Đại biểu tranh luận việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa

Trong phiên thảo luận hội trường chiều 23/10 về dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm đến đề xuất thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa.
Đại biểu tranh luận việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa
Đại biểu Quốc hội, Thượng tọa Thích Đức Thiện (Đoàn Điện Biên). Ảnh: CTTĐT Quốc hội

Theo dự thảo Luật, Quỹ bảo tồn di sản văn hóa để hỗ trợ kinh phí cho một số hoạt động thực sự cần thiết, có tính đặc thù trong bảo tồn di sản văn hóa nhưng ngân sách Nhà nước chưa thể đáp ứng được. Chủ tịch UBND cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế về yêu cầu, khả năng huy động nguồn lực, tính hiệu quả, khả thi để thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa ở địa phương.

Theo đại biểu, Thượng tọa Thích Đức Thiện (Đoàn Điện Biên), thống kê cả nước hiện có hơn 40.000 di tích, hơn 70.000 di sản văn hóa phi vật thể, 15 di sản văn hóa được UNESCO ghi danh và 9 di sản tư liệu… Đây là niềm tự hào dân tộc, cũng là động lực để phát triển kinh tế - xã hội.

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách, chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá. Tuy nhiên đại biểu cho rằng, nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác bảo tồn, tu bổ, tôn tạo di tích còn rất thấp so với yêu cầu thực tế. Nhiều di tích, di sản đang bị xuống cấp, mai một do thiếu kinh phí tu bổ, duy trì. Ví dụ như di tích Phật viện Đồng Dương ở Quảng Nam được báo chí phản ánh gần đây, đang trong tình trạng khẩn cấp và cần nguồn lực để khôi phục… “Rất nhiều di tích đang trong tình trạng như vậy,” đại biểu nói.

Từ thực tế đó, Thượng tọa Thích Đức Thiện cho rằng việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa là rất cần thiết, để hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động cấp thiết để bảo tồn, tu bổ, phục hồi di sản văn hóa mà ngân sách Nhà nước chưa thể đáp ứng được.

Để Quỹ hoạt động hiệu quả, đại biểu đề nghị cần có các cơ chế, chính sách đặc thù như miễn giảm thuế, phí cho các doanh nghiệp, nhà hảo tâm tham gia đóng góp trong việc phục hồi, tôn tạo di sản văn hoá. Bên cạnh đó, quá trình quản lý, điều hành và sử dụng Quỹ cần đảm bảo rõ ràng, công khai, minh bạch, để tạo niềm tin cho các nhà tài trợ.

Đại biểu cũng đề xuất mở rộng thẩm quyền thành lập Quỹ cho các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, nhằm tạo nguồn lực đa dạng, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra cho công tác bảo tồn di sản văn hóa.

Đại biểu Trần Đình Gia (Đoàn Hà Tĩnh) thể hiện sự đồng tình cao với việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa. Ông nêu ví dụ về 3 di sản thế giới được các dòng họ lưu giữ tại làng Trường Lưu, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. “Các dòng họ đã lưu lại một tài sản vô cùng quý giá của đất nước được UNESCO ghi danh. Tuy nhiên do điều kiện về bảo quản hạn chế nên có thể ảnh hưởng đến việc bảo vệ các di sản, nhưng để sử dụng ngân sách để đầu tư vào đây thì rất khó vì đây là gia đình, dòng họ. Có quỹ để sử dụng vào các tình huống như thế này là hết sức cần thiết,” đại biểu nêu.

Đại biểu ý kiến thêm, quỹ này là quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách nên chỉ có các cơ quan Nhà nước được lập.

Đại biểu Phạm Thúy Chinh (Đoàn Hà Giang) cho rằng, nguồn lực dành cho bảo tồn di sản văn hóa và các nhiệm vụ khác đang đặt ra yêu cầu, nhu cầu rất lớn về ngân sách đảm bảo. Dự thảo Luật đã thể hiện rõ nguồn thu là không sử dụng ngân sách Nhà nước. Trong Tờ trình của Chính phủ cũng có báo cáo về kinh nghiệm trong việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tuy nhiên, đại biểu lưu ý trong cơ chế, chính sách đặc thù đối với tỉnh Thừa Thiên Huế, Quỹ bảo tồn di sản của Thừa Thiên Huế được sử dụng các nguồn ngân sách của các tỉnh, thành phố hỗ trợ cho tỉnh và không sử dụng ngân sách của địa phương. Sau 3 năm triển khai thực hiện, đến nay nguồn thu của Quỹ này mới hơn 8 tỷ đồng và rất khó khăn trong triển khai thực hiện. “Nguồn thu ở đây là nguồn viện trợ và các tài trợ khác, tuy nhiên dự thảo Luật chưa thể hiện rõ về nguồn thu,” bà Chinh nói.

