Đề nghị doanh nghiệp Hàn Quốc coi Việt Nam là cứ điểm phát triển quan trọng

Sáng 4/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tọa đàm với các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác, đầu tư, góp phần cùng Việt Nam tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và tăng trưởng 2 con số trong những năm tiếp theo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc. Ảnh: VGP.
Thủ tướng Phạm Minh Chính với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc. Ảnh: VGP.

Tại tọa đàm, Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam và lãnh đạo các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam đánh giá cao môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam, nhất là trong thời gian qua, Việt Nam đã nỗ lực hoàn thiện thể chế pháp luật, sửa đổi, bổ sung nhiều luật, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Phát biểu tại tọa đàm, ông Ko Tae Yeon, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KoCham) đánh giá năm 2024, Việt Nam đã thu hút FDI ấn tượng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn, trong đó thu hút 7 tỷ USD đầu tư của Hàn Quốc, tăng 37,5% so năm 2023; nâng luỹ kế đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam lên 92 tỷ USD.

Hiện có khoảng 10.000 doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam, tạo ra hơn 900.000 việc làm, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam. Những kết quả này đang khẳng định Việt Nam có vị trí, vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của mối quan hệ hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc.

Theo ông Ko Tae Yeon, trong tương lai, để Việt Nam vươn lên trở thành quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ cao, việc thu hút đầu tư FDI vào lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), năng lượng xanh… ngày càng quan trọng.

Ông Ko Tae Yeon, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KoCham) phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: VGP.
Ông Ko Tae Yeon, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KoCham) phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: VGP.

Các doanh nghiệp Hàn Quốc sẵn sàng hợp tác chặt chẽ thúc đẩy những lĩnh vực này trong thời gian tới. KoCham và các doanh nghiệp Hàn Quốc luôn là đối tác tin cậy, mong muốn đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam trong hành trình trở thành trung tâm đầu tư toàn cầu, phát triển kinh tế xanh bền vững và đổi mới sáng tạo.

Trong bối cảnh nhiều khó khăn, có tới 82% số doanh nghiệp Hàn Quốc tin rằng Chính phủ Việt Nam ứng phó hiệu quả với các biến động bên ngoài. Doanh nghiệp Hàn Quốc đặt niềm tin vào năng lực ngoại giao và các chính sách hỗ trợ FDI của Việt Nam thời gian tới.

Chủ tịch KoCham mong rằng các doanh nghiệp Hàn Quốc có thể tham gia các dự án trọng điểm như đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, điện hạt nhân… từ các khâu thiết kế, chế tạo đến đào tạo nguồn nhân lực.

Cũng tại tọa đàm, các tập đoàn, doanh nghiệp Hàn Quốc đã đề cập các cơ hội đầu tư, đề xuất kiến nghị trong các lĩnh vực như bán dẫn, công nghệ cao (Samsung, LG, Hana Mircon Vina); năng lượng xanh (SK, Hanwha, Asong); công nghiệp công nghệ cao như ô tô, LNG, pin xe điện (Hyundai Thành Công, Posco); công nghệ sinh học, vật liệu tiên tiến (Hyosung); dịch vụ, logistics (CJ, Lotte)…

Ông Na Ki Hong, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam đánh giá Nghị định về Quỹ hỗ trợ đầu tư được ban hành với ý chí mạnh mẽ và sự giúp đỡ tích cực của Chính phủ Việt Nam được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao và coi đây là kết quả của sự nỗ lực cho thấy rõ việc bảo vệ các nhà đầu tư và niềm tin vào Chính phủ.

Ông cũng cho rằng, các quốc gia trên toàn thế giới đang xem việc phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo là vấn đề liên quan trực tiếp đến an ninh quốc gia và đang chuẩn bị nhiều chính sách hỗ trợ đa dạng ở cấp Chính phủ.

ông Na Ki Hong, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam
Ông Na Ki Hong, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: VGP.

