Đề xuất giáo viên không được thu tiền học thêm của học sinh

Đại biểu Quốc hội đề nghị chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo theo theo hướng nhà giáo không được ép buộc học sinh học thêm dưới mọi hình thức và không được thu tiền học thêm của học sinh, kể cả tự nguyện đăng ký học thêm.

Sáng 6/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội nghe báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo.

Trình bày báo cáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết, tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024), Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Nhà giáo. Sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật gồm 9 chương, 46 điều (giảm 4 điều so với dự thảo trình tại kỳ họp thứ 8).

Đề xuất giáo viên không được thu tiền học thêm của học sinh
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh trình bày báo cáo. Ảnh: Quốc hội

Đề xuất cấm ép buộc học sinh tham gia học thêm dưới mọi hình thức

Về quyền và nghĩa vụ của nhà giáo, ông Nguyễn Đắc Vinh cho biết có ý kiến đề nghị bổ sung của nhà giáo được tham gia quản lý điều hành doanh nghiệp công nghệ của cơ sở giáo dục đại học.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật bổ sung quyền của nhà giáo được tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp do cơ sở giáo dục đại học thành lập, hoạt động trong lĩnh vực phát triển khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ. Theo UBTVQH, nội dung này phù hợp với Nghị quyết số 193/2025/QH15 ngày 19/2/2025 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Về những việc nhà giáo không được làm, điều 11 của dự thảo luật quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức; không được ép buộc người học nộp các khoản tiền hoặc hiện vật ngoài quy định của pháp luật.

UBTVQH cho biết có ý kiến đề nghị chỉnh theo hướng nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức và không được thu tiền học thêm của học sinh, kể cả trường hợp học sinh tự nguyện đăng ký.

UBTVQH cho rằng ý kiến của đại biểu Quốc hội là xác đáng. Việc học thêm là nhu cầu có thật của người học, tuy nhiên, việc ép buộc học sinh phải học thêm là không phù hợp. Dự thảo Luật quy định việc cấm ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm quy định cụ thể về vấn đề dạy thêm, học thêm.

Lương của nhà giáo được xếp cao nhất

Đề xuất giáo viên không được thu tiền học thêm của học sinh
Các đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận sáng 6/5. Ảnh: Quốc hội

Về chính sách tiền lương, có ý kiến đề nghị quy định về tiền lương, phụ cấp đối với nhà giáo phù hợp với chủ trương và lộ trình cải cách chính sách tiền lương. Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật quy định lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng tại Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; không quy định tăng 1 bậc lương khởi điểm đối với nhà giáo được tuyển dụng, xếp lương lần đầu; đồng thời, giao Chính phủ quy định chi tiết.

Có ý kiến đề nghị rà soát nội dung, đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ, phụ cấp, trợ cấp để bảo đảm thống nhất, tránh trùng lặp; không quy định chính sách về nhà ở công vụ đối với nhà giáo mà tuân thủ theo quy định của Luật Nhà ở.

UBTVQH đã tiếp thu, chỉ đạo rà soát, chỉnh lý nội dung chính sách, đối tượng thụ hưởng chế độ hỗ trợ, thu hút như thể hiện tại Điều 26, Điều 27 dự thảo Luật. Chính sách về nhà ở công vụ cho nhà giáo không mâu thuẫn với Luật Nhà ở, vì đây là đối tượng được thuê nhà ở công vụ theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 45 Luật Nhà ở. Dự thảo Luật bổ sung chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà ở (bằng mức tiền thuê nhà ở công vụ) trong trường hợp nơi nhà giáo đến công tác không bố trí được nhà ở công vụ, nhà ở tập thể.