Về nhiệm vụ chi, theo đại biểu Phạm Thúy Chinh, trong 4 nhiệm vụ được quy định tại Điều 92 của dự thảo Luật, có 3 nhiệm vụ có thể được chi từ nguồn ngân sách Nhà nước, đã có nhiệm vụ được thể hiện tại Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) về văn hóa. Do đó, sẽ có sự trùng lặp với nhiệm vụ chi của ngân sách Nhà nước và trùng với nhiệm vụ chi của CTMTQG.

Đại biểu tranh luận việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa
Đại biểu Phạm Thúy Chinh (Đoàn Hà Giang). Ảnh: CTTĐT Quốc hội

Đại biểu cho rằng, việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa đặt ra từ yêu cầu thực tiễn, tuy nhiên điều này cũng sẽ dẫn đến nhiều rủi ro như phân tán về nguồn lực của ngân sách Nhà nước; không đảm bảo nguyên tắc là một tài liệu duy nhất về ngân sách Nhà nước; khó khăn khi triển khai tổ chức thực hiện.

“Tôi cho rằng, khi nguồn lực của chúng ta không được thể hiện một cách rõ ràng thì sẽ rất khó để tổ chức được thực hiện, đặc biệt là đối với các địa phương, việc thành lập, duy trì và quản lý vận hành các quỹ này sẽ vô cùng khó khăn,” đại biểu nêu quan điểm.

Từ các phân tích trên, đại biểu Phạm Thúy Chinh đề nghị xem xét thấu đáo và cân nhắc việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa.

Đại biểu Mai Văn Hải (Đoàn Thanh Hoá) thì đề nghị cân nhắc kỹ quy định Quỹ bảo tồn di sản văn hóa tại địa phương. Theo ông, việc hình thành quỹ ở địa phương, không phải tỉnh nào cũng có thể thành lập; vì vậy nên quy định thành lập Quỹ ở Trung ương do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập và quản lý quỹ.

Giải trình về nội dung trên, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, qua thảo luận cho thấy, đa số các đại biểu nhất trí thành lập quỹ này. Theo ông, việc xã hội hoá nguồn lực để bảo tồn, phát triển di sản văn hoá là hết sức quan trọng. "Quỹ này chính là cơ chế để chúng ta tiếp nhận sự đóng góp của xã hội," ông Vinh nói.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, di sản văn hoá là rất đặc biệt, phải đặt dưới sự quản lý của Nhà nước. Việc bảo vệ, phát huy các di sản văn hoá phải thực hiện chặt chẽ, do cơ quan Nhà nước tổ chức, giám sát thực hiện.

Về thẩm quyền, ông Vinh cho biết trong dự thảo Luật đã quy định không nhất thiết địa phương nào cũng phải thành lập quỹ, tuỳ điều kiện.

Việt Nam có thêm 8 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Việt Nam có thêm 8 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Phát huy giá trị di sản phục vụ công nghiệp văn hóa Phát huy giá trị di sản phục vụ công nghiệp văn hóa
Hồi hương bảo vật bằng Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa Hồi hương bảo vật bằng Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa
'Hẹn ước Bắc - Nam': Giai điệu thống nhất, bản hùng ca sống động

'Hẹn ước Bắc - Nam': Giai điệu thống nhất, bản hùng ca sống động

"Hẹn ước Bắc - Nam" không còn đơn thuần là một chương trình nghệ thuật, đó là bản hùng ca sống động, gợi nhớ ký ức thiêng liêng về ngày đất nước liền một dải.
Thắp lửa ký ức 'Hẹn ước Bắc Nam' tại sân vận động Mỹ Đình