Chính phủ Việt Nam hiện cũng đang theo xu hướng này và trong quá trình xem xét cơ chế ưu đãi đa dạng, trong đó có luật Công nghiệp công nghệ số hiện đang được Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng. Samsung và nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đều đang quan tâm đến vấn đề này. Ông cho rằng, cần ưu tiên xây dựng cơ chế ưu đãi thực chất để giúp các doanh nghiệp công nghệ cao yên tâm đưa ra quyết định đầu tư.

Trong buổi tọa đàm, KoCham và các doanh nghiệp nêu một số kiến nghị liên quan việc ổn định chính sách và đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương Việt Nam cần có giải pháp ứng phó hiệu quả trước những thay đổi chính sách thương mại của các nước; tiếp tục hoàn thiện và ổn định chính sách pháp luật, nhất là khung pháp lý về các ngành công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo (AI), chíp bán dẫn; thực thi hiệu quả chính sách thuế VAT,...

Môi trường tốt nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài

Phát biểu kết luận tọa đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao các ý kiến các đại biểu, chia sẻ tầm nhìn, thể hiện quan tâm, hiểu biết về môi trường kinh doanh tại Việt Nam, những băn khoăn, trăn trở và đề xuất, kiến nghị, mong muốn tăng cường hợp tác, hoạt động tại Việt Nam.

Đề nghị doanh nghiệp Hàn Quốc coi Việt Nam là cứ điểm phát triển quan trọng
Thủ tướng cảm ơn phía Hàn Quốc, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã luôn đồng hành, hợp tác "chia ngọt sẻ bùi" với phía Việt Nam trong suốt thời gian qua. Ảnh: VGP.

Đồng thời, Thủ tướng cảm ơn phía Hàn Quốc, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã luôn đồng hành, hợp tác "chia ngọt sẻ bùi" với phía Việt Nam trong suốt thời gian qua, đóng góp cho quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hàn Quốc và sự phát triển của Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập.

Theo Thủ tướng, hai bên đã làm tốt rồi thì cần làm tốt hơn nữa, nỗ lực, quyết tâm hơn nữa. Bên cạnh những thuận lợi, cơ hội để đẩy mạnh hợp tác, còn có những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ, các đề xuất, kiến nghị mà các doanh nghiệp đã nêu tại tọa đàm.

Thủ tướng giao Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ tổng hợp, các Bộ, ngành, địa phương Việt Nam khẩn trương trả lời, xử lý dứt điểm các kiến nghị, đề xuất của các doanh nghiệp, đăng tải công khai trên Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ và các Bộ, ngành, với tinh thần "coi trọng thời gian, trí tuệ và sự quyết đoán", bảo đảm 5 rõ (rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ, rõ hiệu quả).

"Không có gì cản trở việc tháo gỡ các vướng mắc này, chúng ta lạc quan, tin tưởng vào triển vọng hợp tác và cần tiếp tục đưa quan hệ tốt đẹp giữa hai nước thành các chương trình, dự án cụ thể, mang lại của cải vật chất, lợi ích thiết thực, hai bên cùng thụ hưởng tích cực, bình đẳng," Thủ tướng nhấn mạnh.

Trước quan tâm của các doanh nghiệp về quan hệ kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ, các chính sách của Hoa Kỳ và phản ứng, giải pháp của Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Việt Nam và Hoa Kỳ là hai nền kinh tế bổ sung cho nhau, không cạnh tranh gay gắt mà cạnh tranh lành mạnh; hai nước là Đối tác chiến lược toàn diện, có nhiều duyên nợ, nhiều đặc điểm khác so với các đối tác khác.

Phía Việt Nam cũng đã chủ động, tích cực tiếp xúc với các cấp, ngành, doanh nghiệp của Hoa Kỳ để tiếp tục tăng cường hợp tác, hiểu biết lẫn nhau, chia sẻ thuận lợi và khó khăn, thúc đẩy hợp tác kinh tế ngang tầm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.

