Phê duyệt quy hoạch Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Phật Tích

Quy hoạch nhằm bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa của Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Phật Tích; bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di vật, bảo vật quốc gia và các giá trị di sản văn hóa phi vật thể gắn với di tích.
Phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Phật Tích
Toàn cảnh Chùa Phật Tích. Nguồn: LDO.

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính vừa ký Quyết định số 757 ngày 14/4/2025 phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Phật Tích, tỉnh Bắc Ninh.

Mục tiêu quy hoạch nhằm bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc - nghệ thuật của Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Phật Tích; bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, các di vật, bảo vật quốc gia và các giá trị di sản văn hóa phi vật thể gắn với di tích.

Đồng thời, hình thành điểm du lịch văn hóa, tín ngưỡng và cảnh quan sinh thái của tỉnh Bắc Ninh và toàn vùng châu thổ sông Hồng; kết nối di tích với các điểm tham quan, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh và vùng phụ cận để tạo chuỗi sản phẩm du lịch phong phú, đặc sắc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tăng diện tích khu vực bảo vệ của Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Phật Tích

Một trong những nội dung chính trong quy hoạch là điều chỉnh quy mô khu di tích. Theo đó, điều chỉnh tăng diện tích khu vực bảo vệ của Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Phật Tích, nhằm khắc phục những hạn chế hiện có, bảo vệ toàn diện yếu tố gốc, mở rộng không gian cảnh quan, văn hóa truyền thống và nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ di tích.

Cụ thể, điều chỉnh tăng diện tích Khu vực bảo vệ I thành 1,28 ha (tăng 0,05 ha so với diện tích được xác định trong hồ sơ khoa học xếp hạng di tích); điều chỉnh tăng diện tích Khu vực bảo vệ II thành 15,24 ha (tăng khoảng 14,46 ha so với diện tích được xác định trong hồ sơ khoa học xếp hạng di tích).

Quy hoạch các phân khu chức năng

Theo quy hoạch, vùng bảo vệ di tích có diện tích 16,52 ha, gồm:

Khu vực bảo vệ I (diện tích 1,28 ha) là khu vực bảo vệ nghiêm ngặt các yếu tố gốc của di tích; gồm các công trình hiện hữu: Gác chuông, tam bảo (tiền đường, thiêu hương, chân tháp cổ, thượng điện), hậu đường, hai dãy hành lang, phủ chúa, nhà tổ, nhà mẫu, giảng đường và trai đường, ao rồng, vườn tháp, nhà soạn lễ, quan âm viện, nhà khách.

Khu vực bảo vệ II (diện tích 15,24 ha) là khu vực bảo vệ cảnh quan và phát huy giá trị tích; gồm: núi Phật Tích (tính từ độ cao 33 m theo mực nước biển trở lên), tứ trụ, hồ nước (hồ Đông, hồ Tây), các công trình hiện hữu (gồm: giếng rồng, nhà trưng bày di tích, nhà tăng, nhà bếp, nhà vệ sinh, sân di tích); công trình đình làng Phật Tích (phục dựng).

Vùng phát huy giá trị di tích có diện tích 8,43 ha: bố trí các cơ sở dịch vụ và không gian công cộng phục vụ khách du lịch và người dân địa phương.

Vùng đệm bảo vệ cảnh quan di tích có diện tích 8,71 ha: là các khu vực còn lại thuộc núi Phật Tích (tính từ độ cao 33 m theo mực nước biển trở xuống đến ranh giới quy hoạch); có biện pháp bảo vệ, tôn tạo để hình thành vùng đệm cảnh quan sinh thái gắn với bảo vệ thiên nhiên và phát triển du lịch bền vững.

Cũng theo quy hoạch vừa được phê duyệt, về quy hoạch tổ chức không gian bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích: bảo vệ nguyên trạng các di tích gốc, các di vật, cổ vật, bảo vật thuộc di tích. Giữ gìn cảnh quan tự nhiên, cảnh quan văn hóa, môi trường sinh thái của di tích gắn với bảo vệ núi Phật Tích.

Tu bổ, tôn tạo và phục hồi di tích trên cơ sở tài liệu, tư liệu lịch sử, hồ sơ khoa học của di tích, bảo đảm yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể gắn với di tích.

