Cựu Thủ tướng Israel: Phương Tây 'ngăn cản' tiến trình hòa bình Nga - Ukraine

chiến sự Nga - Ukraine
10:41 - 06/02/2023
Thủ tướng Naftali Bennett (trái), Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (giữa) và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP
Thủ tướng Naftali Bennett (trái), Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (giữa) và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP
0:00 / 0:00
0:00
Cựu Thủ tướng Israel Naftali Bennett, người đã làm trung gian cho các cuộc tiếp xúc giữa Nga và Ukraine, cho biết Moscow và Kiev từng có thể đạt được thỏa thuận hòa bình ngay sau khi cuộc xung đột nổ ra.

Times of Israel đưa tin, trong một cuộc phỏng vấn kéo dài gần 5 tiếng trên kênh Channel 12 của Israel ngày 4/2, Cựu Thủ tướng Naftali Bennett tuyên bố rằng những nỗ lực của ông với tư cách là người trung gian đã gần thành công khi cả Moscow và Kiev dường như sẵn sàng nhượng bộ và đồng ý đình chiến.

Tuy nhiên, ông cho biết điều đó đã không xảy ra. “Tôi nghĩ rằng phương Tây đã có một quyết định hợp pháp về việc tiếp tục đình công. Ý tôi là cách tiếp cận hung hăng hơn”, ông nói.

Khi được người dẫn chương trình hỏi liệu Mỹ và các đồng minh có “ngăn cản” tiến trình hòa bình giữa Moscow và Kiev hay không, cựu Thủ tướng Israel trả lời: “Về cơ bản là có. Họ đã chặn nó lại”. “Tôi cho rằng đã có một cơ hội tốt để đạt được một lệnh ngừng bắn. Nhưng tôi không khẳng định đó là điều đúng”, ông giải thích.

Cựu Thủ tướng Israel: Phương Tây 'ngăn cản' tiến trình hòa bình Nga - Ukraine ảnh 1

Cựu Thủ tướng Israel Naftali Bennett. Ảnh: AP

Theo ông Bennett, cuộc hòa giải của ông “đã được phối hợp đến từng chi tiết cuối cùng với Mỹ, Pháp và Đức”. Ông cho biết, sau khi cuộc xung đột nổ ra vào cuối tháng 2 năm ngoái, không có cách tiếp cận nào được thống nhất giữa các nhà lãnh đạo phương Tây.

“Thủ tướng Anh Boris Johnson thì áp dụng đường lối hiếu chiến; Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thực dụng hơn, còn Tổng thống Mỹ Joe Biden là cả hai”, ông nói.

Ông cũng tiết lộ rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã từng đảm bảo với ông về việc sẽ đảm bảo an toàn tính mạng của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky

“Tôi đã nói với Tổng thống Putin rằng 'ông có ý định sát hại Tổng thống Zelensky không?', Ông ấy nói 'tôi sẽ không sát hại ông Zelensky'", ông Bennett kể lại. "Tôi cần phải hiểu rõ hơn. Ông đang hứa với tôi rằng ông sẽ không sát hại Tổng thống Zelensky phải không?”.

Theo ông Bennett, Tổng thống Putin khi đó đã nói lại rằng: “Tôi sẽ không sát hại ông Zelensky”.

Cựu Thủ tướng này cho biết, khoảng 17 hoặc 18 bản thảo về thỏa thuận hòa bình giữa Moscow và Kiev đã được chuẩn bị với sự tham gia của ông. Tổng thống Nga Putin khi đó sẵn sàng rút lại yêu cầu Ukraine giải giáp vũ khí, trong khi Tổng thống Zelensky cho biết sẽ từ bỏ việc thúc đẩy Ukraine gia nhập NATO.

Tuy nhiên, tất cả các cuộc thảo luận về hòa bình đã kết thúc vào ngày 1/4/2022 khi chính quyền Ukraine cáo buộc quân đội Nga giết hại dân thường ở vùng ngoại ô Bucha của Kiev, ông Bennet cho biết.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan phát biểu trước các nhà đàm phán Nga và Ukraine, trước cuộc hội đàm trực tiếp tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 29/3/2022. Ảnh: Reuters
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan phát biểu trước các nhà đàm phán Nga và Ukraine, trước cuộc hội đàm trực tiếp tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 29/3/2022. Ảnh: Reuters

Đại diện của Nga và Ukraine đã không gặp nhau trên bàn đàm phán kể từ đó. Moscow khẳng định rằng sẵn sàng giải quyết cuộc khủng hoảng thông qua các biện pháp ngoại giao nhưng nói rằng các đề xuất hòa bình mà Kiev đưa ra cho đến nay là không thể chấp nhận được. Trong khi đó, Kiev tuyên bố sẽ giành lại mọi lãnh thổ mà nước này bị Nga kiểm soát.

"Mọi thứ tôi làm trong nỗ lực hòa giải đều được tham vấn với Mỹ", ông Bennett nói thêm.

Cựu Thủ tướng Israel Bennett đã cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 5/3/2022. Khi đó, ông đã bay tới Moscow trong một nỗ lực nhằm hòa giải xung đột sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Vào thời điểm đó, đây là cuộc gặp đầu tiên giữa Tổng thống Putin với một lãnh đạo nước ngoài. Tháp tùng ông Bennett trong chuyến đi là Bộ trưởng Nhà ở Israel lúc bấy giờ là ông Ze'ev Elkin – người đóng vai trò là phiên dịch và cố vấn.

Giới chức Ukraine chưa đưa ra bình luận về những tiết lộ trên của cựu lãnh đạo Israel. Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết trong một tuyên bố trên Telegram rằng, điều mà ông Bennet nói chính là "một lời thú nhận khác" rằng phương Tây không quan tâm đến hòa bình ở Ukraine, theo RT.

Cho đến nay, Israel vẫn tìm cách duy trì lập trường trung lập về cuộc xung đột, đồng thời giữ các kênh liên lạc mở với cả Nga và Ukraine.

Ukraine đã nhiều lần đề nghị Israel cung cấp hệ thống phòng thủ tên lửa như "Vòm Sắt", nhưng luôn gặp phải sự từ chối của nước này. Israel cho rằng hệ thống công nghệ bảo vệ một nước nhỏ sẽ không hiệu quả khi sử dụng trên một lãnh thổ rộng lớn như Ukraine, cũng như không có "cơ sở sản xuất đủ lớn" để đáp ứng nhu cầu của Kiev.

Trong khi đó, một cố vấn quân sự cấp cao cho biết nước này không muốn chống lại Nga - quốc gia có sự hiện diện quân sự lớn ở nước láng giềng Syria.

Mặc dù không gửi vũ khí tới Ukraine, Israel cũng cung cấp nhiều viện trợ nhân đạo cho Ukraine. Tuy nhiên, tất cả sự trợ giúp chỉ giới hạn dưới hình thức phi sát thương và Israel cũng đồng thời không áp đặt bất kỳ biện pháp trừng phạt đối nào với Nga.

Tin liên quan

Đọc tiếp