Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các dự án sân bay, cảng biển, đường cao tốc

Đây là một trong những yêu cầu được Chính phủ nhấn mạnh tại Nghị quyết 188/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các dự án sân bay, cảng biển, đường cao tốc

Nghị quyết nêu rõ, để góp phần thực hiện thắng lợi toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra năm 2024, trong đó phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP quý IV trên 8% và cả năm trên 7%, tạo đà cho năm 2025, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết tâm cao độ, nỗ lực hết mình, hành động quyết liệt, tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, theo dõi sát diễn biến tình hình để tập trung chỉ đạo, điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra.

Trong đó, Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ, ổn định đời sống nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất, kinh doanh.

Đồng thời, tập trung khôi phục các công trình hạ tầng thiết yếu, giao thông, điện, nước, viễn thông. Theo dõi sát tình hình, diễn biến nguồn cung, giá cả hàng hóa trên địa bàn, nhất là tại các khu vực vừa xảy ra thiên tai, bão lũ, kịp thời bảo đảm nguồn cung, kiểm soát giá cả.

Tiếp tục ưu tiên cho thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao tiếp tục ưu tiên cho thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Theo dõi sát tình hình quốc tế, khu vực, việc thay đổi, điều chỉnh chính sách của các nền kinh tế lớn và các đối tác quan trọng, tình hình căng thẳng tại Trung Đông và các điểm nóng, diễn biến các cuộc bầu cử lớn, biện pháp ứng phó của các nước để có phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả, tận dụng tối đa các cơ hội mới, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.

Phối hợp chặt chẽ, hài hòa giữa chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách kinh tế vĩ mô khác, góp phần thúc đẩy tăng trường, kiểm soát lạm phát, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

Chủ động nắm chắc tình hình thị trường để có giải pháp phù hợp, hiệu quả ổn định thị trường đối với hàng hóa thiết yếu và vào dịp cuối năm. Chuẩn bị các phương án giá, lộ trình điều chỉnh giá phù hợp đối với một số mặt hàng, dịch vụ do Nhà nước quản lý giá trên cơ sở đánh giá tổng thể, kỹ lưỡng tác động của việc điều chỉnh giá đến lạm phát, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống nhân dân.

Tiếp tục miễn, giảm, gia hạn một số loại thuế, phí, lệ phí để tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được yêu cầu chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để điều tiết tỷ giá, lãi suất, phù hợp với diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô và mục tiêu đề ra. Thực hiện quyết liệt các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình tín dụng nhà ở xã hội; chương trình tín dụng 60 nghìn tỷ đồng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng kiểm soát tốt chất lượng tín dụng, bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống; tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát rủi ro nợ xấu, triển khai hiệu quả các biện pháp xử lý nợ xấu.

Bộ Tài chính được yêu cầu quyết liệt triển khai chuyển đổi số, hóa đơn điện tử, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách Nhà nước, phấn đấu vượt thu ít nhất thêm 10% dự toán được giao năm 2024.

Đồng thời, nghiên cứu để thực hiện theo thẩm quyền hoặc báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền tiếp tục miễn, giảm, gia hạn một số loại thuế, phí, lệ phí để tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.

Rà soát các quy định của pháp luật về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế khi áp dụng bảng giá đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2024, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, người dân thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư, phát triển các thành phần kinh tế.

Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trọng điểm quốc gia

Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan địa phương quyết liệt tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công và 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia.

Kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải ngân đầu tư công, nhất là đối với 31 Bộ, cơ quan trung ương và 23 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình cả nước, phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao.

Bộ Giao thông vận tải, các địa phương đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án giao thông chiến lược, quan trọng quốc gia, sân bay, cảng biển, đường cao tốc, dự án liên vùng, liên tỉnh. Bảo đảm tiến độ các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia, công tác chuẩn bị đầu tư các dự án hạ tầng chiến lược, trọng điểm trong giai đoạn 2026 - 2030 và nâng cấp, mở rộng đường bộ cao tốc đã được đầu tư theo quy mô phân kỳ lên quy mô hoàn chỉnh theo quy hoạch, quy định của đường cao tốc.

Chú trọng phát triển thị trường trong nước, bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng

Các Bộ, cơ quan, địa phương đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu; chú trọng phát triển thị trường trong nước, bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng, an ninh lương thực quốc gia.