Các công trình xây dựng mới nhằm phát huy giá trị di tích phải bảo đảm quy mô phù hợp với tổng thể không gian của di tích, không ảnh hưởng đến kiến trúc cảnh quan chung, không tác động xấu đến di tích và các hoạt động, sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng tại di tích.

Phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Phật Tích
Pho tượng Phật A Di Đà bằng đá xanh nguyên khối nặng 3.000 tấn, cao 27 m. Nguồn: LDO.

Định hướng phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch

Về định hướng phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, tập trung thu hút thị trường khách gần như khách nội tỉnh, khách từ thủ đô Hà Nội và khách từ các tỉnh lân cận. Chú trọng khách du lịch lễ hội, sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng và khách du lịch cuối tuần.

Sản phẩm du lịch chủ yếu là du lịch tham quan, tìm hiểu giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương và thiên nhiên vùng núi Phật Tích; du lịch chuyên đề gắn với hoạt động trải nghiệm sinh hoạt tôn giáo, văn hóa dân gian.

Du lịch lễ hội, đa dạng hóa các hoạt động trong lễ hội truyền thống Chùa Phật Tích. Phát triển các sự kiện văn hóa, du lịch gắn với các lễ hội dân gian, lễ hội truyền thống địa phương.

Bên cạnh đó, hình thành tuyến du lịch chuyên đề chùa cổ Việt Nam kết nối Chùa Phật Tích với Chùa Dâu, Chùa Bút Tháp (Thuận Thành); Chùa Tiêu (Từ Sơn),... các tuyến du lịch lễ hội, du xuân; tuyến du lịch sông Đuống...

Chùa Phật Tích (còn gọi là Chùa Vạn Phúc) là một ngôi chùa nằm ở sườn phía Nam núi Phật Tích (còn gọi núi Lạn Kha, non Tiên), xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Trong chùa có tượng đức Phật bằng đá thời nhà Lý lớn nhất Việt Nam.

Theo tài liệu cổ thì chùa Phật Tích được khởi dựng vào năm Long Thụy Thái Bình thứ 4 (năm 1057) với nhiều tòa ngang dãy dọc. Chùa được xây dựng vào thời nhà Lý do Lý Thánh Tông xây dựng nên.

Vào thời nhà Lê, năm Chính Hòa thứ bảy đời vua Lê Hy Tông, năm 1686, chùa được xây dựng lại với quy mô rất lớn, có giá trị nghệ thuật cao và đổi tên là Vạn Phúc Tự. Người có công trong việc xây dựng này là Bà Chúa Trần Ngọc Am - đệ nhất cung tần của Chúa Thanh Đô Vương Trịnh Tráng, khi bà đã rời phủ Chúa về tu ở chùa này.

Sự thịnh vượng của chùa Phật Tích cũng chỉ tồn tại sau đó được gần 300 năm. Kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ và chùa bị tàn phá nhiều. Chùa đã bị quân đội Pháp đốt cháy hoàn toàn vào năm 1947.

Khi hòa bình lập lại từ năm 1954 đến nay, Chùa Phật Tích được khôi phục dần. Năm 1959, Bộ Văn hóa cho tái tạo lại 3 gian chùa nhỏ làm nơi đặt pho tượng A Di Đà bằng đá quý.

Ngày 28/4/1962, Chùa Phật Tích được xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa tại Quyết định số 313 của Bộ Văn hóa và được Thủ tướng Chính phủ ký và xếp hạng 62 trong các Di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam.

'Hẹn ước Bắc - Nam': Giai điệu thống nhất, bản hùng ca sống động

'Hẹn ước Bắc - Nam': Giai điệu thống nhất, bản hùng ca sống động

"Hẹn ước Bắc - Nam" không còn đơn thuần là một chương trình nghệ thuật, đó là bản hùng ca sống động, gợi nhớ ký ức thiêng liêng về ngày đất nước liền một dải.
Thắp lửa ký ức 'Hẹn ước Bắc Nam' tại sân vận động Mỹ Đình

