'Dự án đường sắt tốc độ cao cần rút kinh nghiệm từ những công trình trước đó'

Các đại biểu Quốc hội cho rằng dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam cần phải rút kinh nghiệm từ các công trình đi trước, cũng như học hỏi thêm từ kinh nghiệm quốc tế để tránh tình trạng đầu tư kéo dài, gây ra lãng phí và tổn thất.

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 13/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Cần có cơ chế, chính sách thuận lợi nhất, tiện lợi nhất cho dự án

Phát biểu tại tổ 2, đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh) cho biết: “Trước đây, chúng ta có bàn đến dự án này, nhưng thời điểm đó chưa chín muồi. Ở thời điểm hiện nay, tôi nghĩ rằng chúng ta có tiềm năng để sớm thực hiện ước mơ về việc có phương tiện giao thông hiện đại. Việc Chính phủ lần này trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đã đáp ứng được các cơ sở về thực tiễn, cũng như cơ sở chính trị đã được Bộ Chính trị đồng ý, Ban Chấp hành Trung ương thống nhất thông qua”.

'Dự án đường sắt tốc độ cao cần rút kinh nghiệm từ những công trình trước đó'
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh). Ảnh: Đỗ Thảo/Mekong ASEAN

Đại biểu đánh giá dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẽ có độ lan tỏa lớn và có hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội.

“Khi tuyến đường sắt đi qua 20 tỉnh thành, nó sẽ giúp phát huy được tiềm năng lợi thế tại các địa bàn đó. Dự án không chỉ tạo thuận lợi cho việc đi lại, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia mà còn thu hút được du lịch trong nước và quốc tế,” ông cho hay. Đại biểu cũng nêu dẫn chứng tại Trung Quốc, những nơi nào có đường sắt tốc độ cao đi qua thì tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), thu ngân sách của địa phương đó tăng lên.

Tuy nhiên, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng dự án phải bảo đảm được tính đồng bộ giữa các loại quy hoạch của các địa phương để tránh trường hợp phải điều chỉnh; đồng thời cần có tính kết nối giữa dự án với các hệ thống giao thông công cộng khác.

"Hiện nay, chúng ta đang triển khai tuyến đường sắt TP Hồ Chí Minh đi Cần Thơ. Vậy dự án sẽ kết nối như thế nào vào tuyến này để bảo đảm sự đồng bộ, khi người dân sẽ đi tuyến đường sắt tốc độ cao về TP Hồ Chí Minh, sau đó muốn chuyển tiếp đi về Cần Thơ,” ông Trần Hoàng Ngân nêu ví dụ.

Ngoài ra, đại biểu cũng chỉ ra một số vấn đề cần lưu ý khác như đảm bảo nguồn nhân lực thực hiện; học tập kinh nghiệm của các nước về điều hành nguồn lực cho tuyến đường đường sắt tốc độ cao; phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp đường sắt.

Đồng thời, ông nhấn mạnh rằng: “Chúng ta cần rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc triển khai tuyến Metro tại TP Hồ Chí Minh, tuyến đường sắt Cát Linh tại Hà Nội để lường hết các yếu tố khi ký kết hợp đồng với nhà thầu nước ngoài. Chúng ta cần rút kinh nghiệm để tránh việc đầu tư kéo dài, gây ra lãng phí và tổn thất”.

Đại biểu đề xuất rằng các cơ chế, chính sách đặc thù dành cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam “phải là là cơ chế thuận lợi nhất, tiện lợi nhất để có thể thi công nhanh nhất, như thế mới giảm được chi phí cho công trình”.

Tạo sự kết nối đồng bộ giữa dự án và các hệ thống giao thông khác

'Dự án đường sắt tốc độ cao cần rút kinh nghiệm từ những công trình trước đó'
Đại biểu Nguyễn Minh Đức (Đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh). Ảnh: Đỗ Thảo/Mekong ASEAN

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Minh Đức (Đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh) nhấn mạnh rằng: “Vấn đề quan trọng nhất đối với dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam vào lúc này là cần sự đồng thuận của Quốc hội. Bởi vì đây là một trong những công trình đầu tư công lớn nhất trong lịch sử của chúng ta đến nay. Đó là khát vọng của Nhà nước ta và nhân dân ta. Đó là danh dự, niềm tự hào và lòng tự trọng của dân tộc Việt Nam”.

