Đến Hải Dương trải nghiệm di tích, lễ hội truyền thống chùa Trông

Đến Hải Dương trải nghiệm di tích, lễ hội truyền thống chùa Trông

chùa Trông Ninh Giang
20:36 - 19/04/2024
Trong quá trình lịch sử tồn tại, do biến âm về cách gọi nên đền, chùa Trông còn được gọi là đền, chùa Tông. Năm nay, từ 6h - 11h30’ ngày 28/4 sắp tới sẽ diễn ra khai mạc lễ hội và lễ rước truyền xuất Đông nhập Tây tại đây.
Di tích đền, chùa Trông được xây dựng theo quy hoạch "nội công, ngoại quốc" gồm nhiều hạng mục công trình với các lớp mái khác nhau. Các công trình được xây dựng theo nguyên tắc đăng đối, cân đối truyền thống. Từ ngoài nhìn vào, khu vực ao rối rộng 819m2 đã được xây kè xung quanh.

Di tích đền, chùa Trông được xây dựng theo quy hoạch "nội công, ngoại quốc" gồm nhiều hạng mục công trình với các lớp mái khác nhau. Các công trình được xây dựng theo nguyên tắc đăng đối, cân đối truyền thống. Từ ngoài nhìn vào, khu vực ao rối rộng 819m2 đã được xây kè xung quanh.

Đền, chùa Trông (tên tự là Hưng Long điện, Hưng Long tự) là cụm di tích lịch sử và danh thắng được xây dựng tại xã Hưng Long, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Trong đó, đền Trông là nơi thờ Minh Không Thiền sư Nguyễn Chí Thành, một cao tăng thời Lý (1010 - 1225). Chùa Trông là nơi thờ Phật và 3 vị Thiền sư là Dương Không Lộ, Đạt Man, Đạo Hạnh cũng là những cao tăng thời Lý. Dương Không Lộ có quê mẹ tại xã Hán Triều, phủ Ninh Giang.

Tam quan chùa Trông - một công trình kiến trúc độc đáo và quy mô lớn nhất tỉnh Hải Dương, có chiều cao 19m, dài 27,5m, rộng 3,5m. Công trình được cấu tạo gồm 2 cổng lớn gồm cổng Đông và cổng Tây. Kết cấu cổng Tam quan gồn 4 tầng "chồng diêm, cổ các", tầng một có 3 cửa vòm cuốn, tầng 2 có 5 cửa vòm cuốn, tầng 3 có 3 ô trang trí gắn đại tự "Bắc địa đồng" (Kho đồng đất Bắc), tầng 4 có 3 ô trang trí hoạ tiêu "Tứ linh" quen thuộc (long ly quy phượng đã cách điệu), trên nóc được đắp nổi hình tượng "Lưỡng long chầu nguyệt" (Do mái thu nhỏ nên các nghệ nhân đã sử dụng rồng kìm).

Tam quan chùa Trông - một công trình kiến trúc độc đáo và quy mô lớn nhất tỉnh Hải Dương, có chiều cao 19m, dài 27,5m, rộng 3,5m. Công trình được cấu tạo gồm 2 cổng lớn gồm cổng Đông và cổng Tây. Kết cấu cổng Tam quan gồn 4 tầng "chồng diêm, cổ các", tầng một có 3 cửa vòm cuốn, tầng 2 có 5 cửa vòm cuốn, tầng 3 có 3 ô trang trí gắn đại tự "Bắc địa đồng" (Kho đồng đất Bắc), tầng 4 có 3 ô trang trí hoạ tiêu "Tứ linh" quen thuộc (long ly quy phượng đã cách điệu), trên nóc được đắp nổi hình tượng "Lưỡng long chầu nguyệt" (Do mái thu nhỏ nên các nghệ nhân đã sử dụng rồng kìm).

Tục truyền, Thiền sư Dương Không Lộ kết bạn với hai vị Thiền sư Đạt Man và Đạo Hạnh. Vào cuối đời Thiền sư Dương Không Lộ về quê mẹ và dựng chùa tại đây. Sau khi qua đời, dân xã đã tô ba pho tượng để thờ. Do kính trọng và thương nhớ các Thiền sư, nhân dân địa phương thường ra chùa ngóng trông nên thường gọi là "chùa Trông".

Nối giữa hai cổng Đông, cổng Tây là một Tắc môn hoành tráng hiếm thấy. Tắc môn lớn nối liền Cổng Đông và Cổng Tây được trang trí đề án "Long cuốn thuỷ" ở chính giữa, đối xứng hai bên là hoạ tiết chữ "Thọ" cách điệu trong bố cục hình tròn, điêu khắc thủng. Trên đỉnh Tắc môn được đắp nổi "Lưỡng long chầu nguyệt" cân đối, đẹp mắt.

