ĐBQH: Dự án đường sắt tốc độ cao 'bàn làm chứ không bàn lùi'

Các đại biểu Quốc hội tán thành với Chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam với tinh thần "bàn làm chứ không bàn lùi"; nhận định rằng dự án cũng cần quan tâm thu hút đầu tư tư nhân trong nước và cần khơi tinh thần tự hào dân tộc để đóng góp vào các công trình quốc gia trong tương lai.

Chiều 20/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.

Cần cân đối nguồn vốn, chú ý khâu triển khai, khai thác dự án

Phát biểu ý kiến, đại biểu Tạ Văn Hạ (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam) bày tỏ thống nhất cao với chủ trương đầu tư dự án bởi đây là chủ trương, đường lối của Đảng, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; là xu thế của phát triển đất nước, là bước chuẩn bị cho đột phá chiến lược để Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển và vươn mình của dân tộc.

ĐBQH: Dự án đường sắt tốc độ cao 'bàn làm chứ không bàn lùi'
Đại biểu Tạ Văn Hạ (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam). Ảnh: CTTĐT Quốc hội

Nhấn mạnh tinh thần “bàn làm không bàn lùi”, đại biểu đã nêu ra một số góp ý đối với dự án đường sắt này. Trước hết, đối với tổng thể quy hoạch giao thông, đại biểu đề nghị cân đối có sự hài hòa giữa các loại hình giao thông đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường bộ.

Đại biểu cho biết, hiện nay có những khu vực, dải miền Trung hầu như tỉnh nào cũng có cảng hàng không. “Nếu xây dựng đường sắt cao tốc Bắc – Nam thì phải tính toán để việc khai thác các cảng hàng không, đường bộ và đường thủy không bị lãng phí,” ông nói.

Về khả năng cân đối nguồn vốn, đại biểu cho biết, dự án đang đặt trong tổng thể mục tiêu từ nay đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, có thu nhập trung bình cao. Ông cho rằng chỉ còn 5-6 năm nữa cho mục tiêu này, nên cần phải cân đối nguồn vốn một cách hài hòa để vừa phát triển kinh tế đất nước, vừa ưu tiên thực hiện các công trình dự án trọng điểm và các chương trình mục tiêu quốc gia…

Về phương án triển khai, khai thác dự án, đại diện tỉnh Quảng Nam cho rằng, cần có phương án thực sự hiệu quả từ khâu lựa chọn công nghệ cho đến phân kỳ phù hợp. “Đặc biệt, cần chú ý khâu tổ chức khai thác để làm sao trong quá trình triển khai tránh đội vốn cũng như phải bù lỗ sau này. Đầu tư thì lớn mà khai thác không hiệu quả, mỗi năm chúng ta phải bỏ tiền ra bù lỗ. Đó là vấn đề chúng ta cần lưu ý,” ông nói.

Huy động sức dân vì nguồn lực trong dân là rất lớn

Cũng liên quan đến vấn đề vốn dự án, đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông) nhận định, đây là dự án lớn nhất trong lịch sử với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 67 tỷ USD (1,7 triệu tỷ đồng) - tức gần bằng tổng thu ngân sách Nhà nước trong một năm hiện nay.

ĐBQH: Dự án đường sắt tốc độ cao 'bàn làm chứ không bàn lùi'
Đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông). Ảnh: CTTĐT Quốc hội

Theo đại biểu, tờ trình 767 của Chính phủ đã nêu ra các số liệu về ngân sách khi thực hiện dự án là đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, xuất phát từ thực trạng về những tồn tại và nguyên nhân khách quan và chủ quan của các dự án đầu tư công hiện nay, đại biểu đề nghị Chính phủ cung cấp thêm thông tin về khả năng thu xếp, cân đối, đáp ứng nhu cầu vốn của dự án, từ đó đánh giá khả năng chi trả của ngân sách Nhà nước, sức chịu đựng của nền kinh tế, ảnh hưởng đến vấn đề an toàn nợ công, bội chi ngân sách, nợ công quốc gia, nợ nước ngoài…

"Về an toàn nợ công đã tính đến việc tăng trần nợ vay của chính quyền địa phương ở các tỉnh, thành phố được thí điểm cơ chế chính sách đặc thù hay chưa,” đại biểu Dương Khắc Mai phát biểu. Ông cho rằng cần phải làm rõ vấn đề này bởi chi ngân sách Nhà nước còn nhiều khoản phải chi, trong đó ngoài chi đầu tư phát triển, còn chi thường xuyên, chi hàng năm theo kế hoạch trung hạn, chi theo các chương trình, đề án...