Đại biểu đề xuất rằng dự án này cần phải được tính toán để tạo ra sự kết nối và đồng thuận với hệ thống giao thông khác trong các địa phương, tránh gây ra điểm nghẽn tại các ga. Ông nêu ví dụ rằng mô hình đô thị nén ở Tokyo (Nhật Bản) có thể là một bài học kinh nghiệm, khi thành phố này có sự đa dạng về các phương tiện giao thông nhưng vẫn đảm bảo kết nối hài hòa với các tuyến đường sắt.

Đại biểu cũng lưu ý về thói quen sử dụng phương tiện cá nhân thay vì phương tiện công cộng hiện nay; cho rằng dự án đường sắt tốc độ cao phải tính toán kỹ lưỡng về kết nối các nhà ga như thế nào để mang lại hiệu quả đi lại cao nhất, phục vụ nhu cầu của người dân.

Theo đó, đại biểu cho rằng các tuyến đường ra trung tâm nhà ga đường sắt tốc độ cao cần phải đảm bảo thông thoáng và tiết kiệm thời gian di chuyển. “Tôi đi từ nhà ra sân bay Nội Bài cũng phải tính toán đi trước cả tiếng rưỡi, vì nhỡ bị kẹt xe ở cầu Nhật Tân… Người dân chắc chắn sẽ lựa chọn hình thức giao thông thông minh nhất, nhanh nhất,” ông nói. Bên cạnh đó, đại biểu cho rằng ngoài mục đích vận tải hành khách, dự án này cũng cần xem xét về khả năng vận tải hàng hóa.

Đại biểu cũng lưu ý rằng cần tiếp tục thảo luận kỹ lưỡng, đánh giá sát sao chi phí của dự án và tình hình giải phóng mặt bằng, nhằm đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ, đúng mục tiêu, tiết kiệm và an toàn.

Tìm nhà thầu chất lượng tốt, không phụ thuộc vốn vay nước ngoài

'Dự án đường sắt tốc độ cao cần rút kinh nghiệm từ những công trình trước đó'
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng. Ảnh: VGP

Giải trình thêm tại tổ, liên quan đến những lo ngại về đội vốn và chậm tiến độ, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cho hay trước đây một số tuyến metro gặp tình trạng này. “Tuy nhiên, với tuyến đường sắt tốc độ cao được nghiên cứu rất kỹ, chỉ ra các nguyên nhân chậm tiến độ ở các dự án trước đây, như việc chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng và chủ yếu sử dụng vốn vay, phụ thuộc đối tác,” ông giải thích.

Theo Bộ trưởng, với dự án này, việc lựa chọn đối tác phải theo hướng tìm được nhà thầu có chất lượng tốt, giá cả hợp lý và buộc chuyển giao công nghệ, không phụ thuộc vốn vay nước ngoài. "Nếu có vay cũng không quá 30% tổng mức đầu tư, chia theo năm khoảng 46.000 tỷ đồng (1,85 tỷ USD/năm). Vay rẻ và cơ chế không ràng buộc để khi thi công xây dựng không phụ thuộc vào các yếu tố ràng buộc khi vay vốn và mức vay không quá 30% nên không phải là vấn đề lớn về tài chính," Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng thông tin rằng tuyến đường sắt có 85 đoàn tàu. Tàu chạy tốc độ 350km/h chỉ dừng ở 5 ga, thời gian chạy từ Hà Nội – TP Hồ Chí Minh là 5 tiếng rưỡi. Ngoài ra, cũng có loại tàu chạy tốc độ 280km/h, dừng ở nhiều ga hơn cho người dân lựa chọn với các đoạn tuyến như Hà Nội - Vinh, TP Hồ Chí Minh - Nha Trang.

“Vì vậy sau này khi nhu cầu tăng, công ty khai thác hoặc doanh nghiệp tư nhân có thể đầu tư thêm tàu và thuê đường ray để chạy,” Bộ trưởng Thắng cho hay.

'Cần tạo ra đột phá về hạ tầng với những công trình mang tính chiến lược'

Để tăng trưởng bứt phá, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng cần có những công trình mang tính chiến lược, xoay chuyển tình thế như đường sắt cao tốc kết nối Bắc - Nam, điện hạt nhân, điện gió ngoài khơi...