Thống nhất giảm tuổi nghỉ hưu cho giáo viên mầm non

Về chế độ nghỉ hưu đối với nhà giáo, ông Nguyễn Đắc Vinh cho biết, có ý kiến đề nghị cân nhắc quy định giáo viên mầm non được nghỉ hưu trước tuổi vì điều này thuộc thẩm quyền của Chính phủ (theo quy định của Bộ luật Lao động); đề nghị bổ sung tiêu chí ràng buộc, bảo đảm nguyên tắc có đóng - có hưởng theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

Theo UBTVQH, hiện nay, giáo viên mầm non không được coi là đối tượng làm việc trong các ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Tuy nhiên, giáo viên mầm non phải thực hiện công việc đặc thù, có áp lực rất lớn về công việc, thời gian lao động; khi tuổi cao sẽ khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ. Do đó, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội và các cơ quan liên quan đều thống nhất giảm tuổi nghỉ hưu cho giáo viên mầm non với các chế độ như quy định trong dự thảo Luật.

Có ý kiến đề nghị quy định cụ thể yêu cầu, điều kiện để nhà giáo được kéo dài tuổi nghỉ hưu. UBTVQH cho rằng, việc quy định đối tượng nhà giáo có trình độ, học hàm, học vị cao, nhà giáo làm việc trong các ngành, lĩnh vực chuyên sâu đặc thù có thể được kéo dài thời gian làm việc và nghỉ hưu ở tuổi cao hơn là cần thiết và hợp lý nhằm tận dụng, khai thác nguồn nhân lực chất lượng cao; khắc phục tình trạng thiếu hụt nhà giáo trình độ cao ở một số ngành, lĩnh vực chuyên sâu đặc thù mà xu hướng phát triển đất nước đang cần.

Dự thảo Luật quy định rõ điều kiện thực hiện chính sách này khi cơ sở giáo dục có nhu cầu, nhà giáo có đủ sức khỏe và tự nguyện kéo dài thời gian làm việc; đồng thời bổ sung tiêu chí đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của cơ sở giáo dục. Trong thời gian được kéo dài tuổi nghỉ hưu, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và không được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Đề xuất ưu tiên về tiền lương, quy định riêng tuổi nghỉ hưu của nhà giáo Đề xuất ưu tiên về tiền lương, quy định riêng tuổi nghỉ hưu của nhà giáo

Trong dự thảo Luật Nhà giáo, nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng một bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

Dạy - học thêm, không thể quản lý theo hình thức Dạy - học thêm, không thể quản lý theo hình thức 'không quản được thì cấm'

Đại biểu Quốc hội cho rằng học thêm là một nhu cầu cần thiết của xã hội, không thể quản lý theo hình thức "không quản được thì cấm".

Đại biểu Quốc hội: Lương giáo viên cao thì chất lượng cũng phải cao Đại biểu Quốc hội: Lương giáo viên cao thì chất lượng cũng phải cao

Các đại biểu Quốc hội đồng tình với những quy định về chính sách tiền lương, đãi ngộ nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo. Tuy nhiên, việc xếp lương cao nhất trong bậc lương, các chính sách ưu tiên cũng phải đi kèm với chất lượng của nhà giáo, đảm bảo bình đẳng, công bằng với các nhóm đối tượng.

Bộ trưởng GD&ĐT: Chúng tôi cũng không muốn ngành mình có ưu ái bất thường Bộ trưởng GD&ĐT: Chúng tôi cũng không muốn ngành mình có ưu ái bất thường

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn giãi bày, ngành giáo dục không muốn có gì đặc quyền, đặc lợi hay ưu ái bất thường. Tuy nhiên thực tế, một phần rất lớn trong số 1,6 triệu nhà giáo vẫn còn ở mức chưa đủ sống.

Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' khơi thông 3 động lực tăng trưởng mới

Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' khơi thông 3 động lực tăng trưởng mới

Nhận định nền kinh tế đang đối mặt nhiều thách thức trong một bối cảnh biến động, đại biểu Quốc hội hiến kế khơi thông các nguồn lực mới để kinh tế đất nước phát triển nhanh, bền vững.
Bỏ thuế khoán: Hỗ trợ tới khi hộ kinh doanh làm được thay vì chỉ kiểm tra, xử phạt

Bỏ thuế khoán: Hỗ trợ tới khi hộ kinh doanh làm được thay vì chỉ kiểm tra, xử phạt

