Hai Bộ trưởng 'chia lửa' giải đáp những vấn đề nóng về môi trường ĐBSCL

Trong phiên chất vấn Bộ trưởng TN&MT sáng 4/6, nhiều đại biểu quan tâm đến các vấn đề nổi cộm tại ĐBSCL hiện nay như hạn hán, xâm nhập mặn, dự trữ nước ngọt...

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan tham gia trả lời chất vấn về vấn đề tài nguyên môi trường.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan tham gia trả lời chất vấn về vấn đề tài nguyên môi trường.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Đoàn Kiên Giang) nêu thực trạng sạt lở, sụt lún bờ biển, bờ sông đang bủa vây vùng ĐBSCL, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống, sinh hoạt, sản xuất người dân trong vùng. Bà đề nghị Bộ trưởng TN&MT Đặng Quốc Khánh cho biết nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng trên.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) cho biết, hiện nay quy hoạch vùng ở các tỉnh ĐBSCL có xây dựng những hồ chứa nước ngọt với diện tích rất lớn, hầu như tỉnh nào cũng có. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp trong việc thực hiện để người dân ở khu vực này yên tâm có nước ngọt?

Khả năng dự báo của Việt Nam đã tiệm cận các nước trong khu vực

Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho rằng, có 4 nguyên nhân chính dẫn đến sụt lún bờ sông ở ĐBSCL. Một là vùng này được kiến tạo với các lớp địa chất trầm tích còn non trẻ so với các đồng bằng khác. Theo hệ thống giám sát, quan sát thì vùng này vẫn tự sụt lún.

Các nguyên nhân còn lại là do lượng phù sa giảm rất lớn; lấn chiếm bờ sông để xây dựng, nuôi trồng; và đặc biệt là khai thác cát trái phép, quá công suất. Nhiều địa phương báo cáo là có tình trạng người dân dùng vòi rồng để khai thác cát khiến sụt lún tăng cao.

Để khắc phục và giảm thiểu tối đa tình trạng trên, Bộ TN&MT đang đánh giá về trữ lượng của cát, sỏi lòng sông ở khu vực ĐBSCL để từ đó biết rõ được trữ lượng khai thác ở các vùng như thế nào.

Mặt khác hiện nay, các địa phương đều đã có quy hoạch nên cần có sự rà soát, sắp xếp lại dân cư, những vùng có nguy cơ bị sạt lở ảnh hưởng đến kinh tế xã hội. Những nơi nào có nguy cơ cao về sạt lở thì phải bố trí lại dân cư. Ngoài ra, cần có quy định và xử lý nghiêm việc lấn chiếm lòng sông, bờ sông; nâng cao khả năng dự báo, cảnh báo.

Bộ trưởng TN&MT Đặng Quốc Khánh trả lời chất vấn.
Bộ trưởng TN&MT Đặng Quốc Khánh trả lời chất vấn.

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh chia sẻ thêm, Chính phủ vừa qua đã chỉ đạo tăng cường khả năng dự báo và cảnh báo. Bộ đang chỉ đạo Tổng cục Khí tượng thủy văn nâng cấp trang thiết bị, cùng tổ chức quốc tế đào tạo nhân lực để tăng khả năng dự báo. "Khả năng dự báo của Việt Nam đã tiệm cận các nước trong khu vực, dự báo chính xác, đóng vai trò quan trọng trong chuẩn bị ứng phó,” ông nói.

Theo Bộ trưởng, với hạn hán tại ĐBSCL, Bộ TN&MT đã cung cấp thông tin giúp các địa phương điều chỉnh thời gian vụ mùa nông nghiệp để không bị mặn. Bộ cung cấp các bản tin thủy văn về nhiễm mặn, cảnh báo sạt lở theo giai đoạn 10 ngày, 30 ngày, theo mùa.

Về việc triển khai hồ chứa nước ngọt tại các tỉnh ĐBSCL, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho rằng thuộc trách nhiệm của Bộ NN&PTNN.

Đã đến lúc cần thay đổi cách tiếp cận với nguồn nước

“Chia lửa” cùng Bộ trưởng TN&MT, Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan chia sẻ với những khó khăn của người dân ở khu vực ĐBSCL. Bộ trưởng cho biết, Thủ tướng Chính phủ vừa qua đã có chuyến thị sát và giao Bộ NN&PTNT trình đề án tổng thể về vấn đề hạn hán, xâm nhập mặn, khan hiếm nước ở ĐBSCL.

