Ngày 16/11, người lao động tại hơn 200 cửa hàng Starbucks tại Mỹ tiến hành đình công – một nỗ lực được các nhà tổ chức miêu tả là lớn nhất từ trước tới nay – nhằm yêu cầu cải thiện môi trường làm việc và tiền lương.
Ngày 8/11, công đoàn diễn viên Hollywood SAG – AFTRA đạt được thỏa thuận dự kiến với các hãng phim, chính thức kết thúc cuộc đình công thứ hai làm rung chuyển ngành giải trí Mỹ.
Ngày 25/10, Chủ tịch công đoàn United Auto Workers (UAW) Shawn Fain cho biết, các nhà đàm phán của công đoàn và nhà sản xuất Ford tại Mỹ đã đạt được thỏa thuận lao động 4 năm rưỡi với mức tăng lương kỷ lục cho công nhân.
Từ 24/10, khoảng 5.000 công nhân tiếp tục đình công tại nhà máy của General Motors tại Arlington, Texas – nơi sản xuất những mẫu SUV lợi nhuận cao như Chevrolet Tahoe và Cadillac Escalade – leo thang cuộc đình công ngành ô tô tại Mỹ.
Từ 11/10, công đoàn United Auto Workers (UAW) quyết định leo thang cuộc đình công nhằm chống lại 3 nhà sản xuất ô tô lớn nhất Bắc Mỹ là Ford, GM và Stellantis bằng cách tạm thời đóng cửa nhà máy lớn nhất thế giới của Ford.
Căng thẳng đang gia tăng giữa 3 nhà sản xuất ô tô lớn nhất tại Mỹ với công đoàn United Auto Workers (UAW) trong bối cảnh công đoàn đe dọa mở rộng các cuộc đình công và khả năng xảy ra đột phá trong đàm phán hợp đồng giảm dần.
Trong chuyến thăm người lao động ngành ô tô đang đình công tại bang Michigan hôm 26/9, Tổng thống Mỹ Joe Biden ủng hộ lời kêu gọi tăng lương 40% của công đoàn và khẳng định người lao động xứng đáng nhận được “nhiều hơn”.
Ngày 24/9, Hiệp hội Nhà văn Mỹ (WGA) tuyên bố đã đạt được thỏa thuận sơ bộ với các nhà sản xuất phim lớn, một thỏa thuận được kỳ vọng sẽ giúp chấm dứt một trong hai cuộc đình công khiến hầu như toàn bộ hoạt động sản xuất truyền hình bị đình trệ.
Ngày 20/9, các biên kịch thuộc Hiệp hội Nhà văn Mỹ (WGA) cùng các hãng phim Hollywood tiến hành đàm phán nhằm giải quyết tình trạng bế tắc kéo dài gần 5 tháng, gây ảnh hưởng tới quá trình sản xuất nhiều dự án truyền hình.
Trong thông báo mới nhất của mình, công đoàn United Auto Workers (UAW) cho biết sẽ phát động thêm các cuộc đình công tại nhiều nhà máy khác ở Mỹ ngày 22/9 nếu các cuộc đàm phán với Ford, General Motors và Stellantis không có tiến triển.
Ngày 13/7, các nhà lãnh đạo của hiệp hội diễn viên Hollywood cùng bỏ phiếu để tham gia vào một cuộc đình công chung đầu tiên kể từ năm 1960 với các biên kịch sau khi các cuộc đàm phán về hợp đồng với các hãng phim và dịch vụ trực tuyến thất bại.
Ngày 19/5, hàng nghìn y tá tại Hàn Quốc đã đình công do lo ngại việc Tổng thống Yoon Suk Yeol phủ quyết một dự luật nhằm cải thiện điều kiện làm việc của y tá.
Việc hơn 11.000 biên kịch phim điện ảnh, truyền hình và các chương trình giải trí tại Hollywood đình công với nguyên nhân thù lao không tương xứng với doanh thu trong kỷ nguyên phát trực tuyến đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hàng loạt dự án lớn.
Trong bối cảnh mùa hè sắp tới và số lượng du khách trên toàn cầu đang phục hồi về mức trước đại dịch Covid-19, các cuộc đình công diễn ra liên tục tại châu Âu có nguy cơ làm gián đoạn các hoạt động du lịch và đi lại.
Bắt đầu từ nửa đêm ngày 19/4, khoảng 155.000 nhân viên làm việc trong lĩnh vực công tại Canada sẽ đồng loạt đình công để yêu cầu tăng tiền lương và cải thiện điều kiện lao động trong một động thái được coi như lớn nhất lịch sử.
Các hãng hàng không châu Âu đang chuẩn bị đối phó với tình trạng gián đoạn hoạt động trong lễ Phục sinh (ngày 9/4) do ảnh hưởng bởi các cuộc đình công tại nhiều quốc gia trong khu vực.
Hôm 29/3, các nhà tuyển dụng khu vực công của Đức đã khởi động thủ tục tố tụng trọng tài sau khi các cuộc đàm phán với công đoàn về tiền lương của người lao động gặp thất bại và không đạt được một kết luận chung.
Ngày 27/3, hàng triệu người sử dụng phương tiện công cộng để đi làm tại Đức sẽ gặp phải sự gián đoạn nghiêm trọng do các nhân viên ngành vận tải cả nước tổ chức một cuộc đình công lớn yêu cầu tăng lương trong bối cảnh lạm phát cao.
Trong khi kế hoạch nâng tuổi nghỉ hưu lên 64 của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang bước vào tuần quyết định cuối cùng, những người biểu tình trên khắp các ngành nghề tại Pháp tiếp tục gây áp lực lên chính phủ, đặc biệt là các công nhân dọn vệ sinh.
Sự phản đối của người dân Pháp với kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu của Tổng thống Emmanuel Macron đang ngày một lớn khi các công đoàn tại quốc gia này đe dọa sẽ đóng cửa nền kinh tế đất nước trong tuần này.