Với quyết định bãi bỏ thuế khoán đối với hộ kinh doanh, đại biểu Quốc hội kiến nghị cần hỗ trợ hộ kinh doanh thủ tục khai thuế đến khi họ làm được, thay vì đến thời điểm chính sách có hiệu lực, chậm là phạt.
'Chính quyền địa phương hai cấp tạo không gian phát triển lớn hơn'

'Chính quyền địa phương hai cấp tạo không gian phát triển lớn hơn'

Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ, việc sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương hai cấp là cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc không gian phát triển, tạo ra cơ hội cạnh tranh quốc tế tốt hơn.
Quốc hội hôm nay thảo luận về tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Quốc hội hôm nay thảo luận về tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Quốc hội sáng nay thông qua Luật doanh nghiệp sửa đổi và sẽ dành phần lớn thời gian thảo luận ở hội trường về kết quả phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước.
Định hình một tầm nhìn mới cho Thủ đô trong thời đại mới

Định hình một tầm nhìn mới cho Thủ đô trong thời đại mới

Tổng Bí thư yêu cầu Hà Nội cần xác lập bản sắc kinh tế mới dựa trên tri thức, công nghệ và đổi mới sáng tạo, lấy các ngành công nghiệp sáng tạo, tài chính công nghệ, y tế, giáo dục, du lịch làm động lực tăng trưởng.
Không có doanh nghiệp tư nhân tham gia, sẽ rất khó triển khai đường sắt

Không có doanh nghiệp tư nhân tham gia, sẽ rất khó triển khai đường sắt

Bộ trưởng Xây dựng Trần Hồng Minh nhận định và cho biết, dự thảo Luật Đường sắt sửa theo hướng đưa vào các quy định cụ thể về chính sách ưu đãi của Nhà nước.
Đề xuất ban hành nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển doanh nghiệp Nhà nước

Đề xuất ban hành nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển doanh nghiệp Nhà nước

Ngày 16/6, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng chủ trì họp về Đề án Tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá XII về doanh nghiệp Nhà nước.
Chính thức thành lập Khu thương mại tự do đầu tiên của Việt Nam tại Đà Nẵng

Chính thức thành lập Khu thương mại tự do đầu tiên của Việt Nam tại Đà Nẵng

Khu thương mại tự do (FTZ) được vận hành trên cơ sở kết hợp thể chế đặc biệt, hạ tầng hiện đại và tư duy phát triển đột phá theo chuẩn mực quốc tế.
Siết chặt trách nhiệm của người nổi tiếng khi tham gia quảng cáo

Siết chặt trách nhiệm của người nổi tiếng khi tham gia quảng cáo

Luật Quảng cáo (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua bổ sung nhiều quy định nhằm siết chặt trách nhiệm của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, đặc biệt là những người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội.
Luật Đường sắt (sửa đổi): Mở đường cho doanh nghiệp tư nhân làm đường sắt đô thị

Luật Đường sắt (sửa đổi): Mở đường cho doanh nghiệp tư nhân làm đường sắt đô thị

Dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) bổ sung thêm các cơ chế, chính sách đặc thù, tạo hành lang pháp lý mang tính đột phá để phát triển đường sắt.
Tuần này Bắc Bộ, Nam Bộ mưa dông, Trung Bộ nắng nóng kéo dài

Tuần này Bắc Bộ, Nam Bộ mưa dông, Trung Bộ nắng nóng kéo dài

Trong những ngày tới, thời tiết ở các vùng trên cả nước có sự khác biệt rõ rệt, Trung Bộ sẽ tiếp tục nắng nóng gay gắt trong khi Bắc Bộ và Nam Bộ xuất hiện mưa dông vào chiều tối.
Quốc hội thông qua Luật nhà giáo, không cấm dạy thêm từ năm 2026

Quốc hội thông qua Luật nhà giáo, không cấm dạy thêm từ năm 2026

Luật Nhà giáo vừa được Quốc hội thông qua không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức.
Chính thức xác lập mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Chính thức xác lập mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Với việc Quốc hội thông qua Luật Chính quyền địa phương sửa đổi, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, gồm cấp tỉnh và cấp xã lần đầu được áp dụng trên cả nước, đồng bộ với bộ máy 34 tỉnh, thành mới.
Quốc hội thông qua Hiến pháp sửa đổi, có hiệu lực từ 16/6/2025