Nối giữa hai cổng Đông, cổng Tây là một Tắc môn hoành tráng hiếm thấy. Tắc môn lớn nối liền Cổng Đông và Cổng Tây được trang trí đề án "Long cuốn thuỷ" ở chính giữa, đối xứng hai bên là hoạ tiết chữ "Thọ" cách điệu trong bố cục hình tròn, điêu khắc thủng. Trên đỉnh Tắc môn được đắp nổi "Lưỡng long chầu nguyệt" cân đối, đẹp mắt.

Theo tài liệu của địa phương, đền Trông là nơi thờ chính Minh Không Thiền sư Nguyễn Chí Thành (còn gọi là Thiền sư Nguyễn Minh Không) quê làng Đàm Xá, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, sinh năm Bính Ngọ niên hiệu Long Chương Thiên tự đời vua Lý Thánh Tôn (1066). Thiền sư tu tại chùa Quốc Thanh, lấy hiệu là Minh Không, theo học Từ Đạo Hạnh hơn 40 năm và được truyền tâm ấn cho. Sau khi Từ Đạo Hạnh "hoá kiếp, đầu thai", Minh Không trở về chùa cũ tu hành.

Hai cổng Tam quan được tạo dáng kiến trúc nghệ thuật tương nhau, chỉ khác là cổng Đông (bên phải từ ngoài vào) được gắn đại tự "Nam Thiên động" (Động của trời Nam) mang ý nghĩa tự hào về đền chùa Trông của nước Nam đẹp và quý hiếm. Trong ảnh: Cổng Đông chùa Trông (bên phải nhìn từ ngoài vào).

Hai cổng Tam quan được tạo dáng kiến trúc nghệ thuật tương nhau, chỉ khác là cổng Đông (bên phải từ ngoài vào) được gắn đại tự "Nam Thiên động" (Động của trời Nam) mang ý nghĩa tự hào về đền chùa Trông của nước Nam đẹp và quý hiếm. Trong ảnh: Cổng Đông chùa Trông (bên phải nhìn từ ngoài vào).

Đền, chùa Trông là cụm di tích lịch sử đặc biệt thờ 4 vị cao tăng thời Lý không chỉ có công phát triển phật giáo mà còn có tài chữa bệnh hiểm nghèo cho 2 đời vua nên được triều đình phong tặng "Quốc sư", ban "Quốc tính" và được nhân dân suy tôn là "Thánh".

Với một quy mô hoành tráng và điêu khắc tinh xảo của các nghệ nhân dân gian Hưng Long xưa, Tam quan đền, chùa Trông xứng đáng là một công trình kiến trúc nghệ thuật điển hình tại vùng đất xứ Đông xưa và Hải Dương ngày nay. Trong ảnh: Cổng Tây chùa Trông (bên trái nhìn từ ngoài vào).

Với một quy mô hoành tráng và điêu khắc tinh xảo của các nghệ nhân dân gian Hưng Long xưa, Tam quan đền, chùa Trông xứng đáng là một công trình kiến trúc nghệ thuật điển hình tại vùng đất xứ Đông xưa và Hải Dương ngày nay. Trong ảnh: Cổng Tây chùa Trông (bên trái nhìn từ ngoài vào).

Nhiều lần trùng tu, tôn tạo

Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Ninh Giang cho biết, vào thời Hậu Lê (thế kỷ thứ 17 - 18) khu di tích đã được nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Khu di tích được xây dựng thêm nhà Mẫu và đền thờ Tuần Tranh đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng dân gian. Ngoài ra còn có ao rối và sới vật võ dân tộc phục vụ lễ hội truyền thống hàng năm. Quy hoạch mặt bằng kiểu "nội công, ngoại quốc".

Hai góc sân bên trong chùa có 2 cây đề lớn được trồng lại vào năm 1961 (cây trước do bão đổ) nay đã giao cành, quanh năm toả bóng xanh mát. Ẩn hiện dưới tán lá đề là chùa Trông (Hưng Long tự). Công trình được khôi phục năm 1984 có phần khiêm tốn so với mặt bằng chùa xưa. Kiến trúc kiểu chữ "Đinh" (J) gồm 5 gian Tiền đường và 2 gian Thượng điện xây bít đốc, bổ trụ. Kết cấu khung vì kiểu "Giá chiêng" truyền thống, riêng Thượng điện làm theo kiểu "Kèo cầu, cánh ác" kết cấu mái nhà kiểu "Thượng tam, hạ tứ".