Dự kiến đến tháng 9 tới Bộ sẽ trình đề án. Bộ cũng sẽ tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia ở Hà Nội và TP HCM; tổ chức diễn đàn do Thủ tướng Chính phủ chủ trì gặp gỡ lãnh đạo, chuyên gia, nhà khoa học của 13 tỉnh ĐBSCL nghe thêm ý kiến.

Về tài nguyên nước, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, thế giới đang ở kỷ nguyên khô hạn mang tính chất toàn cầu, không riêng gì Việt Nam, trong đó Việt Nam lại là quốc gia bị tổn thương nhất. Theo Bộ trưởng, tiếp cận vấn đề nước phải tiếp cận ba chủ thể: Số lượng nước, chất lượng nước và cách thức sử dụng nguồn nước. Trong đó, cách thức sử dụng nguồn nước sẽ tác động tới số lượng nước và chất lượng nước.

“Chúng ta thường nghĩ nước là vô hạn, nhưng đứng trước thách thức biến đổi khí hậu, cách thức chúng ta khai thác, sử dụng, đã đến lúc cần thay đổi cách tiếp cận với nguồn nước. Chúng ta cũng cần có ‘tuyên ngôn’ với bà con nông dân cả nước rằng, chúng ta không phải là một quốc gia dư thừa nước, do vậy cần có cách tiếp cận ngắn hạn, vừa dài hạn, vừa có chiến lược tổng thể để chuyển đổi trạng thái nông nghiệp, từ tưới tràn, tưới xả sang tưới nhỏ giọt…,” Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.

Bộ trưởng nhấn mạnh, tiết kiệm nước còn liên quan đến phát thải khí nhà kính. Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao giảm phát thải gắn với tăng trưởng xanh, tiết kiệm nước hơn với khoa học công nghệ sẽ làm giảm phát thải. Bộ trưởng cũng mong muốn Quốc hội ủng hộ đề án Chính phủ đã phê duyệt.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Đoàn Kiên Giang) mong có giải pháp ổn định môi trường sống vùng ĐBSCL.
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Đoàn Kiên Giang) mong có giải pháp ổn định môi trường sống vùng ĐBSCL.

Về hồ chứa, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, các địa phương cần phải xem xét thận trọng, bởi không phải dễ để sử dụng diện tích lớn làm hồ trữ nước ở một địa phương nào đó để phục vụ cho địa phương khác, nhất là địa hình bằng phẳng, không có độ dốc. Theo ông, các địa phương nên tham khảo kinh nghiệm của tỉnh Trà Vinh trong tiếp cận nguồn nước.

“Trà Vinh cũng là nằm cuối nguồn, cũng là xâm nhập biển nhưng gần như tỉnh không bị ảnh hưởng bởi vấn đề hạn hán, xâm nhập mặn. Giải pháp của tỉnh là khơi thông tất cả các luồng lạch, kênh, mương, rạch tự nhiên... Nếu chúng ta có giải pháp tiếp cận từ dưới lên, từ hộ gia đình đến cộng đồng dân cư có cách trữ nước riêng thì nguồn lực đầu tư Nhà nước sẽ giảm đi,” Bộ trưởng nêu ý kiến.

Bắc Ninh, Quảng Ninh 'giữ vững phong độ' thu hút vốn FDI

Bắc Ninh, Quảng Ninh 'giữ vững phong độ' thu hút vốn FDI

Trong 11 tháng năm 2024, Bắc Ninh dẫn đầu trong thu hút đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 5,04 tỷ USD, chiếm 16% cả nước, trong khi Quảng Ninh đứng thứ hai với hơn 2,29 tỷ USD vốn FDI.
Bắc Bộ rét dưới 17 độ

Bắc Bộ rét dưới 17 độ

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết chiều tối và đêm 11/12 có thêm đợt không khí lạnh tăng cường xuống Bắc Bộ gây ra một đợt rét đậm tại khu vực này.
Công bố phương án sắp xếp lại Bộ NN & PTNT

Công bố phương án sắp xếp lại Bộ NN & PTNT

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ra thông báo kết luận của Ban Chỉ đạo của Bộ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết này.
Đưa Đồng Tháp thành tỉnh trong nhóm dẫn đầu vùng ĐBSCL về nông nghiệp

Đưa Đồng Tháp thành tỉnh trong nhóm dẫn đầu vùng ĐBSCL về nông nghiệp

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị đến năm 2030, phải xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Bổ sung Luật Báo chí (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025

Bổ sung Luật Báo chí (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất bổ sung 4 dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9, gồm Luật Báo chí (sửa đổi).
ADB nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam và khu vực Đông Nam Á năm 2024

ADB nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam và khu vực Đông Nam Á năm 2024

