM.
PTSC hợp tác với hai tập đoàn năng lượng Mỹ để phát triển lĩnh vực LNG

PTSC hợp tác với hai tập đoàn năng lượng Mỹ để phát triển lĩnh vực LNG

Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) vừa ký kết Thỏa thuận Đối tác chiến lược với Excelerate Energy, nhà cung cấp hàng đầu về các giải pháp khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) tại Hoa Kỳ với vốn hóa trên sàn NYSE khoảng 2,32 tỷ USD.
Đề nghị Apple và Google thành lập trung tâm R&D tại Việt Nam

Đề nghị Apple và Google thành lập trung tâm R&D tại Việt Nam

Nhân dịp tham dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng LHQ khóa 79 và làm việc tại New York, chiều 23/9 (giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp cựu Giám đốc điều hành Google Eric Schmidt, cùng một số doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ như Apple, Meta, Super Micro và 2 quỹ đầu tư Blackstone, Warbug Pincus.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tọa đàm với các doanh nghiệp hàng đầu Mỹ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tọa đàm với các doanh nghiệp hàng đầu Mỹ

Nhân dịp tham dự các hoạt động của Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khoá 79 và làm việc tại Mỹ, chiều 23/9 (giờ địa phương) tại New York, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã dự buổi tọa đàm với các doanh nghiệp.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Chủ tịch Boeing toàn cầu

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Chủ tịch Boeing toàn cầu

Trong khuôn khổ tham dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Khoá 79 và làm việc tại Hoa Kỳ, chiều 22/9 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có buổi tiếp ông Brendan Nelson, Chủ tịch Boeing toàn cầu.
TTC AgriS đầu tư 1,5 triệu AUD vào doanh nghiệp F&B của Australia

TTC AgriS đầu tư 1,5 triệu AUD vào doanh nghiệp F&B của Australia

Ngày 19/9, Global Mind Australia (GMAA), công ty thành viên của TTC AgriS, công bố hoàn tất khoản đầu tư 1.5 triệu AUD vào East Forged, doanh nghiệp F&B có trụ sở tại Brisbane, Australia.
Tăng cường và mở rộng cơ hội M&A giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tăng cường và mở rộng cơ hội M&A giữa Việt Nam và Nhật Bản

Ngày 18/9, Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã tổ chức thành công chương trình hội nghị hợp tác kinh doanh Việt Nam - Nhật Bản dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).
Việt Nam - Singapore tổ chức Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 18 về kết nối kinh tế

Việt Nam - Singapore tổ chức Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 18 về kết nối kinh tế

Thông qua Hội nghị Bộ trưởng về kết nối kinh tế Việt Nam - Singapore lần thứ 18, Việt Nam đề nghị phía Singapore khuyến khích các doanh nghiệp đưa ra các đề xuất hợp tác mới và tăng cường đầu tư vào Việt Nam.
New Zealand hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

New Zealand hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Chính phủ New Zealand đã công bố khoản đóng góp 1 triệu đô la New Zealand (tương đương hơn 15 tỷ đồng), hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả nặng nề của cơn bão Yagi.
Hơn 60 cuộc giao thương thành công giữa các doanh nghiệp Hàn Quốc và Việt Nam

Hơn 60 cuộc giao thương thành công giữa các doanh nghiệp Hàn Quốc và Việt Nam

Nhóm 11 doanh nghiệp thuộc Đoàn doanh nghiệp khu thương mại tự do Hàn Quốc đã có những cuộc giao thương thành công với các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam trong các lĩnh vực thực phẩm, mỹ phẩm, công nghệ, cơ khí,...
Khởi công khảo sát dự án Trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân

Khởi công khảo sát dự án Trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân

Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 1 (PECC1) và Viện thiết kế chuyên ngành nhà nước Nga (GSPI) vừa tổ chức Lễ khởi công khảo sát Dự án Trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân tại xã Hàng Gòn, TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Lô hàng cứu trợ khẩn cấp đầu tiên của Australia đã đến Hà Nội

Lô hàng cứu trợ khẩn cấp đầu tiên của Australia đã đến Hà Nội

Chính phủ Australia công bố sẽ cung cấp cho Việt Nam khoản viện trợ ban đầu trị giá 3 triệu đô la Australia nhằm ứng phó với các thiệt hại do bão Yagi gây ra.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Phó chủ tịch Tập đoàn Gazprom

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Phó chủ tịch Tập đoàn Gazprom

Tiếp tục chương trình thăm chính thức Liên bang Nga, ngày 10/9 tại Moscow, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp ông Vitaly Markelov, Phó chủ tịch Tập đoàn Gazprom.
Australia tuyển dụng 1.000 lao động Việt Nam làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp

Australia tuyển dụng 1.000 lao động Việt Nam làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp

Đây là số lượng tối đa người lao động Việt Nam được phép làm công việc ngắn hạn hoặc dài hạn trong lĩnh vực nông nghiệp trong cùng một thời điểm ở Australia.
Thủ tướng làm việc với Đại sứ Hàn Quốc, rà soát triển khai các thỏa thuận cấp cao

Thủ tướng làm việc với Đại sứ Hàn Quốc, rà soát triển khai các thỏa thuận cấp cao

Chiều 6/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc với Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Choi Young-Sam nhằm triển khai, cụ thể hóa nội dung thỏa thuận của lãnh đạo hai nước.
Chuyển đổi chiếu sáng xanh góp phần xây dựng không gian đô thị TP HCM bền vững

Chuyển đổi chiếu sáng xanh góp phần xây dựng không gian đô thị TP HCM bền vững

Ngày 29/8, Signify Việt Nam công bố cuộc thi “Chuyển đổi chiếu sáng xanh hướng tới Net Zero” nhằm tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo về giải pháp chiếu sáng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải tại TP HCM.
Ukraine điều tra vụ máy bay F-16 rơi khiến phi công tử nạn

Ukraine điều tra vụ máy bay F-16 rơi khiến phi công tử nạn

Bộ Tổng tham mưu Ukraine xác nhận một trong những máy bay chiến đấu F-16 mới được phương Tây chuyển giao cho Ukraine đã bị rơi khi đang đẩy lùi một cuộc tấn công ồ ạt của Nga. Nguyên nhân của vụ việc đang được điều tra.
Chương mới trong hợp tác giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - Hàn Quốc

Chương mới trong hợp tác giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - Hàn Quốc

Chiều 28/8, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Doanh nghiệp nhỏ và vừa và khởi nghiệp của Hàn Quốc tổ chức cuộc họp lần thứ nhất Uỷ ban hợp tác về doanh nghiệp nhỏ và vừa và khởi nghiệp giữa hai Bộ.
Việt Nam - Trung Quốc thúc đẩy dự án hợp tác phát triển lĩnh vực xã hội, dân sinh

Việt Nam - Trung Quốc thúc đẩy dự án hợp tác phát triển lĩnh vực xã hội, dân sinh

Việt Nam - Trung Quốc nhất trí nghiên cứu, triển khai các dự án trong lĩnh vực xã hội và dân sinh nhằm hỗ trợ cải thiện điều kiện kinh tế - xã hội; cải thiện đời sống cho người dân.
'Cần có đột phá về hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Lào thông qua kết nối hạ tầng'

'Cần có đột phá về hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Lào thông qua kết nối hạ tầng'

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, cần có đột phá về hợp tác kinh tế, đầu tư giữa Việt Nam - Lào, thông qua việc đẩy mạnh hợp tác công-tư để phát triển hạ tầng, kết nối hai nền kinh tế, nhất là tuyến đường bộ cao tốc, đường sắt, hàng không...
425 hộ nghèo ở Cà Mau nhận nhà an toàn ứng phó với biến đổi khí hậu

425 hộ nghèo ở Cà Mau nhận nhà an toàn ứng phó với biến đổi khí hậu

UBND tỉnh Cà Màu và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã bàn giao 425 căn nhà an toàn cho các hộ nghèo và cận nghèo tại địa phương nhằm tăng cường bảo vệ người dân trước tác động của biến đổi khí hậu.
"Mối quan hệ Việt Nam - Singapore sẽ tiếp tục phát triển rực rỡ"

"Mối quan hệ Việt Nam - Singapore sẽ tiếp tục phát triển rực rỡ"

Nhận định của Đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam trong lễ kỷ niệm 59 năm ngày Quốc khánh Singapore tổ chức tối 14/8 tại Hà Nội.
FPT hợp tác với FCC Partners lập Quỹ Đầu tư phát triển công nghiệp bán dẫn

FPT hợp tác với FCC Partners lập Quỹ Đầu tư phát triển công nghiệp bán dẫn

Ngày 8/8, tại Hà Nội, FCC Partners Inc, một doanh nghiệp tư vấn tài chính tại đảo Đài Loan và FPT đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác (MOU) về thúc đẩy đầu tư, thương mại hóa và phát triển toàn diện trong lĩnh vực công nghệ cao.
ASEAN và Trung Quốc bước vào vòng đàm phán thứ 8 nâng cấp ACFTA

ASEAN và Trung Quốc bước vào vòng đàm phán thứ 8 nâng cấp ACFTA

Phiên đàm phán lần này diễn ra từ ngày 5 – 9/8 tại Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, với sự tham gia của hơn 180 đại biểu từ 10 nước thành viên ASEAN, Trung Quốc và Ban Thư ký ASEAN.
Việt - Hàn có nhiều tiềm năng hợp tác phát triển chip bán dẫn cho ô tô thông minh