Quốc hội thông qua Hiến pháp sửa đổi, có hiệu lực từ 16/6/2025

Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội biểu quyết thông qua sửa đổi Hiến pháp

Quốc hội biểu quyết thông qua sửa đổi Hiến pháp

Quốc hội hôm nay sẽ tiến hành biểu quyết thông qua việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
Kết quả vòng đàm phán lần thứ 3 giữa Việt Nam - Hoa Kỳ

Kết quả vòng đàm phán lần thứ 3 giữa Việt Nam - Hoa Kỳ

Bộ Công Thương chiều tối nay 15/6 phát đi thông tin về kết quả vòng đàm phán thứ 3 giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, cho biết hai bên đạt được nhiều tiến bộ, thu hẹp khoảng cách.
Thủ tướng: '63 hay 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương'

Thủ tướng: '63 hay 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương'

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh rằng dù cả nước có 63 hay 34 tỉnh thành thì cũng là đất nước, quê hương, cần phải thay đổi tư duy, xóa bỏ định kiến vì sự phát triển chung.
Việt Nam xác nhận trở thành Nước Đối tác của BRICS

Việt Nam xác nhận trở thành Nước Đối tác của BRICS

Việt Nam trở thành Nước Đối tác BRICS với mong muốn nâng cao tiếng nói và vai trò của các nước đang phát triển, thúc đẩy đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa đa phương bao trùm, toàn diện.
Ông Putin điện đàm với ông Trump về căng thẳng Iran - Israel

Ông Putin điện đàm với ông Trump về căng thẳng Iran - Israel

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc điện đàm vào ngày 14/6, trao đổi về tình hình căng thẳng hiện nay giữa Iran và Israel cũng như cuộc xung đột tại Ukraine.
Thủ tướng chia sẻ 6 vấn đề quan trọng liên quan cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy

Thủ tướng chia sẻ 6 vấn đề quan trọng liên quan cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy

Ngày 14/6, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị tập huấn trực tuyến liên quan đến công tác tổ chức xây dựng Đảng, quản lý Nhà nước, tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới).
Doanh nghiệp Nhà nước được đầu tư kinh doanh bất động sản

Doanh nghiệp Nhà nước được đầu tư kinh doanh bất động sản

Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vừa được Quốc hội thông qua sáng nay 14/6 đã bỏ quy định hạn chế doanh nghiệp Nhà nước đầu tư kinh doanh bất động sản.
Thống nhất mức thuế suất 10% ưu đãi đối với báo chí

Thống nhất mức thuế suất 10% ưu đãi đối với báo chí

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) quy định áp mức thuế suất ưu đãi 10% đối với thu nhập của các cơ quan báo chí, bao gồm cả quảng cáo trên báo theo quy định của Luật Báo chí.
Quốc hội chốt đánh thuế tiêu thụ đặc biệt xăng, nước ngọt, điều hòa

Quốc hội chốt đánh thuế tiêu thụ đặc biệt xăng, nước ngọt, điều hòa

Sáng nay 14/6, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi đã được Quốc hội thông qua, đưa điều hòa nhiệt độ trên 24.000 BTU đến 90.000 BTU, nước giải khát có đường và xăng vào diện chịu thuế.
Thủ tướng thăm Phòng thí nghiệm hạt nhân của Viện Công nghệ Hoàng gia Thụy Điển

Thủ tướng thăm Phòng thí nghiệm hạt nhân của Viện Công nghệ Hoàng gia Thụy Điển

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Thuỵ Điển hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật về lĩnh vực năng lượng hạt nhân.
Thủ tướng gửi điện chia buồn về vụ tai nạn hàng không tại Ấn Độ