Thắp lửa ký ức 'Hẹn ước Bắc Nam' tại sân vận động Mỹ Đình

Tối 22/4, sân khấu hơn 2.700 mét vuông tại Mỹ Đình sẽ bừng sáng trong chương trình nghệ thuật chính luận quy mô quốc gia mang tên "Hẹn ước Bắc - Nam".
Công viên Địa chất toàn cầu Lạng Sơn được UNESCO chính thức công nhận

Công viên Địa chất toàn cầu Lạng Sơn được UNESCO chính thức công nhận

Ngày 17/4, UNESCO chính thức công bố danh sách 16 Công viên địa chất toàn cầu mới, trong đó có Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn.
Hưng Yên đề xuất phục dựng Phố Hiến cổ

Hưng Yên đề xuất phục dựng Phố Hiến cổ

UBND tỉnh Hưng Yên vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về đề án "Xây dựng và phục dựng Phố Hiến cổ” sẽ triển khai trong giai đoạn 2025 - 2035 trên quy mô hơn 1.700ha, thuộc địa bàn thành phố Hưng Yên.
Phê duyệt quy hoạch Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Phật Tích

Phê duyệt quy hoạch Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Phật Tích

Quy hoạch nhằm bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa của Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Phật Tích; bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di vật, bảo vật quốc gia và các giá trị di sản văn hóa phi vật thể gắn với di tích.
Nhiều hoạt động chào mừng 50 năm thống nhất đất nước trên toàn quốc

Nhiều hoạt động chào mừng 50 năm thống nhất đất nước trên toàn quốc

Hòa chung không khí mừng 50 năm thống nhất đất nước, các chương trình nghệ thuật diễn ra trên khắp cả nước, thể hiện niềm tự hào dân tộc.
Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng năm mới Lào và Campuchia

Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng năm mới Lào và Campuchia

Nhân dịp Tết cổ truyền của Lào và Campuchia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gửi thư chúc mừng tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Hun Sen.
Hải Phòng bắn pháo hoa tại 6 điểm mừng 70 năm Giải phóng

Hải Phòng bắn pháo hoa tại 6 điểm mừng 70 năm Giải phóng

Tối 13/5 tới đây, TP Hải Phòng sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 6 địa điểm nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng và khai mạc "Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025".
Việt Nam coi trọng hợp tác du lịch với Malaysia

Việt Nam coi trọng hợp tác du lịch với Malaysia

Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Nguyễn Văn Hùng cho biết, việc khai thác tốt các tiềm năng hợp tác văn hóa, du lịch sẽ góp phần quan trọng cho sự phát triển chung của hai quốc gia.
Hội VASEAN chúc mừng Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay của Campuchia

Hội VASEAN chúc mừng Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay của Campuchia

Chiều 11/4, lãnh đạo Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - ASEAN (VASEAN) tới thăm và làm việc tại Đại sứ quán Vương quốc Campuchia ở Hà Nội nhân dịp Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay năm 2025.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự thu phí tham quan từ 12/4

Bảo tàng Lịch sử Quân sự thu phí tham quan từ 12/4

Từ ngày 12/4, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sẽ chính thức áp dụng thu phí vào cửa với mức giá 40.000 đồng/lượt.
Đề nghị UNESCO công nhận Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc là di sản thế giới

Đề nghị UNESCO công nhận Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc là di sản thế giới

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ngô Lê Văn đề nghị UNESCO, Ủy ban Di sản thế giới, ICOMOS ủng hộ Việt Nam trong các nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản
Malaysia tung nhiều chương trình kích cầu du lịch hướng tới khách Việt

Malaysia tung nhiều chương trình kích cầu du lịch hướng tới khách Việt

Cục Xúc tiến Du lịch Malaysia cho biết sẽ tăng cường các chiến dịch tiếp thị, kích cầu du lịch Malaysia nhằm thu hút thêm nhiều du khách quốc tế, đặc biệt là du khách Việt Nam.
Khám phá Malaysia tại Hội chợ du lịch quốc tế Hà Nội 2025