Trình Quốc hội dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam hơn 67 tỷ USD Trình Quốc hội dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam hơn 67 tỷ USD

Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam có tốc độ thiết kế 350 km/h, tổng chiều dài khoảng 1.541km, sơ bộ tổng mức đầu tư hơn 67 tỷ USD và chi phí vận hành - bảo hành là 1 tỷ USD/năm.

'Làm đường sắt tốc độ cao, Việt Nam phải làm chủ công nghệ'

Theo GS.TS Hoàng Văn Cường, việc chuyển giao công nghệ có thể tốn chi phí cao lúc đầu nhưng sẽ bền vững về sau, giúp Việt Nam có thể phát triển ngành công nghiệp đường sắt.

Băn khoăn việc làm nhà ở thương mại trên đất nông nghiệp, phi nông nghiệp

Băn khoăn việc làm nhà ở thương mại trên đất nông nghiệp, phi nông nghiệp

Các đại biểu Quốc hội đều cơ bản nhất trí với việc thí điểm mở rộng loại đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại nhằm tháo gỡ các vướng mắc pháp lý cho các dự án, mở rộng nguồn cung; tuy nhiên cũng còn một số băn khoăn.
'Dự án đường sắt tốc độ cao cần rút kinh nghiệm từ những công trình trước đó'

'Dự án đường sắt tốc độ cao cần rút kinh nghiệm từ những công trình trước đó'

Các đại biểu Quốc hội cho rằng dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam cần phải rút kinh nghiệm từ các công trình đi trước, cũng như học hỏi thêm từ kinh nghiệm quốc tế để tránh tình trạng đầu tư kéo dài, gây ra lãng phí và tổn thất.
'Làm đường sắt tốc độ cao, Việt Nam phải làm chủ công nghệ'

'Làm đường sắt tốc độ cao, Việt Nam phải làm chủ công nghệ'

Theo GS.TS Hoàng Văn Cường, việc chuyển giao công nghệ có thể tốn chi phí cao lúc đầu nhưng sẽ bền vững về sau, giúp Việt Nam có thể phát triển ngành công nghiệp đường sắt.
Bác sĩ quảng cáo thực phẩm chức năng có đúng quy định?

Bác sĩ quảng cáo thực phẩm chức năng có đúng quy định?

Chiều 11/11, chất vấn Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan, nhiều đại biểu nêu về thực trạng thực phẩm chức năng, mỹ phẩm kém chất lượng tràn lan trên thị trường.
Thúc đẩy thị trường điện cạnh tranh để giá điện theo thị trường

Thúc đẩy thị trường điện cạnh tranh để giá điện theo thị trường

Đại biểu Quốc hội cho rằng, để có thị trường điện cạnh tranh thì cần tách bạch thực sự 3 khâu then chốt của ngành điện là phát điện, truyền tải điện và điều độ hệ thống điện quốc gia.
Bệnh viện xây như khách sạn 5 sao nhưng gánh nặng nợ vay

Bệnh viện xây như khách sạn 5 sao nhưng gánh nặng nợ vay

Thảo luận về phân bổ ngân sách trong phiên thảo luận hội trường sáng 5/11, GS.TS Hoàng Văn Cường (Đoàn ĐBQH TP Hà Nội) trăn trở trước thực trạng các bệnh viện, trường đại học phải đi vay tiền để đầu tư xây dựng, làm “đội lên” chi phí khám chữa bệnh, chi phí đào tạo.
ĐBQH: Doanh nghiệp vẫn than phiền về thủ tục kinh doanh khó khăn

ĐBQH: Doanh nghiệp vẫn than phiền về thủ tục kinh doanh khó khăn

Đại biểu Quốc hội kiến nghị Chính phủ tiếp tục rà soát các điều kiện kinh doanh để phân loại và có biện pháp xử lý, tháo gỡ các rào cản; tạo động lực khích lệ doanh nghiệp, doanh nhân khởi nghiệp.
ĐBQH: Tư duy nhiệm kỳ dẫn tới một số dự án lãng phí