Thực hiện quyết liệt các giải pháp tiếp tục mở rộng, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm xuất khẩu và chuỗi cung ứng, nhất là đối với các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường cho các doanh nghiệp; có chính sách khuyến khích tiêu dùng, khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực mà sản xuất trong nước có thế mạnh, còn năng lực sản xuất và thị trường trong nước có nhu cầu.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương theo dõi sát việc điều chỉnh chính sách thương mại và đầu tư của các đối tác lớn, quan trọng đối với xuất nhập khẩu để có phản ứng chính sách kịp thời, bảo vệ năng lực sản xuất trong nước.

Khuyến khích các sàn thương mại điện tử đang hoạt động tại Việt Nam triển khai các chương trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước.

Theo dõi sát diễn biến thị trường thế giới và trong nước để chủ động các giải pháp điều hành, cân đối cung cầu thị trường xăng dầu theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao, bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tiêu dùng của người dân trong mọi tình huống.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; tập trung chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, bảo đảm đầy đủ nguồn cung lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Thúc đẩy mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo

Chính phủ yêu cầu tập trung thực hiện hiệu quả, thực chất cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Thúc đẩy mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số.

Các Bộ, cơ quan, địa phương nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền các gói chính sách với quy mô đủ lớn, phù hợp, khả thi để hỗ trợ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp, người dân và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới. Triển khai quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, Chương trình Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ, ngoại giao công nghệ, tập trung vào thiết lập các khuôn khổ quan hệ đối tác về khoa học công nghệ với các nền kinh tế hàng đầu, gắn kết sự tham gia của doanh nghiệp Việt Nam vào các chuỗi cung ứng công nghệ cao và tăng cường sự hiện diện của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế về khoa học công nghệ.

Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu các giải pháp nhằm thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp lớn nước ngoài đầu tư mới hoặc mở rộng tại Việt Nam. Tháo gỡ các điểm nghẽn, tạo đột phá về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; đầu tư xứng tầm cho những ngành phục vụ phát triển các lĩnh vực công nghệ mũi nhọn như vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, internet vạn vật, công nghệ sinh học...

Đại biểu Quốc hội: Cần tiến tới sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

Đại biểu Quốc hội: Cần tiến tới sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm đồng bộ với Luật Khám, chữa bệnh, nhưng vẫn chưa giải quyết hết các bất cập thực tiễn. Vì vậy đại biểu đề nghị cần sớm tiến tới sửa đổi Luật một cách toàn diện.
Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các dự án sân bay, cảng biển, đường cao tốc

Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các dự án sân bay, cảng biển, đường cao tốc

Đây là một trong những yêu cầu được Chính phủ nhấn mạnh tại Nghị quyết 188/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức: 'Bỏ giấy chuyển tuyến gây vỡ trận tuyến trên'

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức: 'Bỏ giấy chuyển tuyến gây vỡ trận tuyến trên'

Thứ trưởng Y tế Nguyễn Tri Thức nhấn mạnh rằng có thể bỏ giấy chuyển tuyến giữa cấp khám chữa bệnh ban đầu và cấp cơ bản ở huyện, tỉnh, nhưng cấp chuyên sâu vẫn phải giữ vì đây là yêu cầu gần như bắt buộc về chuyên môn và có lợi cho bệnh nhân.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp lãnh đạo các nước dự Hội nghị BRICS mở rộng

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp lãnh đạo các nước dự Hội nghị BRICS mở rộng

Tối 23/10 (giờ địa phương) trong khuôn khổ các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo BRICS mở rộng tại Kazan, Liên bang Nga, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp lãnh đạo một số nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Ngày 23/10, tại Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng tổ chức tại Nga, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp ngắn với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.
Hợp tác năng lượng - dầu khí là trụ cột quan trọng của quan hệ Việt - Nga

Hợp tác năng lượng - dầu khí là trụ cột quan trọng của quan hệ Việt - Nga

Đây là nội dung được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu tại buổi gặp Bộ trưởng Năng lượng Liên bang Nga Sergei Tsivilev.
Thủ tướng dự lễ đón các nhà lãnh đạo tại Hội nghị BRICS mở rộng

Thủ tướng dự lễ đón các nhà lãnh đạo tại Hội nghị BRICS mở rộng

Chiều tối 23/10 theo giờ địa phương tại TP Kazan, Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Nhóm BRICS năm 2024 chủ trì lễ đón các trưởng đoàn tham dự Hội nghị BRICS và BRICS mở rộng 2024.
Đề xuất sửa đổi quy định 'thông tuyến' bảo hiểm y tế