Khám phá Malaysia tại Hội chợ du lịch quốc tế Hà Nội 2025

Nhiều hoạt động trải nghiệm văn hóa Malaysia sẽ được tổ chức tại Hà Nội ngày 10-13/4.
Khai mạc Lễ hội Hoa Lư - Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Khai mạc Lễ hội Hoa Lư - Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Tối 6/4, tại quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế (TP Hoa Lư) tỉnh Ninh Bình đã tổ chức Lễ hội Hoa Lư năm 2025 với chủ đề "Hoa Lư Ninh Bình - Khởi nguồn Đế Đô, ngàn đời thịnh trị".
Ngày 27/4 sẽ diễn ra khai hội đền Bia năm 2025 ở Hải Dương

Ngày 27/4 sẽ diễn ra khai hội đền Bia năm 2025 ở Hải Dương

Năm nay, UBND huyện Cẩm Giàng (tỉnh Hải Dương) sẽ tổ chức khai hội truyền thống đền Bia và dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh vào ngày 27/4.
Hưng Yên thúc đẩy phát triển du lịch gắn với công nghiệp văn hóa

Hưng Yên thúc đẩy phát triển du lịch gắn với công nghiệp văn hóa

Là địa phương sở hữu dày đặc những di tích, di sản văn hóa, lễ hội... Hưng Yên đang là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển ngành công nghiệp văn hóa.
TP HCM tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

TP HCM tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam sẽ diễn ra tại TP HCM với lễ diễu binh, diễu hành, chương trình nghệ thuật đặc sắc,...
Trang trọng khai hội truyền thống chùa Nhẫm Dương ở Hải Dương

Trang trọng khai hội truyền thống chùa Nhẫm Dương ở Hải Dương

Lễ hội truyền thống chùa Nhẫm Dương năm nay diễn ra trong bối cảnh hồ sơ khoa học Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trình UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Lễ hội Nón Lá 2025: Hành trình về miền di sản Việt

Lễ hội Nón Lá 2025: Hành trình về miền di sản Việt

Trong Lễ hội Nón Lá 2025 tại Ninh Bình và Hà Nam du khách sẽ được chiêm ngưỡng cổ phục, xem thực cảnh Hoa Lư Vũ Họa và lần đầu chiêm ngưỡng diễu hành kỵ binh.
Trải nghiệm văn hoá Thái Lan giữa lòng Hà Nội

Trải nghiệm văn hoá Thái Lan giữa lòng Hà Nội

Chiều 28/3, tại Hoàng thành Thăng Long, Đại sứ quán Thái Lan tổ chức lễ hội "Những ngày văn hoá Thái Lan tại Việt Nam" - Thai Festival 2025 với nhiều chương trình đặc sắc.
Huế: Khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2025

Huế: Khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2025

Tối 25/3, tại thành phố Huế diễn ra Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2025 với chủ đề "Huế - Kinh đô xưa, vận hội mới" gắn với Festival Huế 2025. Đây là sự kiện mở đầu cho chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch diễn ra khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước.
SHB và dấu ấn văn hóa doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới

SHB và dấu ấn văn hóa doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới

Bước vào kỷ nguyên mới, công nghệ, số hóa được xác định là động lực bứt phá của đất nước, gắn với phát triển bền vững và kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Trong bối cảnh ấy, gìn giữ và phát triển văn hóa đất nước, dân tộc trở thành sứ mệnh của mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp. Văn hóa của mỗi tổ chức cũng góp phần trong hành trình đó.
Ban nhạc rock nổi tiếng Nhật Bản Bati-Holic trở lại Việt Nam

Ban nhạc rock nổi tiếng Nhật Bản Bati-Holic trở lại Việt Nam

Nhóm nhạc rock Bati-Holic đến từ đất nước mặt trời mọc đã khởi động cho đêm diễn ở Nhà hát Tuổi trẻ (Hà Nội) bằng buổi trình diễn tại Đại sứ quán Nhật Bản.
Hà Nội sẽ xây cột mốc Km0 tại vườn hoa Lý Thái Tổ

Hà Nội sẽ xây cột mốc Km0 tại vườn hoa Lý Thái Tổ

Cột mốc Km0 sẽ được lắp đặt tại trung tâm sân Khánh tiết của vườn hoa Lý Thái Tổ, nằm đối diện Hồ Gươm, được bao quanh bởi các tuyến phố Đinh Tiên Hoàng, Lê Thạch, Lê Lai và Ngô Quyền.
Khát vọng của khối kinh tế tư nhân và ngọn lửa tự hào tiếp nối