Việt - Hàn có nhiều tiềm năng hợp tác phát triển chip bán dẫn cho ô tô thông minh

Theo chuyên gia công ty tư vấn Boston Consulting Group tại Seoul, ngoài việc tham gia hậu kỳ cho các sản phẩm bán dẫn, Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều cơ hội hợp tác trong phát triển chip bán dẫn cho ô tô.
Việt Nam luôn coi Nga là một trong những đối tác ưu tiên hàng đầu

Việt Nam luôn coi Nga là một trong những đối tác ưu tiên hàng đầu

Đây là một trong những nội dung được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu tại buổi tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam Gennady Bezdetko chiều 6/8, tại Nhà Quốc hội.
Standard Chartered hợp tác với 3 công ty thúc đẩy kinh doanh giữa Việt Nam và Hong Kong

Standard Chartered hợp tác với 3 công ty thúc đẩy kinh doanh giữa Việt Nam và Hong Kong

Ngân hàng Standard Chartered Hongkong vừa ký kết bản ghi nhớ hợp tác (MoU) với ba tập đoàn gồm Kingboard, Computime và Stavian Group, nhằm mở rộng kinh doanh trong khu vực.
CBRE trở thành đơn vị quản lý vận hành dự án The Ninety Complex

CBRE trở thành đơn vị quản lý vận hành dự án The Ninety Complex

Lễ ký kết hợp đồng quản lý vận hành giữa CBRE Việt Nam, Công ty TNHH Điện tử Ánh Sao và ROX Living diễn ra ngày 1/8 đánh dấu sự hợp tác chiến lược giữa các bên.
'Thương mại, đầu tư Việt - Ấn sẽ tăng lên mạnh mẽ trong thời gian tới'

'Thương mại, đầu tư Việt - Ấn sẽ tăng lên mạnh mẽ trong thời gian tới'

Nhận định về kết quả chuyến thăm cấp Nhà nước của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Ấn Độ từ ngày 30/7 - 1/8, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tin tưởng, thương mại đầu tư của hai nước sẽ tăng lên mạnh mẽ trong thời gian tới.
Hợp tác Việt - Ấn hướng tới tăng gấp đôi kim ngạch thương mại vào năm 2030

Hợp tác Việt - Ấn hướng tới tăng gấp đôi kim ngạch thương mại vào năm 2030

Thủ tướng hai nước nhất trí triển khai các biện pháp mạnh mẽ nhằm hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại, đầu tư hai chiều tăng gấp đôi so với mức hiện nay vào năm 2030.
Doanh nghiệp Hong Kong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam

Doanh nghiệp Hong Kong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam

Các doanh nghiệp Hong Kong (Trung Quốc) bày tỏ muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực như hàng không, tài chính, giáo dục đào tạo, đào tạo nghề, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Thủ tướng gặp mặt lãnh đạo các tập đoàn Ấn Độ đang đầu tư tại Việt Nam

Thủ tướng gặp mặt lãnh đạo các tập đoàn Ấn Độ đang đầu tư tại Việt Nam

Chiều 31/7, tại thủ đô New Delhi, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo Tập đoàn Phát triển hành lang công nghiệp quốc gia của Ấn Độ; đại diện tập đoàn dầu thô và khí đốt tự nhiên lớn nhất của Ấn Độ; lãnh đạo tập đoàn công nghệ HCL.
Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Ấn Độ mở rộng đầu tư vào Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Ấn Độ mở rộng đầu tư vào Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn các doanh nghiệp Ấn Độ gia tăng đầu tư trong các lĩnh vực bán dẫn, khoa học công nghệ, chuyển đổi xanh, dược phẩm, đặc biệt là vaccine, thuốc điều trị các bệnh nan y và năng lượng tái tạo,…
Hợp tác Việt - Nhật về năng lượng sạch trong khuôn khổ AZEC

Hợp tác Việt - Nhật về năng lượng sạch trong khuôn khổ AZEC

Sáng 31/7, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp ông Yamada Takio, Cố vấn Bộ Ngoại giao, Đại sứ phụ trách Sáng kiến Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC) của Chính phủ Nhật Bản.
Hải Dương xúc tiến đầu tư tại Đức và Áo

Hải Dương xúc tiến đầu tư tại Đức và Áo

Đoàn công tác của UBND tỉnh Hải Dương đang có chuyến thăm, xúc tiến đầu tư tại 3 nước Đức, Áo và Italia. Trong đó, từ ngày 22 - 26/7, đoàn công tác làm việc tại Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Áo.
Xem thêm