Bắt đầu từ 25/9, hàng nghìn cư dân bị mất nhà trong trận cháy rừng thiêu rụi gần như toàn bộ thị trấn Lahaina tại Hawaii bắt đầu quay trở lại ngôi nhà bị tàn phá của mình và tìm kiếm những vật lưu niệm còn sót lại.
Ngày 29/8, Dịch vụ Biến đổi Khí hậu Copernicus của Liên minh Châu Âu cho biết trận cháy rừng đã kéo dài 11 ngày tại đông bắc Hy Lạp là trận cháy rừng lớn nhất trong nhiều năm tại EU và phá hủy một khu vực rộng hơn cả diện tích thành phố New York.
Trong bối cảnh khắp khu vực miền nam châu Âu bị đặt trong cảnh báo đỏ vì nắng nóng và khô hạn, các đám cháy rừng đang khiến hàng trăm người phải sơ tán, gây ra thiệt hại về tính mạng cũng như ảnh hưởng tới giao thông hàng hải.
Các vụ cháy rừng ở tỉnh British Columbia, phía tây Canada tiếp tục lan rộng, buộc giới chức địa phương ban bố tình trạng khẩn cấp và gấp rút sơ tán khoảng 35.000 người dân để đảm bảo an toàn.
Ngày 16/8, chính quyền Hawaii, Mỹ mở lại đường cao tốc qua tây Maui lần đầu tiên kể từ trận cháy rừng, nhưng thành phố Lahaina vẫn đang tạm thời đóng cửa để phục vụ các nỗ lực tìm kiếm nạn nhân thiệt mạng hiện đã lên tới 106 người.
Tính tới cuối ngày 14/8, các đội tìm kiếm cứu hộ và chó nghiệp vụ đã rà soát được 25% diện tích khu vực xảy ra cháy rừng tại Lahaina, Maui trong khi phát hiện được thi thể của nạn nhân thứ 99.
Tính tới 13/8, số người thiệt mạng do cháy rừng tại Maui, Hawaii lên tới 93 người, trong khi thân nhân của những người mất tích vẫn đang tìm kiếm dấu hiệu sống sót của người thân.
Giới chức Mỹ cho biết vụ cháy rừng trên đảo Maui của Hawaii đã khiến ít nhất 89 người thiệt mạng, gây thiệt hại ước tính ban đầu lên tới 6 tỷ USD, trở thành vụ cháy rừng nguy hiểm nhất nước này trong hơn một thế kỷ qua.
Tính tới chiều ngày 11/8, số người thiệt mạng trong vụ cháy rừng tại Maui, Hawaii đã tăng lên 67 người trong khi những người dân tại Lahaina bắt đầu quay trở lại tìm kiếm nơi đã từng là nhà của mình.
Tính tới ngày 10/8, sự lan rộng của trận cháy rừng trên đảo Maui của Hawaii đã đốt rụi nhiều diện tích đất, phá hủy nhiều khu dân cư cũng như làm hư hại nhiều địa danh và khiến số người thiệt mạng tăng lên ít nhất 53 người.
Trong một tuyên bố cuối ngày 9/8, chính quyền quận Maui của Hawaii cho biết các vụ cháy rừng khiến ít nhất 36 người thiệt mạng trong khi tàn phá nhiều công trình cơ sở hạ tầng tại thành phố du lịch Lahaina
Trong bối cảnh Hy Lạp đang trải qua hơn 15 ngày cháy rừng liên tục với 667 đám cháy trên khắp đất nước, Bộ trưởng Khủng hoảng Khí hậu và Bảo vệ Dân sự nước này nhận định hầu hết đều do “bàn tay con người” gây ra.
Tính tới 19/7, cháy rừng đã hoành hành trong 3 ngày liên tiếp tại phía tây thủ đô Athens của Hy Lạp trong khi các nhà chức trách đang chuẩn bị cho viễn cảnh tồi tệ hơn do nhiệt độ dự kiến sẽ tiếp tục duy trì ở ngưỡng cao trên cả nước.
Từ 11/6, miền đông Canada dự đoán sẽ gặp một số trận mưa có thể giúp làm sạch không khí và loại bỏ khói từ các đám cháy rừng, tuy nhiên chúng có khả năng cao sẽ không thể dập tắt các đám cháy rừng đang hoành hành tại đây.
Theo các quan chức Canada, nước này đang trên đà đối mặt với một năm bị cháy rừng tàn phá kỷ lục trong bối cảnh thời tiết khô và nóng có khả năng sẽ kéo dài tới cuối mùa hè này.
Nhiều phương tiện truyền thông hôm nay 12/8 đưa tin về hơn 200 nhân viên cứu hỏa đang được điều động để dập tắt đám cháy rừng tại quận Los Angeles, bang California khi những ngọn lửa biến khu vực này thành một chiếc vạc lửa khổng lồ.
Đêm 31/7, cháy rừng đã bùng lên tại một sườn dốc trong khu vực Rừng Quốc gia Klamath phía tây Yreka, Hạt Siskia thuộc bang California, Mỹ, phá hủy hơn 12 ha đất cùng nhiều thiệt hại về cảnh quan cũng như thảm thực vật.
Tại gần Công viên Quốc gia Yosemite bang California, thời tiết nắng nóng và khô hanh kéo dài khiến các đám cháy rừng ngày càng lan rộng và có nguy cơ bùng phát trở thành đám cháy lớn nhất trong năm tại đây.