Đồng thời, Việt Nam cũng tích cực tháo gỡ các vướng mắc của các đối tác Hoa Kỳ một cách công bằng, hợp lý, đúng quy định, luật pháp của hai bên. Bộ Tài chính đang rà soát các chính sách thuế hợp lý, hài hòa, bảo đảm lợi ích hai bên. Trong tuần này, Chính phủ sẽ có cuộc họp để rà soát, đề ra những chính sách mới phù hợp với chính sách của Hoa Kỳ hiện tại, thúc đẩy thương mại theo hướng cân bằng hơn.

Theo Thủ tướng, trong quan hệ với mỗi đối tác, trong mỗi thời kỳ khác nhau thì sẽ có những quan tâm và chia sẻ khác nhau, điều rất quan trọng là nắm chắc tình hình, phản ứng phù hợp, kịp thời, linh hoạt, hiệu quả.

Về bối cảnh chung hiện nay, Thủ tướng cho rằng thế giới đang chứng kiến những biến đổi nhanh, khó lường với nhiều vấn đề mang tính khu vực, toàn cầu, mở ra nhiều cơ hội, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức với sự phát triển của mỗi quốc gia, khu vực, nhất là các nước đang phát triển, chậm phát triển, đòi hỏi phải có cách tiếp cận toàn diện, toàn dân, toàn cầu, tăng cường đoàn kết quốc tế, tỉnh táo đưa ra chính sách để ứng phó, lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ giữa các chủ thể để cùng chung sống, cùng phát triển trong môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

Thủ tướng nêu rõ quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trải qua những thăng trầm và đột phá đã phát triển ngày càng tốt hơn, toàn diện hơn, tích cực hơn. Hiện có hơn 200.000 người Việt Nam tại Hàn Quốc và khoảng 200.000 người Hàn Quốc tại Việt Nam. Các doanh nghiệp Hàn Quốc hoạt động tại Việt Nam ngày càng nhiều với quy mô, lĩnh vực được mở rộng. Trong bối cảnh tổng đầu tư toàn cầu sụt giảm, đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam vẫn tăng.

Cuộc tọa đàm của Thủ tướng Phạm Minh Chính với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc. Ảnh: VGP.
Cuộc tọa đàm của Thủ tướng Phạm Minh Chính với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc. Ảnh: VGP.

Chia sẻ về những kết quả tích cực của Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, Thủ tướng cũng cho biết môi trường đầu tư - kinh doanh của Việt Nam tiếp tục được cải thiện, được cộng đồng quốc tế, nhà đầu tư đánh giá tích cực.

Quy mô nền kinh tế Việt Nam hiện xếp khoảng 33-34 thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế lớn đã nâng hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam, xếp hạng tín nhiệm ở mức "ổn định", tăng 12 bậc; chỉ số phát triển Chính phủ điện tử tăng 15 bậc, chỉ số tự do kinh tế tăng 13 bậc, chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu tăng 2 bậc, phát triển bền vững tăng 1 bậc, chỉ số phát triển con người (HDI) tăng 8 bậc, là top 50 quốc gia dẫn đầu về chỉ số an toàn thông tin mạng.

Theo Thủ tướng, Việt Nam đang tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhiều nhóm giải pháp, đẩy mạnh thực hiện đột phá chiến lược (về thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực) trên tinh thần "thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị và nhân lực thông minh" để giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Trong đó, Việt Nam đang rất tích cực tháo gỡ các vướng mắc trong các luật, trong đó có nhiều nội dung mà các doanh nghiệp Hàn Quốc đã đề cập. Đẩy mạnh xây dựng hạ tầng chiến lược giao thông, logistics, hạ tầng năng lượng, điện bảo đảm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế, hạ tầng số, hạ tầng xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục theo hướng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu; phát triển các ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí…

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, quản trị thông minh, tiến hành cách mạng về tổ chức bộ máy, giảm khâu trung gian, xóa bỏ cơ chế xin cho, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền theo hướng tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; giảm phiền hà, sách nhiễu, giảm chi phí, thời gian cho người dân và doanh nghiệp.