Hai góc sân bên trong chùa có 2 cây đề lớn được trồng lại vào năm 1961 (cây trước do bão đổ) nay đã giao cành, quanh năm toả bóng xanh mát. Ẩn hiện dưới tán lá đề là chùa Trông (Hưng Long tự). Công trình được khôi phục năm 1984 có phần khiêm tốn so với mặt bằng chùa xưa. Kiến trúc kiểu chữ "Đinh" (J) gồm 5 gian Tiền đường và 2 gian Thượng điện xây bít đốc, bổ trụ. Kết cấu khung vì kiểu "Giá chiêng" truyền thống, riêng Thượng điện làm theo kiểu "Kèo cầu, cánh ác" kết cấu mái nhà kiểu "Thượng tam, hạ tứ".

Đến thời Nguyễn (thế kỷ thứ 19) đền, chùa Trông đã được trùng tu, tôn tạo và mở rộng. Đây là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của khu di tích. Công trình gồm nhiều hạng mục khác nhau, từ ngoài vào trong có ao rối, tam quan, tắc môn, sới vật, đền Tuần Tranh, chùa, nhà Mẫu, nhà Tổ, nhà Tăng và đền thờ Minh Không Thiền sư. Quy hoạch mặt bằng tổng thể theo lối cân đối, đăng đối, các lớp nhà nối nhau tạo thành một không gian hấp dẫn.

Bài trí đồ thờ tự trong chùa tuy mới khôi phục song khá phong phú, gồm 7 lớp tượng từ ngoài vào trong theo bố cục cao dần đều. Hai hồi Tiền đường được bầy bộ tượng Thập điện Diêm Vương, tiếp đến 4 pho tượng thường gặp là Đức Thánh Hiền, Thần Khuyến Thiện, Thần Trừng Ác và Đức Ông (Cấp Cô Độc). Hàng thứ 2 gồm 3 pho tượng A Nan tôn giả, Thích Ca sơ sinh và Ca Diếp tôn giả. Hàng thứ 3 gồm 3 pho tượng Kim Đồng, Ngọc Hoàng và Ngọc Nữ. Hàng thứ 4 gồm có 3 pho Văn Thù, Quan Âm chuẩn đề (24 tay) và Phổ Hiền. Hàng thứ 5 gồm A Nan, Thích Ca niệm hoa và Ca Diếp. Hàng thứ 6 gồm một pho tượng A Di Đà. Cuối cùng là bộ tượng Tam Thế. Các lượng thờ đều có chất liệu gỗ, niên đại Nguyễn muộn (thế kỷ thứ 20), giá trị nghệ thuật tạo hình khá cao.

Bài trí đồ thờ tự trong chùa tuy mới khôi phục song khá phong phú, gồm 7 lớp tượng từ ngoài vào trong theo bố cục cao dần đều. Hai hồi Tiền đường được bầy bộ tượng Thập điện Diêm Vương, tiếp đến 4 pho tượng thường gặp là Đức Thánh Hiền, Thần Khuyến Thiện, Thần Trừng Ác và Đức Ông (Cấp Cô Độc). Hàng thứ 2 gồm 3 pho tượng A Nan tôn giả, Thích Ca sơ sinh và Ca Diếp tôn giả. Hàng thứ 3 gồm 3 pho tượng Kim Đồng, Ngọc Hoàng và Ngọc Nữ. Hàng thứ 4 gồm có 3 pho Văn Thù, Quan Âm chuẩn đề (24 tay) và Phổ Hiền. Hàng thứ 5 gồm A Nan, Thích Ca niệm hoa và Ca Diếp. Hàng thứ 6 gồm một pho tượng A Di Đà. Cuối cùng là bộ tượng Tam Thế. Các lượng thờ đều có chất liệu gỗ, niên đại Nguyễn muộn (thế kỷ thứ 20), giá trị nghệ thuật tạo hình khá cao.

Đầu năm 1947, thực hiện chủ trương "tiêu thổ kháng chiến" chống giặc Pháp của Đảng, Ủy ban hành chính kháng chiến xã Hưng Long đã cho giải hạ di tích đền, chùa Trông. Theo đó các công trình của di tích đều bị tháo dỡ, đồ thờ tự thất tán... Riêng có tượng Minh Không Thiền sư được bảo quản chu đáo và cổng Tam quan bên trái còn giữ lại được.

