Ảnh minh họa. |
Giá vốn hàng bán trong quý của doanh nghiệp giảm 77%, đạt 259 tỷ đồng; lợi nhuận gộp đạt 71,8 tỷ đồng, giảm 4% so với quý 1/2022.
Doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính của doanh nghiệp giảm lần lượt 57% và 34%, đạt 10 tỷ đồng và 17,1 tỷ đồng.
Chi phí bán hàng của TTF giảm 16%, đạt 33,9 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 114%, đạt 29,4 tỷ đồng.
Khấu trừ các khoản chi phí, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt 1,83 tỷ đồng, giảm 90% so với mức 18,54 ghi nhận ngày trong quý 1/2022.
Năm 2023, TTF đạt mục tiêu đạt 2.222 tỷ đồng doanh thu và 54 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Với kết quả đạt được trong quý 1/2023, TTF mới hoàn thành 3% kế hoạch lợi nhuận năm.
Tính đến ngày 31/3, tổng tài sản của Gỗ Trường Thành ở mức 3.050 tỷ đồng, tăng 1,4% so với mức 3.006 tỷ đồng ngày đầu năm 2023.
Tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp giảm từ 123 tỷ đồng ngày đầu năm xuống còn 102 tỷ đồng ngày 31/3, tương ứng giảm 17%.
Phải thu ngắn hạn từ các bên tăng 11% so với ngày đầu năm, đạt 783 tỷ đồng. Khoản phải thu ngắn hạn khác cũng tăng 10%, đạt 165 tỷ đồng.
Hàng tồn kho của TTF đạt 768 tỷ đồng, giảm 6% so với ngày đầu năm 2023. Trong đó, biến động lớn đến từ thành phẩm khi tăng 30%, đạt 225 tỷ đồng. Ngược lại, tồn kho nguyên vật liệu, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang lại giảm lần lượt 18% và 15%, đạt 208 tỷ đồng và 305 tỷ đồng.
Tính đến ngày 31/3, nợ của Gỗ Trường Thành ở mức 2.621 tỷ đồng, tăng 1,8% so với mức 2.573 tỷ đồng tại ngày đầu năm. Biến động chủ yếu ở khoản phải trả cho nhà cung cấp của doanh nghiệp tăng 17%, đạt 336 tỷ đồng; phải trả người lao động giảm 3%, đạt 402 tỷ đồng.
Vay ngắn hạn và vay dài hạn từ các ngân hàng của TTF đạt lần lượt 29,7 tỷ đồng và 8,06 tỷ đồng, lần lượt tăng 11% và giảm 6% so với ngày đầu năm.
Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đến ngày 31/3 đạt 429 tỷ đồng, giảm 0,6% so với ngày đầu năm 2023. Trong đó, vốn cổ phần đạt 4.111 tỷ đồng, không thay đổi so với ngày đầu năm. Lỗ lũy kế lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp ở mức 3.072 tỷ đồng, riêng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này đạt 2,5 tỷ đồng.
Cổ phiếu TTF của Gỗ Trường Thành tiếp tục ở diện cảnh báo
Ngày 5/4 vừa qua, HoSE thông báo sẽ giữ nguyên diện cảnh báo đối với cổ phiếu TTF do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2022 của doanh nghiệp là -3.070,2 tỷ đồng, căn cứ Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2022.
Trước tình hình này, TTF cho biết sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp để khắc phục tình trạng trên cổ phiếu bị cảnh báo. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ tiếp tục phát triển dự án cho các doanh nghiệp bất động sản như Vingroup, Hưng Thịnh…; tiếp tục hợp tác với các khách hàng lớn như Natuzi, Crate & Barrel… để đẩy mạnh xuất khẩu; triển khai mở rộng nhà máy ở Đăk Lăk, Bình Định.
Ngoài ra, TTF sẽ thực hiện phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ sau khi nhận được giấy phép của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước...
Trước đó, ngày 24/4/2019, HoSe đã ra quyết định đưa cổ phiếu TTF của Gỗ Trường Thành từ diện cảnh báo sang kiểm soát do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2017 của TTF là -1.406,8 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2018 là -715,1 tỷ đồng.
Đến ngày 19/4/2022, HoSE thông báo sẽ chuyển cổ phiếu của Gỗ Trường Thành sang diện cảnh báo kể từ ngày 21/4/2022.
CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (TTF) là nhà sản xuất chuyên cung cấp, lắp đặt, thi công nội - ngoại thất được thành lập từ năm 1993 tại Đăk Lăk. Năm 2003, Gỗ Trường Thành chuyển từ công ty trách nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phần. Năm 2010, doanh nghiệp chính thức niêm yết và giao dịch trên sàn HoSE.