Thắp lửa ký ức 'Hẹn ước Bắc Nam' tại sân vận động Mỹ Đình

Tối 22/4, sân khấu hơn 2.700 mét vuông tại Mỹ Đình sẽ bừng sáng trong chương trình nghệ thuật chính luận quy mô quốc gia mang tên "Hẹn ước Bắc - Nam".
Công viên Địa chất toàn cầu Lạng Sơn được UNESCO chính thức công nhận

Công viên Địa chất toàn cầu Lạng Sơn được UNESCO chính thức công nhận

Ngày 17/4, UNESCO chính thức công bố danh sách 16 Công viên địa chất toàn cầu mới, trong đó có Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn.
Hưng Yên đề xuất phục dựng Phố Hiến cổ

Hưng Yên đề xuất phục dựng Phố Hiến cổ

UBND tỉnh Hưng Yên vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về đề án "Xây dựng và phục dựng Phố Hiến cổ” sẽ triển khai trong giai đoạn 2025 - 2035 trên quy mô hơn 1.700ha, thuộc địa bàn thành phố Hưng Yên.
Nhiều hoạt động chào mừng 50 năm thống nhất đất nước trên toàn quốc

Nhiều hoạt động chào mừng 50 năm thống nhất đất nước trên toàn quốc

Hòa chung không khí mừng 50 năm thống nhất đất nước, các chương trình nghệ thuật diễn ra trên khắp cả nước, thể hiện niềm tự hào dân tộc.
Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng năm mới Lào và Campuchia

Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng năm mới Lào và Campuchia

Nhân dịp Tết cổ truyền của Lào và Campuchia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gửi thư chúc mừng tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Hun Sen.
Hải Phòng bắn pháo hoa tại 6 điểm mừng 70 năm Giải phóng

Hải Phòng bắn pháo hoa tại 6 điểm mừng 70 năm Giải phóng

Tối 13/5 tới đây, TP Hải Phòng sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 6 địa điểm nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng và khai mạc "Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025".
Việt Nam coi trọng hợp tác du lịch với Malaysia

Việt Nam coi trọng hợp tác du lịch với Malaysia

Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Nguyễn Văn Hùng cho biết, việc khai thác tốt các tiềm năng hợp tác văn hóa, du lịch sẽ góp phần quan trọng cho sự phát triển chung của hai quốc gia.
Hội VASEAN chúc mừng Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay của Campuchia

Hội VASEAN chúc mừng Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay của Campuchia

Chiều 11/4, lãnh đạo Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - ASEAN (VASEAN) tới thăm và làm việc tại Đại sứ quán Vương quốc Campuchia ở Hà Nội nhân dịp Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay năm 2025.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự thu phí tham quan từ 12/4

Bảo tàng Lịch sử Quân sự thu phí tham quan từ 12/4

Từ ngày 12/4, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sẽ chính thức áp dụng thu phí vào cửa với mức giá 40.000 đồng/lượt.
Đề nghị UNESCO công nhận Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc là di sản thế giới

Đề nghị UNESCO công nhận Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc là di sản thế giới

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ngô Lê Văn đề nghị UNESCO, Ủy ban Di sản thế giới, ICOMOS ủng hộ Việt Nam trong các nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản
Malaysia tung nhiều chương trình kích cầu du lịch hướng tới khách Việt

Malaysia tung nhiều chương trình kích cầu du lịch hướng tới khách Việt

Cục Xúc tiến Du lịch Malaysia cho biết sẽ tăng cường các chiến dịch tiếp thị, kích cầu du lịch Malaysia nhằm thu hút thêm nhiều du khách quốc tế, đặc biệt là du khách Việt Nam.
Khám phá Malaysia tại Hội chợ du lịch quốc tế Hà Nội 2025

Khám phá Malaysia tại Hội chợ du lịch quốc tế Hà Nội 2025

Nhiều hoạt động trải nghiệm văn hóa Malaysia sẽ được tổ chức tại Hà Nội ngày 10-13/4.
Khai mạc Lễ hội Hoa Lư - Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Khai mạc Lễ hội Hoa Lư - Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Tối 6/4, tại quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế (TP Hoa Lư) tỉnh Ninh Bình đã tổ chức Lễ hội Hoa Lư năm 2025 với chủ đề "Hoa Lư Ninh Bình - Khởi nguồn Đế Đô, ngàn đời thịnh trị".
Ngày 27/4 sẽ diễn ra khai hội đền Bia năm 2025 ở Hải Dương