Đề xuất sửa đổi quy định 'thông tuyến' bảo hiểm y tế

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế quy định bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... để người bệnh được lên thẳng cấp chuyên môn cao.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Tối 23/10, theo giờ địa phương, nhân dịp tham dự Hội nghị thượng đỉnh các Nhà lãnh đạo BRICS mở rộng tại Kazan, Liên bang Nga, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.
Sớm đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Malaysia đạt 18 tỷ USD

Sớm đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Malaysia đạt 18 tỷ USD

Đây là một trong những nội dung được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu tại buổi hội đàm với Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato' Johari Bin Abdul.
Công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế

Công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế

Theo Bộ Công Thương, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng đạt 9,76%, đóng góp 2,44 điểm phần trăm vào tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.
Trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 với nhiều điểm mới nhằm tăng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.
Nga coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu tại châu Á - Thái Bình Dương

Nga coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu tại châu Á - Thái Bình Dương

Tại cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak khẳng định Tổng thống Vladimir Putin và Chính phủ Nga rất coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam, coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Nga chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính bằng nghi thức mời khách quý

Nga chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính bằng nghi thức mời khách quý

Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu Việt Nam được Thủ tướng Cộng hòa Tatarstan, Liên bang Nga, chào đón bằng nghi thức mời khách quý ăn bánh mì muối và kẹo ngọt trắc-trắc.
SEMIExpo Viet Nam 2024: Thúc đẩy giai đoạn tăng trưởng mới cho ngành bán dẫn

SEMIExpo Viet Nam 2024: Thúc đẩy giai đoạn tăng trưởng mới cho ngành bán dẫn

Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam (SEMIExpo Viet Nam 2024) dự kiến thu hút sự tham gia của các tập đoàn công nghệ bán dẫn lớn trên thế giới và Việt Nam như: Amkor, Global Foundries, Cadence, Marvell, FPT… với khoảng 5.000 đại biểu tham dự.
Hồi hương bảo vật bằng Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa

Hồi hương bảo vật bằng Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa

Theo quy định của dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa nhằm hỗ trợ kinh phí cho một số hoạt động thực sự cần thiết, có tính đặc thù trong bảo tồn di sản văn hóa mà ngân sách Nhà nước chưa thể đáp ứng được.
Đề xuất cho Vietcombank tăng vốn lên hơn 83.000 tỷ đồng qua trả cổ tức

Đề xuất cho Vietcombank tăng vốn lên hơn 83.000 tỷ đồng qua trả cổ tức

Ngân hàng Vietcombank đề xuất phát hành cổ phiếu tăng vốn từ nguồn lợi nhuận còn lại với số tiền 27.666 tỷ đồng, qua đó tăng vốn điều lệ lên 83.557 tỷ đồng.
Động lực mới thúc đẩy câu chuyện của Việt Nam lên một tầm cao mới

Động lực mới thúc đẩy câu chuyện của Việt Nam lên một tầm cao mới

Theo Tổng giám đốc HSBC Việt Nam, Việt Nam đã trải qua một chặng đường dài để có được vị thế như ngày hôm nay. Ngày nay, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là một trong những động lực mới xuất hiện giúp thúc đẩy câu chuyện của Việt Nam lên một tầm cao mới.
Bão Trami tiếp tục tăng cấp, hướng về Biển Đông

Bão Trami tiếp tục tăng cấp, hướng về Biển Đông

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, dù tiến vào Biển Đông nhưng bão Trami ít khả năng đổ bộ vào đất liền Việt Nam.
Cần thiết điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia

Cần thiết điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia

Theo đề xuất của Chính phủ, nhiều dự án hạ tầng quan trọng quốc gia đã và đang được chuẩn bị đầu tư trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 nên cần phải sớm xác định và bố trí bổ sung quỹ đất thực hiện các dự án.
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị BRICS mở rộng

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị BRICS mở rộng

Sáng 23/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính rời Hà Nội lên đường dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) mở rộng tại Kazan, Nga từ ngày 23-24/10/2024 theo lời mời của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch nhóm BRICS năm 2024.
Trình Quốc hội chủ trương đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại Vietcombank

Trình Quốc hội chủ trương đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại Vietcombank

Trong phiên họp chiều 23/10, Chính phủ sẽ trình Quốc hội chủ trương đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại ngân hàng Vietcombank.
Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường bàn giao công tác Chủ tịch nước

