Doanh nghiệp Việt đầu tư ra 24 quốc gia và vùng lãnh thổ, 'rót vốn' mạnh vào Lào

DOANH NGHIỆP Lào
15:11 - 28/08/2022
0:00 / 0:00
0:00
Theo số liệu Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 8 tháng đầu năm 2022, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài gần 395,8 triệu USD. Trong đó, Lào là quốc gia nhận đầu tư nhiều nhất với tổng vốn đầu tư đạt 66,42 triệu USD, chiếm 16,8% cơ cấu vốn đầu tư.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lũy kế đến ngày 20/8/2022, Việt Nam có 1.579 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư trên 21,6 tỷ USD. Trong đó, có 139 dự án của các doanh nghiệp có vốn Nhà nước, với tổng vốn đầu tư ra nước ngoài gần 11,6 tỷ USD, chiếm 53,7% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài.

Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng (32,2%); nông, lâm nghiệp, thủy sản (15,9%). Các nước nhận đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Lào (24,7%); Campuchia (13,6%); Venezuela (8,4%).

Vingroup chiếm 50,2% tổng vốn đầu tư đăng ký mới

Cụ thể, 8 tháng đầu năm 2022, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và điều chỉnh đạt gần 395,8 triệu USD, bằng 68,8% với cùng kỳ năm 2021. Trong đó:

Về cơ cấu đầu tư, số dự án đầu tư đăng ký mới trong 8 tháng đầu năm đạt 75 dự án với tổng vốn đăng ký trên 344,8 triệu USD, tăng gấp 2,3 lần so với cùng kỳ 2021.

Vốn đầu tư ra nước ngoài cấp mới tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái được Cục Đầu tư nước ngoài lý giải nhờ có Vingroup với 5 dự án lớn là Công ty cổ phần giải pháp năng lượng Vines sang Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Hà Lan với tổng vốn đầu tư mỗi dự án hơn 34,68 triệu USD. Tổng 5 dự án có tổng số vốn khoảng 173,4 triệu USD, chiếm 50,2% tổng vốn đầu tư đăng ký mới ra nước ngoài của Việt Nam.

Số dự án điều chỉnh tăng vốn đạt 15 lượt dự án với tổng vốn điều chỉnh tăng là trên 50,9 triệu USD, bằng 12% so với cùng kỳ.

Trong khi đó, trong 8 tháng năm 2021 đã nhiều dự án lớn điều chỉnh tăng vốn như dự án của Vingroup tại Hoa Kỳ điều chỉnh tăng 300 triệu USD; dự án Công ty TNHH Đầu tư và phát triển cao su Đông Dương tại Campuchia tăng 76 triệu USD và dự án của Vinfast tại Đức tăng 32 triệu USD.

Xét về lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 13 ngành. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu về dòng vốn với 10 dự án đầu tư mới, giá trị đầu tư trên 218,4 triệu USD, chiếm 55,2% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài.

Ngành hoạt động tài chính ngân hàng, bảo hiểm đứng thứ hai với 4 lượt dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư trên 35,3 triệu USD, chiếm 8,9%; tiếp theo là các ngành khai khoáng; bán buôn, bán lẻ; nông, lâm nghiệp, thủy sản …

Lào tiếp tục là quốc gia nhận vốn đầu tư nhiều nhất từ các doanh nghiệp Việt Nam

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng chỉ ra, có 24 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư từ các doanh nghiệp Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2022. Trong đó, tính luỹ kế, Lào là quốc gia nhận đầu tư nhiều nhất với 4 dự án đầu tư mới và 3 dự án điều chỉnh vốn; tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 66,42 triệu USD, chiếm 16,8% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của cả nước. Đứng thứ hai là Singapore với tổng vốn đầu tư gần 41,5 triệu USD, chiếm gần 10,5% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Hoa Kỳ, Đức, Hà Lan,…

Thống kê cho thấy Lào luôn đứng thứ nhất trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ mà các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Tính luỹ kế đến nay, Việt Nam có 214 dự án đầu tư sang Lào còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư đăng ký khoảng 5,33 tỷ USD, đứng thứ 3 trong số các nước đầu tư tại Lào (sau Trung Quốc, Thái Lan).

Các dự án đầu tư của Việt Nam thuộc nhiều lĩnh vực như tài chính ngân hàng, viễn thông, dịch vụ, nông lâm nghiệp.... Nhiều dự án của các doanh nghiệp Việt tại Lào sau khi đi vào hoạt động không chỉ tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương mà còn giúp bà con thay đổi tư duy sản xuất và thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Minh chứng cụ thể, chính thức đi vào hoạt động từ tháng 9/2009 với tổng vốn đầu tư 29 triệu USD, Công ty Star telecom với thương hiệu Unitel là một trong những dự án đầu tư ra nước ngoài theo hình thức liên doanh thành công nhất của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội.

Sau hơn 12 năm, Unitel là nhà mạng lớn nhất tại Lào với 3,3 triệu thuê bao, chiếm hơn 57% thị phần, góp phần đưa Lào trở thành một trong các nước có vùng phủ và tốc độ 4G tốt nhất Đông Nam Á, đưa Internet tốc độ cao phổ cập đến toàn bộ người dân Lào.

Công ty Star telecom với thương hiệu Unitel của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội giúp thúc đẩy cách mạng 4.0 tại Lào.

Công ty Star telecom với thương hiệu Unitel của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội giúp thúc đẩy cách mạng 4.0 tại Lào.

Phát biểu tại cuộc gặp với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tại Lào vào tháng 5 vừa qua, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng nhấn mạnh: "Chúng ta phấn đấu, cố gắng làm sao đưa quan hệ kinh tế thương mại đầu tư có bước đột phá, tương xứng với tầm vóc, quan hệ đặc biệt có một không hai giữa hai nước chúng ta và mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân hai nước".

Về phía Lào, Phó Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone cũng ghi nhận, các dự án đầu tư kinh doanh của Việt Nam tại Lào đã đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, giải quyết khó khăn, phát triển cơ sở hạ tầng của Lào. "Trong thời gian tới, Chính phủ Lào sẽ tiếp tục chỉ đạo các bộ ngành, địa phương để việc hợp tác với Việt Nam đạt hiệu quả cao hơn nữa”, Phó Thủ tướng Lào khẳng định.

Đọc tiếp

Trong trường hợp lý tưởng nhất, PTI sẽ tăng vốn điều lệ gấp 3 lần lên 3.216 tỷ đồng. Ảnh: Minh Phong - Mekong ASEAN

ĐHĐCĐ PTI: Tăng vốn lên gấp 3 lần

ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của CTCP Bảo hiểm Bưu điện (HNX: PTI) được tổ chức ngày 24/4. Tại đây, cổ đông công ty sẽ thảo luận về nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có 2 tờ trình tăng vốn điều lệ lên gấp 3 lần.