Để phát triển nhanh, bền vững, Thủ tướng cũng cho biết, Việt Nam đang tiếp tục xây dựng, triển khai các chính sách ưu đãi phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế sáng tạo; xây dựng chính sách thuế phù hợp tình hình, hài hòa lợi ích cac bên; chính sách nội địa hóa, giảm phòng vệ thương mại; chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư…

"Mục tiêu cuối cùng là giữ vững độc lập, chủ quyền của đất nước, nhân dân ngày càng hạnh phúc và ấm no, đó cũng là môi trường tốt nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động hiệu quả, bền vững, trong đó có các doanh nghiệp Hàn Quốc," Thủ tướng nhấn mạnh.

Đề nghị doanh nghiệp Hàn Quốc coi Việt Nam là cứ điểm phát triển, mắt xích quan trọng

Thủ tướng mong các doanh nghiệp, nhà đầu tư Hàn Quốc tiếp tục làm tốt hơn nữa hoạt động hợp tác, đầu tư, sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, đạt hiệu quả năm sau cao hơn năm trước, thập kỷ sau cao hơn thập kỷ trước; tích cực tư vấn phát triển, xây dựng thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng cho doanh nghiệp phát triển.

Các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc dự tọa đàm - Ảnh: VGP
Các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc dự tọa đàm. Ảnh: VGP.

Đồng thời mở rộng đầu tư kinh doanh, coi Việt Nam là cứ điểm phát triển, mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng; góp phần chuyển giao công nghệ tiên tiến, tiến bộ khoa học công nghệ, thúc đẩy tỉ lệ nội địa hóa cao hơn; đào tạo nhân lực chất lượng cao; nâng cao năng lực quản trị thông minh, mô hình quản lý, xây dựng bộ máy hiệu quả, phù hợp.

Cụ thể hơn, Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp Hàn Quốc đồng hành cùng Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng đầu tư vào các dự án công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, có giá trị gia tăng cao, tác động lan toả chuyển giao công nghệ, kết nối chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu, các lĩnh vực chiến lược về đổi mới sáng tạo, công nghệ bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), năng lượng tái tạo, tài chính số, y tế sinh học, sản xuất thông minh, nền kinh tế số.

Đẩy mạnh đầu tư hợp tác trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, các dự án bất động sản, phát triển kết cấu hạ tầng, viễn thông, phát triển du lịch, công nghiệp văn hoá và giải trí…

Cùng với đó, tăng cường trao đổi, mở rộng hợp tác củng cố chuỗi cung ứng, bảo đảm hoạt động sản xuất ổn định; các doanh nghiệp Hàn Quốc tham gia vào hệ sinh thái sản xuất của Việt Nam, trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi, hợp tác chặt chẽ trong khuôn khổ đa phương, trong chuỗi giá trị khu vực và thế giới, bảo đảm an ninh kinh tế hai bên.

Đồng thời, chia sẻ kinh nghiệm, thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp như khuyến khích các quỹ đầu tư mạo hiểm, kết nối doanh nghiệp khởi nghiệp hai nước; tích cực tham gia các trung tâm đổi mới sáng tạo của Việt Nam, hình thành các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D).

Các tập đoàn lớn của Hàn Quốc hỗ trợ Việt Nam thành lập các trung tâm nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo; xem xét đưa chuyên gia, nhân lực chất lượng cao của Hàn Quốc sang làm việc tại Việt Nam; tích cực tiếp nhận công nhân lành nghề Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc.

Thủ tướng cũng cho biết môi trường đầu tư - kinh doanh của Việt Nam tiếp tục được cải thiện, được cộng đồng quốc tế, nhà đầu tư đánh giá tích cực
Chính phủ Việt Nam cam kết bảo đảm khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là hợp phần quan trọng của kinh tế Việt Nam. Ảnh: VGP.

Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam cam kết bảo đảm khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là hợp phần quan trọng của kinh tế Việt Nam; bảo đảm các quyền lợi và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các nhà đầu tư; bảo đảm ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội, thể chế, cơ chế, chính sách thu hút đầu tư.

Trên nền tảng quan hệ rất tốt đẹp giữa hai nước, Thủ tướng mong muốn các nhà đầu tư Hàn Quốc phát huy tinh thần cùng lắng nghe và thấu hiểu giữa doanh nghiệp với Nhà nước và người dân; cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động; cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng, cùng phát triển, cùng chung niềm vui, hạnh phúc và sự tự hào.