Ngày 27/4 sẽ diễn ra khai hội đền Bia năm 2025 ở Hải Dương

Năm nay, UBND huyện Cẩm Giàng (tỉnh Hải Dương) sẽ tổ chức khai hội truyền thống đền Bia và dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh vào ngày 27/4.
Hưng Yên thúc đẩy phát triển du lịch gắn với công nghiệp văn hóa

Hưng Yên thúc đẩy phát triển du lịch gắn với công nghiệp văn hóa

Là địa phương sở hữu dày đặc những di tích, di sản văn hóa, lễ hội... Hưng Yên đang là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển ngành công nghiệp văn hóa.
TP HCM tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

TP HCM tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam sẽ diễn ra tại TP HCM với lễ diễu binh, diễu hành, chương trình nghệ thuật đặc sắc,...
Trang trọng khai hội truyền thống chùa Nhẫm Dương ở Hải Dương

Trang trọng khai hội truyền thống chùa Nhẫm Dương ở Hải Dương

Lễ hội truyền thống chùa Nhẫm Dương năm nay diễn ra trong bối cảnh hồ sơ khoa học Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trình UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Lễ hội Nón Lá 2025: Hành trình về miền di sản Việt

Lễ hội Nón Lá 2025: Hành trình về miền di sản Việt

Trong Lễ hội Nón Lá 2025 tại Ninh Bình và Hà Nam du khách sẽ được chiêm ngưỡng cổ phục, xem thực cảnh Hoa Lư Vũ Họa và lần đầu chiêm ngưỡng diễu hành kỵ binh.
Trải nghiệm văn hoá Thái Lan giữa lòng Hà Nội

Trải nghiệm văn hoá Thái Lan giữa lòng Hà Nội

Chiều 28/3, tại Hoàng thành Thăng Long, Đại sứ quán Thái Lan tổ chức lễ hội "Những ngày văn hoá Thái Lan tại Việt Nam" - Thai Festival 2025 với nhiều chương trình đặc sắc.
Huế: Khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2025

Huế: Khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2025

Tối 25/3, tại thành phố Huế diễn ra Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2025 với chủ đề "Huế - Kinh đô xưa, vận hội mới" gắn với Festival Huế 2025. Đây là sự kiện mở đầu cho chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch diễn ra khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước.
SHB và dấu ấn văn hóa doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới

SHB và dấu ấn văn hóa doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới

Bước vào kỷ nguyên mới, công nghệ, số hóa được xác định là động lực bứt phá của đất nước, gắn với phát triển bền vững và kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Trong bối cảnh ấy, gìn giữ và phát triển văn hóa đất nước, dân tộc trở thành sứ mệnh của mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp. Văn hóa của mỗi tổ chức cũng góp phần trong hành trình đó.
Ban nhạc rock nổi tiếng Nhật Bản Bati-Holic trở lại Việt Nam

Ban nhạc rock nổi tiếng Nhật Bản Bati-Holic trở lại Việt Nam

Nhóm nhạc rock Bati-Holic đến từ đất nước mặt trời mọc đã khởi động cho đêm diễn ở Nhà hát Tuổi trẻ (Hà Nội) bằng buổi trình diễn tại Đại sứ quán Nhật Bản.
Hà Nội sẽ xây cột mốc Km0 tại vườn hoa Lý Thái Tổ

Hà Nội sẽ xây cột mốc Km0 tại vườn hoa Lý Thái Tổ

Cột mốc Km0 sẽ được lắp đặt tại trung tâm sân Khánh tiết của vườn hoa Lý Thái Tổ, nằm đối diện Hồ Gươm, được bao quanh bởi các tuyến phố Đinh Tiên Hoàng, Lê Thạch, Lê Lai và Ngô Quyền.
Khát vọng của khối kinh tế tư nhân và ngọn lửa tự hào tiếp nối