Đối xứng hai bên chùa là hệ thống cổng đền Trông (Hưng Long điện). Cổng được xây khá đồ sộ, cao 10m, rộng 2,0m, dài 4,5m. Hai cổng đền được bố cục song song với cổng Đông và cổng Tây của Tam quan chùa theo trục thẳng, đồng thời có cùng một kiểu dáng kiến trúc. Kết cấu công trình gồm 3 tầng kiểu "Chồng diêm, cổ các", tầng 1 có một cửa vòm lớn, tầng 2 có một cửa vòm nhỏ, tầng 3 trang trí điêu khắc "Tứ quý" cách điệu.

Đối xứng hai bên chùa là hệ thống cổng đền Trông (Hưng Long điện). Cổng được xây khá đồ sộ, cao 10m, rộng 2,0m, dài 4,5m. Hai cổng đền được bố cục song song với cổng Đông và cổng Tây của Tam quan chùa theo trục thẳng, đồng thời có cùng một kiểu dáng kiến trúc. Kết cấu công trình gồm 3 tầng kiểu "Chồng diêm, cổ các", tầng 1 có một cửa vòm lớn, tầng 2 có một cửa vòm nhỏ, tầng 3 trang trí điêu khắc "Tứ quý" cách điệu.

Sau ngày hoà bình lập lại (năm 1954), thể theo nguyện vọng của đông đảo nhân dân, chính quyền địa phương cho khôi phục từng bước các hạng mục đền, chùa Trông, góp phần ổn định đời sống văn hoá cơ sở và giáo dục truyền thống yêu nước. Với những giá trị lịch sử, văn hoá và nghệ thuật, chùa Trông đã được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia.

Ban quản lý di tích chùa Trông cho biết, cổng trái đền Trông do thợ Hồng Phúc (huyện Ninh Giang) thực hiện, cổng phải do thợ đến từ tỉnh Thái Bình thực hiện. Điểm khác biệt là hoạ tiết trang trí, thợ Thái Bình đắp thêm "Long cuốn thuỷ", thợ Hồng Phúc đắp thêm "phượng chầu". Nhờ đó, công trình có dấu ấn lịch sử riêng. Hệ thống cổng đền không chỉ là mốc giới không gian giữa "Tiền Phật" và "Hậu Thần" mà với cấu trúc đồng bộ còn tạo nên vẻ đẹp hoành tráng của cụm di tích đền, chùa Trông.

Ban quản lý di tích chùa Trông cho biết, cổng trái đền Trông do thợ Hồng Phúc (huyện Ninh Giang) thực hiện, cổng phải do thợ đến từ tỉnh Thái Bình thực hiện. Điểm khác biệt là hoạ tiết trang trí, thợ Thái Bình đắp thêm "Long cuốn thuỷ", thợ Hồng Phúc đắp thêm "phượng chầu". Nhờ đó, công trình có dấu ấn lịch sử riêng. Hệ thống cổng đền không chỉ là mốc giới không gian giữa "Tiền Phật" và "Hậu Thần" mà với cấu trúc đồng bộ còn tạo nên vẻ đẹp hoành tráng của cụm di tích đền, chùa Trông.

Đặc sắc phần lễ và phần hội

Là một trong những trung tâm Phật giáo thời Lý - Trần (thế kỷ thứ 12 - 14) của xứ Đông, gắn liền với tín ngưỡng thờ người có công với nước, lễ hội truyền thống đền, chùa Trông đã được hình thành từ rất sớm và phát triển mạnh mẽ trong thời Hậu Lê (thế kỷ thứ 17 - 18) và thời Nguyễn (thế kỷ thứ 19), có sức hấp dẫn du khách các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng...

Tiếp theo là nhà Tiền tế gồm 5 gian gỗ xây bít đốc bổ trụ, kết cấu khung vì kiểu kèo cầu được khôi phục năm 1989. Trang trí điêu khắc nghệ thuật tập trung thể hiện tại bờ nóc với bức cuốn thư "Hưng Long điện" có đôi phượng múa chầu; hai đầu kìm gắn lạc long, phía trước có hai trụ lồng đèn được tạo dáng cân đối, đẹp mắt.

Tiếp theo là nhà Tiền tế gồm 5 gian gỗ xây bít đốc bổ trụ, kết cấu khung vì kiểu kèo cầu được khôi phục năm 1989. Trang trí điêu khắc nghệ thuật tập trung thể hiện tại bờ nóc với bức cuốn thư "Hưng Long điện" có đôi phượng múa chầu; hai đầu kìm gắn lạc long, phía trước có hai trụ lồng đèn được tạo dáng cân đối, đẹp mắt.