Trong đó, đại biểu chỉ ra rằng, ngoài dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, theo kế hoạch đầu tư trong lĩnh vực đường sắt, Việt Nam sẽ đầu tư xây dựng một số tuyến kết nối với cảng biển cửa ngõ quốc tế, cửa khẩu quốc tế, cảng hàng không quốc tế, tuyến đường sắt đô thị… Theo báo cáo của Chính phủ, chỉ riêng 4 tuyến đường khổ tiêu chuẩn kết nối với Trung Quốc, Lào thì tổng mức đầu tư đã lên tới 27,1 tỷ USD.

Bên cạnh đó, có nhiều kế hoạch, chương trình, dự án cần nguồn vốn hàng tỷ USD như phấn đầu hoàn thành 5.000 km đường bộ cao tốc Bắc - Nam đến năm 2030, 10.000 km vào năm 2045; các giai đoạn tiếp theo của sân bay quốc tế Long Thành; các chương trình mục tiêu quốc gia; nguồn kinh phí thực hiện các luật, nghị quyết, chương trình, dự án mà Quốc hội ban hành.

Về thu hút đầu tư, đại biểu đề nghị cần quan tâm thu hút đầu tư tư nhân trong nước để giúp doanh nghiệp có cơ hội phát triển lớn mạnh; vừa để tiếp nhận và chuyển giao công nghệ nước ngoài để nội địa hóa mức tối đa, từ đó giảm bớt phụ thuộc vào nước ngoài; vừa có thể huy động được nguồn lực toàn xã hội để giảm bớt sức ép ngân sách Nhà nước.

Theo đại biểu, dự án thực hiện đầu tư công 100% nhưng không có nghĩa là Nhà nước thực hiện tất cả công việc. Nhà nước đặt hàng các nhà đầu tư tư nhân có năng lực trong những ngành nghề có liên quan. Bên cạnh đó, nên thu hút các doanh nghiệp tư nhân vào làm đầu tư xây dựng nhà ga, các dịch vụ hỗ trợ khác vì họ làm rất tốt. Điều này đã thực hiện trong lĩnh vực hàng không, dường bộ, đường thủy.

Trong nguồn lực huy động đầu tư cho dự án trong tương lai, đại biểu đề nghị phải tính đến việc huy động sức dân vì nguồn lực trong dân là rất lớn. “Nếu phát hành trái phiếu với một lãi suất đủ hấp dẫn thì người dân sẵn sàng mua. Ngân sách chưa đủ thì đi vay nhưng vay trong dân thì tốt hơn vay nước ngoài vì lợi nhuận thì chính người dân sẽ hưởng. Điều quan trọng hơn cũng nhằm khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc để đóng góp vào các công trình quốc gia," ông nói.

Năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai đầu tư dự án

ĐBQH: Dự án đường sắt tốc độ cao 'bàn làm chứ không bàn lùi'
Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng. Ảnh: CTTĐT Quốc hội

Báo cáo giải trình cuối phiên thảo luận, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng nêu rõ rằng dự kiến dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chỉ vay tối đa 30%, hiện chưa quyết định vay trong nước hay vay ODA. "Nếu vay ODA mà lãi suất thấp và không ràng buộc thì vay rất tốt, còn nếu có ràng buộc thì sẽ ưu tiên vay trong nước," Bộ trưởng nói.

Ông khẳng định đầu tư dự án theo hình thức đầu tư công là phù hợp. Bởi, qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế của 27 dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) là không khả thi, nhiều nước phải quốc hữu hóa hay nâng mức hỗ trợ của nhà nước lên rất cao.

Bộ trưởng đồng thời nhấn mạnh rằng dự án này mang lại lợi ích rất lớn về kinh tế - xã hội. Riêng về hiệu quả tài tài chính, kết quả tính toán cho thấy 4 năm đầu khai thác thì doanh thu vẫn phải bù đắp chi phí vận hành, bảo trì phương tiện, Nhà nước cần hỗ trợ một phần từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế để bố trí cho hệ thống đường sắt như hiện nay để bảo trì kết cấu hạ tầng, số năm hoàn vốn tối đa là hơn 33 năm.

Tư lệnh ngành giao thông vận tải cho biết sẽ tiếp thu tối đa ý kiến xác đáng của đại biểu, chỉnh lý, hoàn thiện Dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội thông qua vào cuối Kỳ họp thứ 8 này.

"Dự án của chúng ta đã được nghiên cứu rất dài, tính đủ thời gian là 18 năm. Hồ sơ đã được Chính phủ chỉ đạo rà soát, tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để hoàn thiện. Từ kể quả dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp để triển khai đầu tư," ông Thắng nói.