ĐBQH: Tư duy nhiệm kỳ dẫn tới một số dự án lãng phí

Theo đại biểu Quốc hội, bệnh thành tích, tư duy nhiệm kỳ của một số cán bộ muốn chứng tỏ năng lực nhưng lại có cách làm nóng vội, tính toán chủ quan dẫn đến một số dự án đem lại hiệu quả không mong muốn.
ĐBQH đề xuất chọn quốc phục, quốc hoa cho bộ nhận diện bản sắc Việt

ĐBQH đề xuất chọn quốc phục, quốc hoa cho bộ nhận diện bản sắc Việt

Đại biểu Quốc hội cho rằng Việt Nam cần xây dựng bộ nhận diện bản sắc Việt Nam, nâng cao chất lượng các sản phẩm văn hóa để hoạt động của các trung tâm văn hóa tại nước ngoài tăng hiệu quả.
Phải giữ được 'nét Huế'

Phải giữ được 'nét Huế'

Việc thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương được các đại biểu Quốc hội hết sức ủng hộ, với mong muốn đưa vùng đất cố đô xứng tầm với tiềm năng, vị trí. Các đại biểu cũng đều đồng tình rằng dù phát triển tới mức nào thì Huế cũng phải giữ được nét đặc sắc về lịch sử và văn hoá vốn có.
VinaCapital: Những yếu tố có lợi cho TTCK năm 2025

VinaCapital: Những yếu tố có lợi cho TTCK năm 2025

Theo VinaCapital, sự dịch chuyển tăng trưởng GDP của Việt Nam từ việc được thúc đẩy bởi các yếu tố bên ngoài trong năm 2024 sang các yếu tố nội tại vào năm 2025 sẽ có lợi cho thị trường chứng khoán.
Nghị trường tranh luận việc áp thuế 5% với phân bón

Nghị trường tranh luận việc áp thuế 5% với phân bón

Một số đại biểu lo ngại áp thuế VAT 5% sẽ làm tăng giá phân bón trên thị trường, khiến giá nông sản tăng cao trong khi theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa, nếu 'phân tích rộng ra'thì việc này 'không chỉ có lợi cho doanh nghiệp mà cho cả nông dân'.
ĐBQH: Nhiều chung cư sử dụng vài thập kỷ vẫn tăng giá gấp đôi, gấp ba

ĐBQH: Nhiều chung cư sử dụng vài thập kỷ vẫn tăng giá gấp đôi, gấp ba

Thảo luận về thị trường bất động sản và nhà ở xã hội sáng 28/10, nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm đến việc giá nhà tăng cao bất thường thời gian qua. Đây cũng là vấn đề mà cử tri, nhân dân rất quan tâm bởi sát sườn với thực tế đời sống.
Nghịch lý nhiều khu đô thị bị bỏ hoang nhưng người dân khó mua nhà

Nghịch lý nhiều khu đô thị bị bỏ hoang nhưng người dân khó mua nhà

Theo báo cáo của Đoàn giám sát Quốc hội, tại TP Hà Nội và TP HCM đã không còn phân khúc căn hộ chung cư có giá phù hợp với thu nhập của đa số người dân.
Chủ tịch Quốc hội: Chênh lệch giữa giá nhà và thu nhập của người dân còn quá lớn

Chủ tịch Quốc hội: Chênh lệch giữa giá nhà và thu nhập của người dân còn quá lớn

Theo Chủ tịch Quốc hội, hiện không thiếu nguồn cung nhà ở, nhu cầu cũng có nhưng khả năng thanh toán của người dân lại khó.
Đại biểu tranh luận việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa

Đại biểu tranh luận việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa

Trong phiên thảo luận hội trường chiều 23/10 về dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm đến đề xuất thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa.
Động lực mới thúc đẩy câu chuyện của Việt Nam lên một tầm cao mới

Động lực mới thúc đẩy câu chuyện của Việt Nam lên một tầm cao mới

Theo Tổng giám đốc HSBC Việt Nam, Việt Nam đã trải qua một chặng đường dài để có được vị thế như ngày hôm nay. Ngày nay, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là một trong những động lực mới xuất hiện giúp thúc đẩy câu chuyện của Việt Nam lên một tầm cao mới.
Ý tưởng về một báo cáo riêng các vấn đề môi trường của doanh nghiệp