Thủ tướng gửi điện chia buồn về vụ tai nạn hàng không tại Ấn Độ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi điện chia buồn tới Thủ tướng Narendra Modi vụ tai nạn hàng không nghiêm trọng xảy ra tại Ấn Độ.
Việt Nam - Thụy Điển trở thành Đối tác chiến lược về khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo

Việt Nam - Thụy Điển trở thành Đối tác chiến lược về khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Thụy Điển, sáng 13/6 giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristerson.
Việt Nam lên án các hành động leo thang nguy hiểm tại Trung Đông

Việt Nam lên án các hành động leo thang nguy hiểm tại Trung Đông

Tối 13/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng trước những căng thẳng leo thang tại khu vực Trung Đông.
Việt Nam khuyến cáo công dân ở Israel và Iran lên phương án sơ tán

Việt Nam khuyến cáo công dân ở Israel và Iran lên phương án sơ tán

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam tại Israel và Iran lên phương án chuẩn bị sơ tán an toàn người và tài sản đến nước thứ 3 hoặc về Việt Nam.
Giữ lại quyền chất vấn của đại biểu HĐND trong Hiến pháp

Giữ lại quyền chất vấn của đại biểu HĐND trong Hiến pháp

Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 giữ lại quyền chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân đối với Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân như hiện hành.
Kiến nghị Quốc hội giám sát các vấn đề 'nóng': Hàng giả, hàng nhái, hóa đơn thuế

Kiến nghị Quốc hội giám sát các vấn đề 'nóng': Hàng giả, hàng nhái, hóa đơn thuế

Một số đại biểu kiến nghị Quốc hội đưa vào chương trình giám sát tối cao các lĩnh vực nóng như hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, nước sạch, vệ sinh an toàn thực phẩm, hóa đơn thuế...
ASEAN ‘đặt cược’ vào nền kinh tế số trị giá 2.000 tỷ USD

ASEAN ‘đặt cược’ vào nền kinh tế số trị giá 2.000 tỷ USD

Kế hoạch chiến lược Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) 2026-2030 đề xuất việc thành lập một thị trường kỹ thuật số duy nhất của khu vực có giá trị lên tới 2.000 tỷ USD vào năm 2030.
Hải Phòng: Thu hồi đất để sớm hình thành những trung tâm logistics quy mô lớn

Hải Phòng: Thu hồi đất để sớm hình thành những trung tâm logistics quy mô lớn

Bộ trưởng Tài chính cho biết Hải Phòng có nhiều diện tích đất nông nghiệp, đất trồng lúa hai vụ trở xuống bị bỏ hoang, không phát huy hiệu quả.
Thụy Điển sẵn sàng hợp tác giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu 100 năm

Thụy Điển sẵn sàng hợp tác giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu 100 năm

Chủ tịch Quốc hội Thụy Điển nhấn mạnh sẵn sàng hợp tác giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu 100 năm trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.
Hà Nội bầu bổ sung Phó Chủ tịch HĐND và Phó Chủ tịch UBND thành phố

Hà Nội bầu bổ sung Phó Chủ tịch HĐND và Phó Chủ tịch UBND thành phố

HĐND TP Hà Nội bầu chức vụ Phó Chủ tịch HĐND thành phố đối với bà Phạm Thị Thanh Mai; bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND thành phố với ông Trương Việt Dũng.
Ngày 15/6, Hải Dương vận hành thử nghiệm hoạt động của chính quyền cấp xã mới

Ngày 15/6, Hải Dương vận hành thử nghiệm hoạt động của chính quyền cấp xã mới

Việc tổ chức vận hành thử nghiệm hoạt động của UBND xã, phường ở Hải Dương nhằm thực hành, hoàn thiện các bước quy trình, công việc trong hoạt động chỉ đạo, điều hành; bảo đảm thông suốt, liên tục, nhanh, hiệu lực, hiệu quả.
Công bố 28 nghị định về phân cấp, phân quyền chính quyền địa phương 2 cấp

Công bố 28 nghị định về phân cấp, phân quyền chính quyền địa phương 2 cấp

Chiều 12/6, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị công bố các nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Xem thêm