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường bàn giao công tác Chủ tịch nước

Ngày 22/10, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức Lễ bàn giao công tác giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường.
Việt Nam đặt mục tiêu thuộc nhóm dẫn đầu khu vực về blockchain vào năm 2030

Việt Nam đặt mục tiêu thuộc nhóm dẫn đầu khu vực về blockchain vào năm 2030

Ngày 22/10, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký ban hành Quyết định số 1236/QĐ-TTg công bố Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
‘Đưa Việt Nam thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng Halal’

‘Đưa Việt Nam thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng Halal’

Đây là phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về mục tiêu phát triển ngành Halal của Việt Nam tại Hội nghị Halal toàn quốc, diễn ra chiều ngày 22/10.
Chính phủ muốn xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia

Chính phủ muốn xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia

Dự thảo Luật Dữ liệu đề cập đến việc thành lập Trung tâm dữ liệu quốc gia, sẽ do Chính phủ quyết định theo thẩm quyền và dự kiến đây sẽ là một đơn vị mới thuộc Bộ Công an.
Bão Trami có thể đổ bộ vào biển Đông cuối tuần này

Bão Trami có thể đổ bộ vào biển Đông cuối tuần này

Theo bản tin dự báo bão cập nhật chiều 22/10 của Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, từ sáng sớm hôm nay, áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Philippines đã mạnh lên thành bão và có tên quốc tế là Trami.
Đại biểu nêu giải pháp cho vấn nạn quảng cáo tràn lan thuốc kém chất lượng

Đại biểu nêu giải pháp cho vấn nạn quảng cáo tràn lan thuốc kém chất lượng

Trước tình trạng bán thuốc tràn lan trên môi trường mạng, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định) bày tỏ tán thành việc quy định chặt chẽ về kinh doanh thuốc qua thương mại điện tử; nhấn mạnh rằng các thuốc bán online phải là loại thuốc được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.
Đề xuất chưa tăng lương trong năm 2025

Đề xuất chưa tăng lương trong năm 2025

Chính phủ kiến nghị trình Quốc hội trong năm 2025 chưa xem xét tăng lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công...
Luật Dược sửa đổi: Quản lý hiệu quả hơn các chuỗi nhà thuốc

Luật Dược sửa đổi: Quản lý hiệu quả hơn các chuỗi nhà thuốc

Dự thảo sửa đổi Luật bổ sung một số quy định để hạn chế nguy cơ tiềm ẩn liên quan trong hoạt động kinh doanh chuỗi nhà thuốc, các quy định về trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử.
Năng lượng và mỏ là trụ cột hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào

Năng lượng và mỏ là trụ cột hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào

Chiều 21/10, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp ông Phosay Sayasone, Bộ trưởng Năng lượng và Mỏ Lào đang thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 19-21/10.
Quốc hội nghe báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước

Quốc hội nghe báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước

Phiên họp ngày 22/10, Quốc hội nghe trình bày thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2024, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 và thảo luận về một số dự thảo luật.
'Luật Điện lực sửa đổi cần tập trung mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia'

'Luật Điện lực sửa đổi cần tập trung mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia'

Cơ quan thẩm tra của Quốc hội đánh giá dự án Luật Điện lực (sửa đổi) cơ bản đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến; nhưng phạm vi sửa đổi luật nên tập trung vào vấn đề thật sự cấp thiết, đã được đánh giá tác động kỹ lưỡng, nhằm thực hiện mục tiêu trước mắt là bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Phát biểu nhậm chức của Chủ tịch nước Lương Cường

Phát biểu nhậm chức của Chủ tịch nước Lương Cường

Trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trên cương vị mới, Chủ tịch nước Lương Cường nguyện sẽ nỗ lực hết mình phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Đại tướng Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước

Đại tướng Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước

Ông Lương Cường được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Chủ nhiệm UBKT: 'Cần tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp đang gặp khó khăn'

Chủ nhiệm UBKT: 'Cần tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp đang gặp khó khăn'

Theo báo cáo của Ủy ban Kinh tế, tính chung 9 tháng đầu năm 2024, bình quân mỗi tháng có 18,2 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường; tỷ lệ doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trên số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập trong 9 tháng đầu năm 2024 là 89,7%, cao hơn mức 79,3% của năm 2023.
Xem thêm