Ý tưởng về một báo cáo riêng các vấn đề môi trường của doanh nghiệp

Trước áp lực ngày càng lớn từ thị trường, nhà đầu tư, những cam kết về môi trường đang nổi lên như một yếu tố thiết yếu trong hành trình phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Mekong ASEAN trân trọng giới thiệu bài viết xoay quanh câu chuyện này với tiêu đề “Thông tin môi trường trong báo cáo thường niên của các công ty niêm yết: Rủi ro của những cam kết môi trường chung chung và lời kêu gọi đổi mới”.
AI có thể giúp tăng tỷ lệ khách quốc tế quay lại Việt Nam

AI có thể giúp tăng tỷ lệ khách quốc tế quay lại Việt Nam

Đây là nhận định của TS. Nuno F. Ribeiro, Giảng viên cấp cao tại Đại học RMIT kiêm Chủ tịch Tiểu ban du lịch và nhà hàng khách sạn của EuroCham Việt Nam trong loạt bài “Tác động của AI đối với ngành du lịch Việt Nam” công bố ngày 10/10.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Muốn làm đổi mới sáng tạo phải có cơ chế đặc thù

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Muốn làm đổi mới sáng tạo phải có cơ chế đặc thù

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, bên cạnh 3 đột phá về thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực, cần phải lấy khoa học công nghệ, lấy đổi mới sáng tạo làm động lực để đột phá phát triển. Đây là con đường duy nhất, không còn con đường nào khác và cơ hội nào khác.
Để chứng khoán Việt Nam thu hút mạnh hơn dòng vốn ngoại

Để chứng khoán Việt Nam thu hút mạnh hơn dòng vốn ngoại

Theo chuyên gia JICA, các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có nhà đầu tư Nhật Bản đang dành nhiều sự quan tâm cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đưa sầu riêng thành sản phẩm quốc gia

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đưa sầu riêng thành sản phẩm quốc gia

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, muốn xây dựng thương hiệu sầu riêng thì phải có hiệp hội ngành hàng, trong đó có sự liên kết của các doanh nghiệp, các nhà vựa với bà con nông dân để bảo vệ thương hiệu, nhãn hiệu.
Tiến sĩ Cấn Văn Lực nêu 10 thách thức với thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Tiến sĩ Cấn Văn Lực nêu 10 thách thức với thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Trong bối cảnh thị trường đang dần hồi phục, theo Tiến sĩ Cấn Văn Lực, trái phiếu doanh nghiệp vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian sắp tới.
'Việt Nam là điểm đến đầu tư hàng đầu thu hút các doanh nghiệp Đài Loan'

'Việt Nam là điểm đến đầu tư hàng đầu thu hút các doanh nghiệp Đài Loan'

Đây là nhận định của nhóm chuyên gia HSBC tại báo cáo nghiên cứu về hành lang thương mại giữa Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) với tiêu đề "Đầu tư từ Đài Loan tiếp sức cho ngành công nghiệp công nghệ cao Việt Nam".
Chuyên gia chỉ cách kiếm tiền ổn định từ thị trường chứng khoán và 'yên tâm đi ngủ'

Chuyên gia chỉ cách kiếm tiền ổn định từ thị trường chứng khoán và 'yên tâm đi ngủ'

Vì ham mức lợi nhuận cao, nhiều nhà đầu tư đã phải trả giá đắt khi chạy theo những "cơn sóng" của thị trường chứng khoán. Theo chuyên gia, cách đầu tư an toàn và sinh lời bền vững chính là tích sản.
Kinh nghiệm từ các quốc gia trong việc thực thi EUDR

Kinh nghiệm từ các quốc gia trong việc thực thi EUDR

Ngày 30/7, Bộ NN&PTNT và UNDP phối hợp tổ chức hội thảo kỹ thuật về “Rà soát mức độ sẵn sàng thực hiện EUDR của ngành cà phê và gỗ ở Việt Nam”.
Kinh tế 6 tháng đầu năm: 'Chạy đà' cho mục tiêu tăng trưởng 6-6,5%

Kinh tế 6 tháng đầu năm: 'Chạy đà' cho mục tiêu tăng trưởng 6-6,5%

TS. Lê Duy Bình từ Economica Vietnam cho rằng, có cơ sở để tin tưởng mục tiêu tăng trưởng cả năm sẽ đạt khoảng 6,5%. Đặc biệt, nền kinh tế sẽ phát triển bền vững nếu như đầu tư tư nhân trong nước tiếp tục đóng vai trò là trụ cột trong tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội.
Kỳ vọng đại biểu chất vấn vấn đề nổi cộm, tư lệnh ngành không vòng vo