Khát vọng của khối kinh tế tư nhân và ngọn lửa tự hào tiếp nối

Hình ảnh ngọn lửa thiêng được xin từ Đền Hùng (Phú Thọ) truyền đến tay lãnh đạo SHB và T&T Group được thắp sáng trên đài đuốc tại sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, những giây phút xúc động và tự hào với 15.000 người có mặt.
Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á về chỉ số hạnh phúc

Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á về chỉ số hạnh phúc

Việt Nam xếp thứ 46 trong số 143 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng, xét ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng vị trí thứ 2 sau Singapore.
An Giang đón bằng UNESCO ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam

An Giang đón bằng UNESCO ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam mang đậm nét văn hóa vùng Nam Bộ, thể hiện bản sắc và sự kế tục của cộng đồng người Việt trong tiến trình giao lưu tiếp biến văn hóa với cộng đồng người Khmer, Hoa, Chăm.
Ảnh khai quật hai thuyền cổ mới phát hiện tại Bắc Ninh

Ảnh khai quật hai thuyền cổ mới phát hiện tại Bắc Ninh

Hai thuyền cổ mới được người dân phát hiện tại khu phố Công Hà, phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh được đánh giá rất có giá trị về lịch sử và văn hóa đối với vùng đất cổ Luy Lâu.
Ra mắt sách chuyên khảo đặc biệt về 50 năm quan hệ Việt - Nhật

Ra mắt sách chuyên khảo đặc biệt về 50 năm quan hệ Việt - Nhật

Ngày 18/3, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức lễ công bố xuất bản sách chuyên khảo "50 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản (1973 - 2023)", giới thiệu một cách toàn diện lịch sử quan hệ song phương.
Đến Singapore chơi gì trong tháng 3 này

Đến Singapore chơi gì trong tháng 3 này

Tháng 3 là một trong những thời điểm lý tưởng để du lịch Singapore bởi không khí mát mẻ, khí hậu ôn hòa, bên cạnh đó một loạt những địa điểm vui chơi giải trí hấp dẫn của Singapore cũng được khởi động trong tháng này.
Tái hiện lịch sử qua triển lãm kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Tái hiện lịch sử qua triển lãm kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Triển lãm mỹ thuật đặc biệt sẽ diễn ra vào quý 2/2025 tại Hà Nội, tái hiện chặng đường hào hùng của dân tộc qua những tác phẩm nghệ thuật xuất sắc.
Đặc sắc khai hội Văn miếu Mao Điền năm 2025 ở Hải Dương

Đặc sắc khai hội Văn miếu Mao Điền năm 2025 ở Hải Dương

Hàng năm, vào mùa xuân, lễ hội truyền thống Văn miếu Mao Điền được tổ chức trang trọng, là dịp tưởng nhớ công lao của các bậc tiền nhân, tôn vinh giá trị đạo học… Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 15 - 17/3 (tức từ ngày 16 - 18/2 âm lịch) với nhiều nghi thức và hoạt động đặc sắc.
Khai hội đền Xưa năm 2025 trên quê hương Đại danh y Tuệ Tĩnh

Khai hội đền Xưa năm 2025 trên quê hương Đại danh y Tuệ Tĩnh

Lễ hội truyền thống đền Xưa được tổ chức hàng năm nhằm giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, tự tôn dân tộc trong các tầng lớp nhân dân. Đồng thời, tuyên truyền quảng bá các giá trị văn hoá tiêu biểu của lễ hội…
Carnaval Hạ Long 2025: Đêm hội của ánh sáng và sắc màu

Carnaval Hạ Long 2025: Đêm hội của ánh sáng và sắc màu

Carnaval Hạ Long 2025 với chủ đề "Kết nối di sản, Tiên phong tỏa sáng" sẽ diễn ra ngày 1/5 tại Quảng Ninh, mang đến đại vũ hội sôi động, trình diễn DJ và màn pháo hoa tầm cao rực rỡ.
Những loài hoa lan mang tên người nổi tiếng ở Singapore

Những loài hoa lan mang tên người nổi tiếng ở Singapore

Từ nhiều năm qua, Singapore thể hiện sự trân trọng, tình cảm và vinh danh các nguyên thủ quốc gia, nhân vật nổi tiếng bằng cách định danh cho những loài lan theo tên họ.
Xem thêm