Trình Quốc hội dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam hơn 67 tỷ USD Trình Quốc hội dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam hơn 67 tỷ USD

Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam có tốc độ thiết kế 350 km/h, tổng chiều dài khoảng 1.541km, sơ bộ tổng mức đầu tư hơn 67 tỷ USD và chi phí vận hành - bảo hành là 1 tỷ USD/năm.

'Làm đường sắt tốc độ cao, Việt Nam phải làm chủ công nghệ'

Theo GS.TS Hoàng Văn Cường, việc chuyển giao công nghệ có thể tốn chi phí cao lúc đầu nhưng sẽ bền vững về sau, giúp Việt Nam có thể phát triển ngành công nghiệp đường sắt.

'Dự án đường sắt tốc độ cao cần rút kinh nghiệm từ những công trình trước đó'

Các đại biểu Quốc hội cho rằng dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam cần phải rút kinh nghiệm từ các công trình đi trước, cũng như học hỏi thêm từ kinh nghiệm quốc tế để tránh tình trạng đầu tư kéo dài, gây ra lãng phí và tổn thất.

Quốc hội họp đợt 2, thảo luận Luật Nhà giáo và đường sắt tốc độ cao Quốc hội họp đợt 2, thảo luận Luật Nhà giáo và đường sắt tốc độ cao

Ngày 20/11, Quốc hội họp bàn về dự án Luật Nhà giáo và chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao, điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Đề xuất kéo dài đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đến Thành phố Cần Thơ Đề xuất kéo dài đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đến Thành phố Cần Thơ

Các đại biểu cho rằng nếu có đường sắt tốc độ cao kết nối đến Cần Thơ, vùng ĐBSCL sẽ có chuyển biến quan trọng trong cải thiện logistics, mở rộng không gian phát triển.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại Binh chủng Tăng thiết giáp

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại Binh chủng Tăng thiết giáp

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh Binh chủng Tăng thiết giáp phải thực sự cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Làn sóng đầu tư 'chưa từng có' vào công nghệ cao tại Việt Nam

Làn sóng đầu tư 'chưa từng có' vào công nghệ cao tại Việt Nam

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Việt Nam đang chứng kiến làn sóng đầu tư chưa từng có vào các lĩnh vực công nghệ cao và đổi mới sáng tạo.
'TP HCM cần nắm chắc thời cơ, phát huy vai trò đi đầu, đi trước'

'TP HCM cần nắm chắc thời cơ, phát huy vai trò đi đầu, đi trước'

Chủ tịch nước Lương Cường lưu ý, cần bố trí, tập trung nguồn lực cần thiết để bộ máy TP HCM (mới), các đơn vị hành chính cấp xã mới sớm ổn định tổ chức và hoạt động ngay sau khi được thành lập.
Thủ tướng: Chuẩn bị tốt các nội dung để đàm phán với Mỹ

Thủ tướng: Chuẩn bị tốt các nội dung để đàm phán với Mỹ

Sáng 22/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về chuẩn bị đàm phán, thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững với Mỹ.
VIPCS 2025: Sự khởi đầu mới cho hợp tác đầu tư châu Á

VIPCS 2025: Sự khởi đầu mới cho hợp tác đầu tư châu Á

Việc NIC, VPCA ký kết hợp tác với 3 hiệp hội đầu tư đang quản lý tổng tài sản lên tới 5.000 tỷ USD thúc đẩy cơ hội đồng đầu tư giữa các thị trường Việt Nam, Hàn Quốc, Singapore và Hong Kong (Trung Quốc).
Động lực để kinh tế  Việt Nam đạt 1.100 tỷ USD vào năm 2035

Động lực để kinh tế Việt Nam đạt 1.100 tỷ USD vào năm 2035

Đổi mới sáng tạo và vốn tư nhân sẽ là động lực cho nền kinh tế Việt Nam đạt 1.100 tỷ USD năm 2035, cũng như dẫn dắt làn sóng tăng trưởng tiếp theo tại châu Á trong bối cảnh bất định toàn cầu.
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện chia buồn tới Tòa thánh Vatican

Lãnh đạo Việt Nam gửi điện chia buồn tới Tòa thánh Vatican

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chia buồn đến Thủ tướng Tòa Thánh Vatican sau khi được tin Giáo hoàng Francis qua đời ở tuổi 88.
'Nhiệm vụ nâng cao tiềm lực quốc phòng - an ninh không bao giờ được lơ là'

'Nhiệm vụ nâng cao tiềm lực quốc phòng - an ninh không bao giờ được lơ là'