Kỳ vọng đại biểu chất vấn vấn đề nổi cộm, tư lệnh ngành không vòng vo

ĐBQH cho rằng 4 nhóm vấn đề được lựa chọn chất vấn tại kỳ họp này rất sát thực tiễn, với những nội dung liên quan được cử tri, người dân quan tâm như thi hành sớm Luật Đất đai năm 2024; kiểm toán các cơ quan, doanh nghiệp; xâm nhập mặn vùng ĐBSCL...
'Không thể đổ cho cơ chế, vì cơ chế cũng là do con người làm ra'

'Không thể đổ cho cơ chế, vì cơ chế cũng là do con người làm ra'

Các đại biểu đề xuất sớm có chính sách tách giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư để giải quyết vấn đề vướng mắc bấy lâu nay, giúp đẩy nhanh tiến độ các dự án.
Chuyên gia đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT đến hết năm 2024

Chuyên gia đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT đến hết năm 2024

Theo TS. Cấn Văn Lực, nếu khai thác tốt những động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, tăng trưởng xanh, liên kết vùng, cải cách thể chế kinh tế, năng suất lao động... GDP có thể tăng thêm từ 0,9 - 1,4 điểm phần trăm.
Vàng miếng sắp hết độc quyền?

Vàng miếng sắp hết độc quyền?

Định hướng quản lý thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, thực hiện cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện.
Đại biểu Quốc hội: Đổi mới sáng tạo trước hết từ cơ chế, chính sách

Đại biểu Quốc hội: Đổi mới sáng tạo trước hết từ cơ chế, chính sách

"Các kế hoạch khi được trình, nếu chiếu theo pháp luật rồi nói là kế hoạch hay đấy nhưng không được duyệt thì cán bộ không còn động lực để sáng tạo đổi mới, mà sẽ tiếp tục đi theo lối mòn, thậm chí xơ cứng, vô cảm", đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường phát biểu.
Điểm nhấn Kỳ họp thứ 6: Thông suốt, hiệu quả, năng động và thẳng thắn

Điểm nhấn Kỳ họp thứ 6: Thông suốt, hiệu quả, năng động và thẳng thắn

Quốc hội đã khép lại Kỳ họp thứ 6 với khối lượng công việc lớn, thảo luận, cho ý kiến, thông qua nhiều quyết sách quan trọng. Các đại biểu đều kỳ vọng sự thành công của kỳ họp sẽ là tiền đề để đất nước bước vào năm 2024 với hào khí mới, xung lực mới.
Kiến nghị đưa dạy thêm, học thêm vào nghề kinh doanh có điều kiện

Kiến nghị đưa dạy thêm, học thêm vào nghề kinh doanh có điều kiện

Nếu bác sĩ có thể mở phòng khám tư sau giờ hành chính và nhiều người ở các ngành nghề khác có thể "bôn ba" ngoài giờ làm việc để tăng thu nhập thì nhà giáo dạy thêm là quyền lợi chính đáng.
Kiến nghị đưa dạy thêm, học thêm vào nghề kinh doanh có điều kiện

Kiến nghị đưa dạy thêm, học thêm vào nghề kinh doanh có điều kiện

Nếu bác sĩ có thể mở phòng khám tư sau giờ hành chính và nhiều người ở các ngành nghề khác có thể "bôn ba" ngoài giờ làm việc để tăng thu nhập thì nhà giáo dạy thêm là quyền lợi chính đáng.
'Chất vấn và trả lời chất vấn thẳng thắn, có trọng tâm'

'Chất vấn và trả lời chất vấn thẳng thắn, có trọng tâm'

Chủ tịch Quốc hội đánh giá, các thành viên Chính phủ, trưởng ngành nắm chắc thực trạng của ngành, lĩnh vực phụ trách, cơ bản đã trả lời thẳng thắn, giải trình nghiêm túc, làm sáng tỏ nhiều vấn đề và đề ra giải pháp để khắc phục.
Xem thêm