Indonesia công bố thời điểm đạt thỏa thuận thuế quan với Mỹ

Indonesia công bố thời điểm đạt thỏa thuận thuế quan với Mỹ

Indonesia kỳ vọng có thể hoàn tất các cuộc đàm phán với Mỹ liên quan đến mức thuế đối ứng mà Tổng thống Donald Trump công bố trong 60 ngày tới.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho quan hệ Việt - Lào

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho quan hệ Việt - Lào

Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định chủ trương nhất quán, trước sau như một của Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho việc phát triển mối quan hệ Việt Nam - Lào.
Singapore hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2025 xuống mức 0-2%

Singapore hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2025 xuống mức 0-2%

Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore (MTI) điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng GDP năm 2025 xuống còn từ 0% đến 2% trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang.
Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN ra tuyên bố chung về thuế đối ứng

Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN ra tuyên bố chung về thuế đối ứng

Sáng nay 10/4, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đặc biệt về chính sách thuế quan của Hoa Kỳ được tổ chức theo hình thức trực tuyến.
ASEAN cần hợp lực để vươn lên trong chuỗi giá trị bán dẫn

ASEAN cần hợp lực để vươn lên trong chuỗi giá trị bán dẫn

Theo một quan chức tài chính Malaysia, với sự phối hợp, ASEAN hoàn toàn có thể trở thành một 'cứ điểm' bán dẫn tích hợp, linh hoạt và sẵn sàng cho tương lai.
Malaysia ủng hộ cách tiếp cận của Việt Nam về thuế quan Mỹ

Malaysia ủng hộ cách tiếp cận của Việt Nam về thuế quan Mỹ

Chiều 6/4, hai Thủ tướng Malaysia và Việt Nam đã điện đàm về một số vấn đề khu vực, quốc tế mới nổi gần đây.
Malaysia triệu tập cuộc họp đặc biệt của ASEAN về thuế quan Mỹ

Malaysia triệu tập cuộc họp đặc biệt của ASEAN về thuế quan Mỹ

Trước tác động từ thuế đối ứng của Mỹ, Malaysia kêu gọi các nước ASEAN họp khẩn nhằm đảm bảo mạng lưới chuỗi cung ứng và duy trì lợi ích kinh tế khu vực.
Thái Lan nỗ lực lấy lại niềm tin từ du khách sau động đất

Thái Lan nỗ lực lấy lại niềm tin từ du khách sau động đất

Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan điều chỉnh chiến lược nhằm ứng phó với tình trạng suy giảm số lượng du khách do tâm lý e ngại sau trận động đất.
Phát hiện thép kém chất lượng trong cao ốc bị sập tại Bangkok

Phát hiện thép kém chất lượng trong cao ốc bị sập tại Bangkok

Nhà thầu của tòa nhà 30 tầng đang thi công ở Bangkok (Thái Lan) bị sập do trận động đất sử dụng loại thép kém chất lượng từ một nhà máy vốn đã bị đóng cửa.
Động đất tại Myanmar: hơn 2.000 người thiệt mạng, hệ thống y tế quá tải

Động đất tại Myanmar: hơn 2.000 người thiệt mạng, hệ thống y tế quá tải

Chính quyền quân sự Myanmar thông báo rằng số người thiệt mạng do trận động đất xảy ra ngày 28/3 chính thức vượt mức 2.000.
Myanmar tuyên bố quốc tang một tuần vì thảm họa động đất

Myanmar tuyên bố quốc tang một tuần vì thảm họa động đất

Chính quyền quân sự Myanmar thông báo tổ chức quốc tang một tuần sau trận động đất thảm khốc khiến hơn 1.700 người thiệt mạng.
Thái Lan điều tra khẩn cấp vụ tòa nhà 30 tầng sập do động đất