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ quân đội và công an phải được chăm lo để đủ sức mạnh chiến đấu và chiến thắng trong mọi cuộc chiến tranh.
Thủ tướng: Giải quyết 5 phương thức giao thông để ĐBSCL thoát nghèo

Thủ tướng: Giải quyết 5 phương thức giao thông để ĐBSCL thoát nghèo

Làm việc tại Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, quyết tâm giải quyết bằng được những ách tắc giao thông thì Đồng bằng sông Cửu Long sẽ thoát nghèo.
Chủ tịch nước Lương Cường sắp thăm cấp Nhà nước tới Lào

Chủ tịch nước Lương Cường sắp thăm cấp Nhà nước tới Lào

Chủ tịch nước Lương Cường sẽ thăm cấp Nhà nước tới Lào từ ngày 24-25/4 theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.
'Sáp nhập tỉnh để kích hoạt liên thông núi rừng - đồng bằng - biển đảo'

'Sáp nhập tỉnh để kích hoạt liên thông núi rừng - đồng bằng - biển đảo'

Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ việc sáp nhập tỉnh nhằm tạo ra những động năng mới, tiềm năng mới, không gian mới cho phát triển.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp xúc cử tri doanh nghiệp TP Cần Thơ

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp xúc cử tri doanh nghiệp TP Cần Thơ

Các cử tri đại diện doanh nghiệp tại Cần Thơ kiến nghị cần có định hướng chiến lược cụ thể cho các ngành nghề mũi nhọn ưu tiên phát triển tại khu vực ĐBSCL.
Hoàn thành cao tốc Cần Thơ - Cà Mau trước 19/12

Hoàn thành cao tốc Cần Thơ - Cà Mau trước 19/12

Thủ tướng chỉ đạo rõ yêu cầu phải hoàn thành dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau chậm nhất đến ngày 19/12 năm nay, để chào mừng kỷ niệm Ngày Toàn quốc kháng chiến.
Đầu tuần tới cả nước nắng nóng, giữa tuần trời chuyển mát

Đầu tuần tới cả nước nắng nóng, giữa tuần trời chuyển mát

Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo ngày mai (21/4), Bắc Bộ xuất hiện nắng nóng trên diện rộng, đến giữa tuần khu vực này đón một đợt không khí lạnh yếu trời chuyển mát.
Thủ tướng động viên các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành

Thủ tướng động viên các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành

Chiều 19/4, tại tỉnh Đồng Nai, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thăm, kiểm tra, động viên các lực lượng diễu hành kỷ niệm ngày 30/4.
'Những công trình biểu tượng góp phần định vị hình ảnh Việt Nam'

'Những công trình biểu tượng góp phần định vị hình ảnh Việt Nam'

Đây là nhận định của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại lễ khởi công, khánh thành các công trình, dự án trọng điểm quốc gia ngày 19/4.
Đồng loạt khởi công, khánh thành nhiều dự án lớn trên cả nước dịp 30/4

Đồng loạt khởi công, khánh thành nhiều dự án lớn trên cả nước dịp 30/4

Sáng 19/4, có 80 dự án được tổ chức khởi công, khánh thành nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Đề nghị Warburg Pincus thúc đẩy thương mại bền vững Việt - Mỹ

Đề nghị Warburg Pincus thúc đẩy thương mại bền vững Việt - Mỹ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị quỹ Warburg Pincus mở rộng đầu tư nhiều hơn, nhanh hơn vào Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng Giám đốc Quỹ Warburg Pincus

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng Giám đốc Quỹ Warburg Pincus

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Quỹ Warburg Pincus duy trì, tăng cường đầu tư vào các dự án đang triển khai, đồng thời mở rộng sang các lĩnh vực các doanh nghiệp Mỹ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu.
Thủ tướng: Các Luật phải cụ thể hóa, thể chế hóa tất cả chủ trương của Đảng

Thủ tướng: Các Luật phải cụ thể hóa, thể chế hóa tất cả chủ trương của Đảng

Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện các Dự án luật theo hướng cụ thể hóa, thể chế hóa chủ trương của Đảng; phân cấp, phân quyền, ủy quyền triệt để đi đôi với thiết kế các công cụ giám sát, kiểm tra.
Thủ tướng: Hợp tác công-tư là 'chìa khoá' để phát triển bền vững

Thủ tướng: Hợp tác công-tư là 'chìa khoá' để phát triển bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị cần tập trung vào hoàn thiện thể chế, thúc đẩy tài chính xanh, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào đổi mới sáng tạo, công nghệ xanh và phát triển bền vững, tăng cường hợp tác quốc tế.
Thủ tướng tiếp đại diện các tổ chức quốc tế bên lề P4G