Lễ hội diễn ra trong nhiều ngày với những khoá lễ khác nhau, trong đó có 3 nghi lễ quan trọng là Lễ rước nước (ngày 15/3 âm lịch); Lễ xuất đông nhập Tây (20/3 âm lịch) và Lễ tế Thánh về trời (26/3 âm lịch) mang đậm nét văn hoá dân gian của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước đồng bằng châu thổ Bắc Bộ.

Bài trí thờ tự nội thất nhà Tiền tế gồm có một nhang án đặt tại gian giữa, đối xứng hai bên có một bộ bát bửu và một đội câu đối gỗ. Phía sau nhà Tiền tế là Trung từ (được khôi phục vào năm 2000 trên nền cũ) và Hậu cung.

Bài trí thờ tự nội thất nhà Tiền tế gồm có một nhang án đặt tại gian giữa, đối xứng hai bên có một bộ bát bửu và một đội câu đối gỗ. Phía sau nhà Tiền tế là Trung từ (được khôi phục vào năm 2000 trên nền cũ) và Hậu cung.

Ông Bùi Trác Nghiên, Chủ tịch UBND xã Hưng Long, Trưởng ban tổ chức lễ hội chùa Trông năm 2024 cho biết, nhằm giữ gìn, bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, về kiến trúc nghệ thuật của di tích chùa Trông, đồng thời bảo tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp của lễ hội, UBND xã đã ban hành kế hoạch tổ chức Lễ hội truyền thống chùa Trông xã Hưng Long năm 2024.

Tòa Giải vũ 7 gian nằm phía bên trái nhà Tiền tế (nhìn từ ngoài vào).

Tòa Giải vũ 7 gian nằm phía bên trái nhà Tiền tế (nhìn từ ngoài vào).

Theo kế hoạch, Lễ hội truyền thống chùa Trông năm nay diễn ra từ ngày 23/4 - 8/5 (15/3 - 1/4 âm lịch) tại chùa Trông, xã Hưng Long, huyện Ninh Giang.

Ngày 23/4 (15/3 âm lịch), từ 8h - 12h diễn ra nghi lễ viếng nghĩa trang liệt sĩ, thỉnh kinh rước nước, bao sái tắm tượng. Từ 7h - 9h ngày 24/4 (16/3 âm lịch) rước Thành Hoàng làng ra chùa. Ngày 27/4 (19/3 âm lịch), từ 19h - 21h tổ chức dâng đăng, lục cúng.

Từ 6h - 11h30’ ngày 28/4 (20/3 âm lịch) diễn ra Khai mạc lễ hội, tổ chức Lễ rước xuất Đông nhập Tây.

Khu Đức Thánh hóa nằm ở phía sau chùa Trông.

Khu Đức Thánh hóa nằm ở phía sau chùa Trông.

Ngày 3/5 (25/3 âm lịch), từ 19h - 21h diễn ra kể kệ Đức Thánh. Từ 11h - 12h ngày 4/5 (26/3 âm lịch) diễn ra Lễ dâng hương, tiễn đức thánh về trời tại khu vực Thánh hóa; từ 19h có khóa lễ “Mông sơn thí thực”.

Từ 19h ngày 7/5 (29/3 âm lịch) có thả thuyền hoa đăng. Ngày 8/5 (1/4 âm lịch), từ 19 diễn ra rước Thành Hoàng làng hồi Đình.

Về phần hội, ngày 29/4 (21/3 âm lịch) từ 19h30’ diễn ra chương trình văn nghệ. Từ 7h30’ ngày 30/4 (22/3 âm lịch) có bịt mắt bắt vịt. Ngày 30/4 (22/3 âm lịch), từ 8h30’ tổ chức bắt chạch trong chum; từ 13h30’ diễn ra kéo co Hội phụ nữ; từ 14h30’ diễn ra kéo co Hội Cựu chiến binh.

Ngày 1/5 (23/3 âm lịch), từ 7h30’ diễn ra thi đấu cờ tướng. Từ 14h30’ ngày 28/4 (20/3 âm lịch) tổ chức giao hữu bóng đá.

Hàng năm, lễ hội chùa Trông thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, du khách trong và ngoài tỉnh. Sự kiện góp phần đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hoá, giáo dục truyền thống, củng cố khối đoàn kết cộng đồng toàn dân… tạo thành nét đẹp văn hoá của đất và người xứ Đông xưa và Hải Dương nay.

Đọc tiếp