Thái Lan điều tra khẩn cấp vụ tòa nhà 30 tầng sập do động đất

Bộ trưởng Nội vụ Thái Lan Anutin Charnvirakul yêu cầu một cuộc điều tra khẩn cấp về tòa nhà 30 tầng tại Bangkok bị sập do động đất.
WHO cảnh báo dịch bệnh bùng phát tại Myanmar sau động đất

WHO cảnh báo dịch bệnh bùng phát tại Myanmar sau động đất

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo thời tiết nắng nóng tại Myanmar có thể làm tăng nguy cơ dịch bệnh bùng phát sau trận động đất.
Động đất tại Myanmar: Lò hỏa táng quá tải, số người chết liên tục tăng

Động đất tại Myanmar: Lò hỏa táng quá tải, số người chết liên tục tăng

Các lò hỏa táng tại thành phố Mandalay (Myanmar) đang rơi vào tình trạng quá tải do số lượng thi thể tăng đột biến sau trận động đất ngày 28/3.
Thủ tướng Thái Lan chỉ trích cảnh báo động đất ‘quá chậm trễ’

Thủ tướng Thái Lan chỉ trích cảnh báo động đất ‘quá chậm trễ’

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra không hài lòng về việc các tin nhắn cảnh báo động đất hôm 28/3 được gửi đến người dân quá muộn.
Myanmar cập nhật số người thiệt mạng do động đất

Myanmar cập nhật số người thiệt mạng do động đất

Trận động đất có cường độ 7,7 độ Richter khiến Myanmar chịu rất nhiều thiệt hại khi có ít nhất 144 người thiệt mạng và con số này dự kiến vẫn tiếp tục tăng.
Đống đổ nát khắp nơi, bệnh viện quá tải do động đất tại Myanmar

Đống đổ nát khắp nơi, bệnh viện quá tải do động đất tại Myanmar

Thánh đường Shwe Phone Shein ở huyện Maha Aungmye, phía nam thành phố Mandalay bị đổ sập do động đất và khiến hơn 20 người đang cầu nguyện tại đây thiệt mạng.
Thái Lan ban bố tình trạng khẩn cấp sau trận động đất tại Myanmar

Thái Lan ban bố tình trạng khẩn cấp sau trận động đất tại Myanmar

Sau cuộc họp liên quan đến trận động đất ở Myanmar, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Bangkok.
Động đất 7,7 độ tại Myanmar, ảnh hưởng cả Thái Lan và Việt Nam

Động đất 7,7 độ tại Myanmar, ảnh hưởng cả Thái Lan và Việt Nam

Trận động đất mạnh 7,7 độ Richter xảy ra ở miền trung Myanmar khiến nhiều tòa nhà rung chuyển, rung chấn tác động đến nhiều nước xung quanh gồm Việt Nam.
Chính phủ Thái Lan thông qua dự luật hợp pháp hóa sòng bạc

Chính phủ Thái Lan thông qua dự luật hợp pháp hóa sòng bạc

Nội các Thái Lan hôm nay (27/3) thông qua dự luật cho phép thành lập các khu giải trí tích hợp sòng bạc, nhằm thu hút thêm du khách quốc tế.
Tổng Bí thư hoan nghênh Việt Nam và Singapore hợp tác về năng lượng xanh

Tổng Bí thư hoan nghênh Việt Nam và Singapore hợp tác về năng lượng xanh

Tiếp Thủ tướng Singapore Lawrence Wong chiều 26/3, Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ hoan nghênh, ủng hộ đề xuất hợp tác với Singapore trong lĩnh vực năng lượng xanh.
'Singapore luôn là người bạn đồng hành của Việt Nam trong tiến trình Đổi mới'

'Singapore luôn là người bạn đồng hành của Việt Nam trong tiến trình Đổi mới'

Sáng 26/3, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Thủ tướng Singapore Lawrence Wong nhân dịp Thủ tướng và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam.
Các khu chợ Malaysia dự kiến thu về 600 triệu USD trong tháng Ramadan