Thủ tướng tiếp đại diện các tổ chức quốc tế bên lề P4G

Ngày 17/4, trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Đối tác Vì tăng trưởng Xanh và Các mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4 do Việt Nam đăng cai, Thủ tướng đã tiếp đại diện các tổ chức kinh tế thế giới.
Tổng Bí thư trả lời cử tri về việc sắp xếp đơn vị hành chính

Tổng Bí thư trả lời cử tri về việc sắp xếp đơn vị hành chính

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết tất cả các công việc liên quan đến sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đang được thực hiện rất khẩn trương, không để chậm trễ tiến độ.
Hội nghị P4G khép lại với sự đồng thuận cao độ trên 5 lĩnh vực

Hội nghị P4G khép lại với sự đồng thuận cao độ trên 5 lĩnh vực

Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ tư đã đạt được 5 sự đồng thuận từ các bên tham gia trên các lĩnh vực.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho quan hệ Việt - Lào

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho quan hệ Việt - Lào

Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định chủ trương nhất quán, trước sau như một của Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho việc phát triển mối quan hệ Việt Nam - Lào.
VCCI: Chỉ 32% doanh nghiệp cho biết sẽ mở rộng sản xuất

VCCI: Chỉ 32% doanh nghiệp cho biết sẽ mở rộng sản xuất

Khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trên quy mô toàn quốc cho thấy chỉ 32% doanh nghiệp cho biết sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh trong 2 năm tiếp theo.
Tạo môi trường thuận lợi để thu hút nguồn lực cho các dự án xanh

Tạo môi trường thuận lợi để thu hút nguồn lực cho các dự án xanh

Thứ trưởng Tài chính Đỗ Thành Trung cho rằng, các định chế tài chính quốc gia cần được trao sứ mệnh tiên phong trong việc xây dựng khung khổ pháp lý và tạo dựng môi trường thuận lợi để thu hút nguồn lực cho các dự án xanh.
5 giải pháp gợi mở để phát triển lương thực bền vững

5 giải pháp gợi mở để phát triển lương thực bền vững

Phát triển hệ thống tài chính xanh, tăng cường năng lực số, hợp tác đa phương..., là những giải pháp được gợi mở để hướng tới hệ thống lương thực bền vững.
6 nhóm chính sách đặc thù khơi thông điểm nghẽn cho TP Hải Phòng

6 nhóm chính sách đặc thù khơi thông điểm nghẽn cho TP Hải Phòng

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định 6 nhóm chính sách lớn với 41 chính sách cụ thể nhằm khơi thông các điểm nghẽn, tạo đột phá trong phát triển TP Hải Phòng.
Đưa quan hệ hợp tác Việt Nam - Ethiopia sang trang mới

Đưa quan hệ hợp tác Việt Nam - Ethiopia sang trang mới

Chủ tịch nước Lương Cường tin tưởng chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Ethiopia sẽ đưa quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Ethiopia bước sang một trang mới.
Thủ tướng tiếp Bộ trưởng các nước tham dự Hội nghị P4G

Thủ tướng tiếp Bộ trưởng các nước tham dự Hội nghị P4G

Ngày 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng một số nước thăm Việt Nam và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư.
Việt Nam đưa ra 3 đề xuất về chuyển đổi xanh tại P4G

Việt Nam đưa ra 3 đề xuất về chuyển đổi xanh tại P4G

Việt Nam đưa ra 3 đề xuất về chuyển đổi xanh, bao gồm hoàn thiện tư duy xanh, xây dựng một cộng đồng xanh và đẩy mạnh hợp tác quốc tế.
Tổng Bí thư Tô Lâm nêu thông điệp chính sách tại thượng đỉnh P4G

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu thông điệp chính sách tại thượng đỉnh P4G

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Việt Nam sẽ chuyển hoá mạnh mẽ các cam kết chính trị thành hành động thực tiễn, tạo động lực cho doanh nghiệp và toàn xã hội tham gia phát triển kinh tế xanh.
Việt - Lào cùng hướng tới chuyển đổi xanh và bền vững

Việt - Lào cùng hướng tới chuyển đổi xanh và bền vững

Ngày 16/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
Việt Nam khai mạc Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ 4

Việt Nam khai mạc Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ 4

Chiều 16/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam năm 2025.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai mạc Triển lãm về Tăng trưởng Xanh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai mạc Triển lãm về Tăng trưởng Xanh

Triển lãm về Tăng trưởng Xanh với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp startup tiêu biểu sẽ giới thiệu các giải pháp thực tiễn trong lĩnh vực then chốt.
Xem thêm