Nghề thủ công truyền thống "nghề may Trạch Xá". |
Theo đó, 8 di sản được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lần này gồm 2 di sản tại tỉnh Điện Biên là "tri thức dân gian nghề làm bánh khẩu xén, bánh chí chọp của người Thái trắng" (thị xã Mường Lay) và "tri thức dân gian nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Lào" (huyện Điện Biên Đông).
Trong đó, bánh khẩu xén, chí chọp từng là món ăn cổ truyền trong những ngày tết của đồng bào Thái trắng sau này dần trở thành một phần trong văn hóa ẩm thực đặc sắc của thị xã Mường Lay nói riêng và tỉnh Điện Biên nói chung.
TP Hà Nội có 2 di sản được công bố gồm "Lễ hội truyền thống hội làng Văn Giang – Nam Dương" (thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức và xã Hòa Nam, huyện Ứng Hòa) và "Nghề may Trạch Xá" (xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa).
Nói về nghề may làng Trạch Xá, đây là ngôi làng có 90% người dân sinh sống bằng nghề may áo dài truyền thống, làng Trạch Xá hàng nghìn năm luôn tự hào vì đã từng may áo cho vua quan thời nhà Nguyễn.
Các công đoạn của việc may áo dài được làm thủ công với các đường kim, mũi chỉ tỉ mỉ, thẳng tắp tạo nên những chiếc áo dài mềm mại, thướt tha, khoe được các nét duyên dáng, quyến rũ của người phụ nữ Việt Nam.
Một hộ gia đình làm nghề may áo dài tại làng Trạch Xá. |
Tại Ninh Bình cũng có 2 di sản được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là "Nghề thêu - ren Ninh Hải" (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư) và "Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường"
Cuối cùng, 2 di sản còn lại là "Lễ hội truyền thống Lễ hội đền Quang Trung" (tỉnh Thanh Hóa) và "Nghề chằm nón ngựa" (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định).
Trong đó, khác với các dòng nón lá trên cả nước, nón ngựa Phú Gia có phong cách thể hiện rất độc đáo, đặc trưng có dáng dấp của nhiều bản sắc văn hóa. Công đoạn làm ra 1 chiếc nón ngựa hết sức công phu trải qua 10 công đoạn, sườn nón được đan kết rất phức tạp, tinh xảo.
Mỗi chiếc nón ngựa Phú Gia được làm ra rất công phu, có khi mất nhiều tháng trời. Ảnh: Ngọc Oai |