Khát vọng của khối kinh tế tư nhân và ngọn lửa tự hào tiếp nối

Hình ảnh ngọn lửa thiêng được xin từ Đền Hùng (Phú Thọ) truyền đến tay lãnh đạo SHB và T&T Group được thắp sáng trên đài đuốc tại sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, những giây phút xúc động và tự hào với 15.000 người có mặt.
Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á về chỉ số hạnh phúc

Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á về chỉ số hạnh phúc

Việt Nam xếp thứ 46 trong số 143 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng, xét ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng vị trí thứ 2 sau Singapore.
An Giang đón bằng UNESCO ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam

An Giang đón bằng UNESCO ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam mang đậm nét văn hóa vùng Nam Bộ, thể hiện bản sắc và sự kế tục của cộng đồng người Việt trong tiến trình giao lưu tiếp biến văn hóa với cộng đồng người Khmer, Hoa, Chăm.
Ảnh khai quật hai thuyền cổ mới phát hiện tại Bắc Ninh

Ảnh khai quật hai thuyền cổ mới phát hiện tại Bắc Ninh

Hai thuyền cổ mới được người dân phát hiện tại khu phố Công Hà, phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh được đánh giá rất có giá trị về lịch sử và văn hóa đối với vùng đất cổ Luy Lâu.
Ra mắt sách chuyên khảo đặc biệt về 50 năm quan hệ Việt - Nhật

Ra mắt sách chuyên khảo đặc biệt về 50 năm quan hệ Việt - Nhật

Ngày 18/3, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức lễ công bố xuất bản sách chuyên khảo "50 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản (1973 - 2023)", giới thiệu một cách toàn diện lịch sử quan hệ song phương.
Đến Singapore chơi gì trong tháng 3 này

Đến Singapore chơi gì trong tháng 3 này

Tháng 3 là một trong những thời điểm lý tưởng để du lịch Singapore bởi không khí mát mẻ, khí hậu ôn hòa, bên cạnh đó một loạt những địa điểm vui chơi giải trí hấp dẫn của Singapore cũng được khởi động trong tháng này.
Tái hiện lịch sử qua triển lãm kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Tái hiện lịch sử qua triển lãm kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Triển lãm mỹ thuật đặc biệt sẽ diễn ra vào quý 2/2025 tại Hà Nội, tái hiện chặng đường hào hùng của dân tộc qua những tác phẩm nghệ thuật xuất sắc.
Đặc sắc khai hội Văn miếu Mao Điền năm 2025 ở Hải Dương

Đặc sắc khai hội Văn miếu Mao Điền năm 2025 ở Hải Dương

Hàng năm, vào mùa xuân, lễ hội truyền thống Văn miếu Mao Điền được tổ chức trang trọng, là dịp tưởng nhớ công lao của các bậc tiền nhân, tôn vinh giá trị đạo học… Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 15 - 17/3 (tức từ ngày 16 - 18/2 âm lịch) với nhiều nghi thức và hoạt động đặc sắc.
Khai hội đền Xưa năm 2025 trên quê hương Đại danh y Tuệ Tĩnh

Khai hội đền Xưa năm 2025 trên quê hương Đại danh y Tuệ Tĩnh

Lễ hội truyền thống đền Xưa được tổ chức hàng năm nhằm giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, tự tôn dân tộc trong các tầng lớp nhân dân. Đồng thời, tuyên truyền quảng bá các giá trị văn hoá tiêu biểu của lễ hội…
Carnaval Hạ Long 2025: Đêm hội của ánh sáng và sắc màu

Carnaval Hạ Long 2025: Đêm hội của ánh sáng và sắc màu

Carnaval Hạ Long 2025 với chủ đề "Kết nối di sản, Tiên phong tỏa sáng" sẽ diễn ra ngày 1/5 tại Quảng Ninh, mang đến đại vũ hội sôi động, trình diễn DJ và màn pháo hoa tầm cao rực rỡ.
Những loài hoa lan mang tên người nổi tiếng ở Singapore

Những loài hoa lan mang tên người nổi tiếng ở Singapore

Từ nhiều năm qua, Singapore thể hiện sự trân trọng, tình cảm và vinh danh các nguyên thủ quốc gia, nhân vật nổi tiếng bằng cách định danh cho những loài lan theo tên họ.
Xem thêm