Các khu chợ Malaysia dự kiến thu về 600 triệu USD trong tháng Ramadan

Doanh thu của các khu chợ tại Malaysia trong tháng Ramadan sẽ đạt khoảng 2,65 tỷ Ringgit (xấp xỉ 600 triệu USD) theo ước tính của Cục Thống kê Malaysia (DOSM).
Hàn Quốc và Indonesia tái khẳng định hợp tác phát triển tiêm kích KF-21

Hàn Quốc và Indonesia tái khẳng định hợp tác phát triển tiêm kích KF-21

Các quan chức của Hàn Quốc và Indonesia khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác trong dự án phát triển tiêm kích KF-21.
Campuchia vạch ra chiến lược toàn diện thúc đẩy ngành du lịch

Campuchia vạch ra chiến lược toàn diện thúc đẩy ngành du lịch

Bộ trưởng Du lịch Campuchia Huot Hak cho rằng để ngành du lịch của nước này phát triển hơn, cần có sự phối hợp của nhiều bên liên quan, từ chính quyền đến các cá nhân.
Thương mại song phương Malaysia và Việt Nam năm 2024 tăng trưởng tích cực

Thương mại song phương Malaysia và Việt Nam năm 2024 tăng trưởng tích cực

Theo thông tin từ Cục Xúc tiến thương mại Malaysia, thương mại song phương giữa Malaysia và Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng tích cực trong năm 2024, tăng 4,4% so với năm 2023 lên 18,14 tỷ USD.
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp các lãnh đạo cấp cao của Singapore

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp các lãnh đạo cấp cao của Singapore

Chiều 12/3, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Singapore, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có các cuộc gặp và hội kiến với nhiều lãnh đạo cấp cao của Singapore.
Những loài hoa lan mang tên người nổi tiếng ở Singapore

Những loài hoa lan mang tên người nổi tiếng ở Singapore

Từ nhiều năm qua, Singapore thể hiện sự trân trọng, tình cảm và vinh danh các nguyên thủ quốc gia, nhân vật nổi tiếng bằng cách định danh cho những loài lan theo tên họ.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến các lãnh đạo lập pháp Indonesia

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến các lãnh đạo lập pháp Indonesia

Sáng 11/3, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Hội đồng Đại biểu địa phương Indonesia (Thượng viện); Chủ tịch Hội đồng Đại biểu nhân dân Indonesia (Hạ viện) và Chủ tịch Hội đồng Hiệp thương Nhân dân Indonesia (MPR).
Tổng Bí thư Tô Lâm bắt đầu thăm chính thức Singapore

Tổng Bí thư Tô Lâm bắt đầu thăm chính thức Singapore

Chiều ngày 11/3, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến sân bay Changi, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 11-13/3 sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Indonesia.
Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cấp nhà nước Cộng hòa Indonesia

Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cấp nhà nước Cộng hòa Indonesia

Chiều 10/3, lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp nhà nước tới Cộng hòa Indonesia đã diễn ra tại Phủ Tổng thống - Cung điện Merdeka, Thủ đô Jakarta, Indonesia.
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Indonesia lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Indonesia lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Chiều 10/3, tại thủ đô Jakarta, Indonesia, sau lễ đón trọng thể tại Phủ Tổng thống - Cung điện Merdeka, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội đàm với Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto.
ASEAN là trụ cột quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam

ASEAN là trụ cột quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định ASEAN là trụ cột quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam và là một phần không thể tách rời trong chiến lược phát triển và hội nhập của Việt Nam.
Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp vì sự phát triển chung của Cộng đồng ASEAN

Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp vì sự phát triển chung của Cộng đồng ASEAN

Ngày 10/3, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thăm Ban Thư ký Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại thủ đô Jakarta, Indonesia.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Indonesia đầu tư, kinh doanh

Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Indonesia đầu tư, kinh doanh

Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn các doanh nghiệp Indonesia nỗ lực vươn lên để trở thành một trong những nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm lên đường thăm Indonesia và Singapore

Tổng Bí thư Tô Lâm lên đường thăm Indonesia và Singapore

Sáng 9/3, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm cấp Nhà nước tới Indonesia, thăm chính thức Ban Thư ký ASEAN và thăm chính thức Singapore.
Xem thêm