Châu Âu khó thoát phụ thuộc nguyên liệu hạt nhân của Nga

NĂNG LƯỢNG CHÂU ÂU
12:17 - 15/10/2022
Nga cùng tập đoàn Rosatom là một nhà cung cấp đóng vai trò thống trị trên thị trường năng lượng hạt nhân quốc tế. Ảnh: Reuters
Nga cùng tập đoàn Rosatom là một nhà cung cấp đóng vai trò thống trị trên thị trường năng lượng hạt nhân quốc tế. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
7 tháng sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, châu Âu đã tiến hành 8 vòng trừng phạt lên kinh tế Nga nhưng vẫn bỏ ngỏ các lệnh cấm vận lên lĩnh vực công nghiệp nhiên liệu hạt nhân của nước này.

Theo CNBC, dù đã trải qua 8 vòng trừng phạt, lĩnh vực năng lượng và đặc biệt là năng lượng hạt nhân của Nga vẫn là lĩnh vực mà châu Âu chưa thể đưa vào phạm vi các lệnh cấm vận. Bất chấp các nỗ lực từ phía Ukraine nhằm kêu gọi cấm nhập khẩu năng lượng và cấm hoàn toàn thương mại hạt nhân với Nga, các giao dịch vẫn đang được tiến hành như bình thường.

Ông Ariadna Rodrigo, giám đốc tài chính bền vững của EU tại tổ chức môi trường Greenpeace, nhận định rằng việc EU vẫn tiếp tục các giao dịch nguyên liệu hạt nhân với Nga là một “sự điên rồ”. Thay vào đó, ông cho rằng các chính phủ EU cần nghiêm túc với việc ngừng tài trợ cho Điện Kremlin và tập trung vào tiết kiệm năng lượng cũng như mở rộng đầu tư năng lượng tái tạo.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng đồng ý với nhận định này khi ông luôn tập trung vào việc vận động áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với ngành công nghiệp hạt nhân của Nga. Đầu tháng 8, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nói chuyện với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel về vấn đề năng lượng hạt nhân.

Cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống Zelensky là Oleg Ustenko cũng nhấn mạnh rằng tất cả hàng hóa từ dầu mỏ, khí đốt, uranium và than đá của Nga đều nên bị cấm, do Moscow đang sử dụng số tiền thu được từ hoạt động này để tài trợ cho chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Trên thực tế từ tháng 4, một nghị quyết của Nghị viện châu Âu đã kêu gọi cấm vận "ngay lập tức" đối với việc nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga. Đồng thời, nghị quyết cũng nhằm kêu gọi các quốc gia thành viên ngừng hợp tác với tập đoàn hạt nhân khổng lồ Rosatom của Nga trong các dự án hiện có và mới.

Tuy nhiên, việc cấm vận lĩnh vực hạt nhân của Nga là một nan đề. Trước tiên, động thái này vấp phải sự phản đối gay gắt của nhiều quốc gia phụ thuộc vào Nga, đặc biệt là Hungary và Bulgaria. Ngay cả khi cuộc chiến sự giữa Nga và Ukraine đang diễn ra dữ dội, Hungary vào cuối tháng 8 vẫn tuyên bố sẽ xây dựng 2 lò phản ứng hạt nhân mới của Rosatom nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Ngoài ra, với tư cách là một quốc gia lớn thống trị thị trường nhiên liệu hạt nhân toàn cầu, bất kỳ động thái nào nhằm phá vỡ sự phụ thuộc của EU vào các dịch vụ của Nga có thể sẽ đem tới hậu quả khôn lường.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cùng Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen. Ảnh: Odessa Journal

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cùng Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen. Ảnh: Odessa Journal

Để nói về tầm ảnh hưởng của Nga, hiện trên khắp châu Âu có 18 lò phản ứng hạt nhân của nước này ở các quốc gia trải dài từ Phần Lan, Slovakia, Hungary, Bulgaria tới Cộng hòa Czech và tất cả các lò phản ứng này đều dựa vào nguồn cung nhiên liệu hạt nhân cũng như các dịch vụ khác từ Rosatom của Nga để vận hành.

Theo dữ liệu mới nhất từ Cơ quan Cung cấp Euratom, Nga chiếm tới 19,7% lượng nhập khẩu uranium của châu Âu trong năm 2021. Điều này cũng tương đương với việc EU phải trả khoảng 203,7 triệu USD để nhập khẩu uranium thô từ Nga.

Ngoài Moscow, một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ là Kazakhstan cũng cung ứng khoảng 23% uranium cho khối EU, trị giá khoảng 238 triệu USD vào năm 2021. Tuy nhiên, việc khai thác nhiên liệu hạt nhân tại Kazakhstan lại là do Rosatom kiểm soát.

Quan trọng hơn hết, số tiền lớn này mới chỉ tới từ những ước tính chung về lượng nhập khẩu uranium và sự phụ thuộc của EU vào các dịch vụ trong chuỗi cung ứng năng lượng hạt nhân.

Hiện EU đã ban hành một số lệnh cấm đối với lĩnh vực năng lượng hạt nhân của Nga như lệnh cấm cập cảng đối với các tàu gắn cờ Nga để vận chuyển nhiên liệu hạt nhân. Tuy nhiên, chính sách này vốn có nhiều kẽ hở cho việc lách luật và vẫn đang là một thách thức đối với khối này,

Đọc tiếp

Giá dầu và giá vàng thế giới tăng sau khi Israel được nghi đã tấn công Iran ngày 19/4/2024. Ảnh: The Star

Giá dầu tăng 3% sau tin Israel tấn công Iran

Tin tức về các cuộc tấn công được nghi là do Israel tiến hành gần căn cứ không quân ở thành phố Isafahan, miền trung Iran ngày 19/4 nổ ra, làm dấy lên lo ngại về xung đột mở rộng tại Trung Đông, đẩy giá dầu và giá vàng thế giới ngay lập tức gia tăng.
Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro. Ảnh: AP

Venezuela đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador

Ngày 16/4, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribbean (CELAC) đã ra lệnh đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador nhằm thể hiện sự đoàn kết với Mexico trong cuộc đối đầu ngoại giao với Ecuador.