ADB nâng báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lên 6,4% và triển vọng tăng trưởng kinh tế của Đông Nam Á lên 4,7% trong năm 2024.
Chủ tịch Hiệp hội Bán dẫn Hoa Kỳ: Việt Nam là đích đến quan trọng

Chủ tịch Hiệp hội Bán dẫn Hoa Kỳ: Việt Nam là đích đến quan trọng

Chiều 10/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông John Neuffer, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ (SIA), cùng lãnh đạo các doanh nghiệp bán dẫn hàng đầu của nước này.
Thu ngân sách của Hưng Yên năm 2024 ước đạt hơn 40.100 tỷ đồng

Thu ngân sách của Hưng Yên năm 2024 ước đạt hơn 40.100 tỷ đồng

Đây là thông tin được nêu ra tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hưng Yên khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026, tổ chức ngày 10/12.
Kinh tế Cà Mau năm 2024 tăng trưởng hơn 7%

Kinh tế Cà Mau năm 2024 tăng trưởng hơn 7%

Năm 2024, dù đối mặt với nhiều khó khăn, tỉnh Cà Mau vẫn ghi nhận những kết quả tích cực, trong đó kinh tế của tỉnh tăng trưởng 7,09%; kim ngạch xuất khẩu đạt 1,26 tỷ USD, thu ngân sách hơn 5.900 tỷ đồng.
Chủ tịch Agribank Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh

Chủ tịch Agribank Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn được Ban Bí thư điều động, chỉ định giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, sau đó được bầu vào vị trí Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh.
Ninh Bình lập thành phố Hoa Lư, giảm 18 đơn vị hành chính cấp xã

Ninh Bình lập thành phố Hoa Lư, giảm 18 đơn vị hành chính cấp xã

Thành phố Hoa Lư được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích, dân số của huyện Hoa Lư và toàn bộ diện tích, dân số của TP Ninh Bình.
Khởi công sân bay của Bộ Công an tại Bắc Ninh

Khởi công sân bay của Bộ Công an tại Bắc Ninh

Ngày 10/12, sân bay Gia Bình, Bắc Ninh chính thức khởi công nhằm phục vụ nhiệm vụ bay huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của lực lượng Không quân Công an nhân dân Việt Nam.
Khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc nghiên cứu dự án cầu Tứ Liên

Khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc nghiên cứu dự án cầu Tứ Liên

Thủ tướng đề nghị các tập đoàn xây dựng hàng đầu thế giới đến từ Trung Quốc tham gia các dự án cầu tại Hà Nội và các đường sắt đô thị.
Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét nhiều nội dung quan trọng

Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét nhiều nội dung quan trọng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét đề nghị bổ sung 6 dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, gồm dự án Luật Phá sản (sửa đổi).
Giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2025

Giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký quyết định giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2025 cho các Bộ, cơ quan trung ương và UBND các tỉnh, thành.
Ông Nguyễn Long Hải giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị

Ông Nguyễn Long Hải giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị

Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương Nguyễn Long Hải được điều động và phân công giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị.
'Ban Kinh tế Trung ương cần cách mạng về tư duy, tổ chức bộ máy'

'Ban Kinh tế Trung ương cần cách mạng về tư duy, tổ chức bộ máy'

Sáng 9/12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến thăm và làm việc với Ban Kinh tế Trung ương về kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng khóa XIII đến nay và phương hướng, nhiệm vụ đến hết nhiệm kỳ.
Thực hiện khẩn trương, hiệu quả 'cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy'

Thực hiện khẩn trương, hiệu quả 'cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy'

Thủ tướng yêu cầu thực hiện tốt các phong trào thi đua, triển khai khẩn trương các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, đặc biệt là "cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của cả hệ thống chính trị".
'Sự bứt phá đi lên của Hà Nội có ý nghĩa rất quan trọng'

'Sự bứt phá đi lên của Hà Nội có ý nghĩa rất quan trọng'

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Hà Nội quyết liệt hơn nữa trong việc cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tập trung ưu tiên nguồn lực để thực hiện thành công các đột phá chiến lược…
Bắc Bộ sắp bước vào đợt rét kéo dài

Bắc Bộ sắp bước vào đợt rét kéo dài

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, khoảng giữa tuần (12/12) Bắc Bộ sẽ đón một đợt không khí lạnh tăng cường mới, dưới tác động của đợt không khí lạnh tăng cường tình trạng rét buốt sẽ kéo dài nhiều ngày.
Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh

Ngày 8/12, dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại Khu Kinh tế Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã chính thức được khởi động.
Những 'kỳ tích' và bài học kinh nghiệm từ dự án đường dây 500kV mạch 3

Những 'kỳ tích' và bài học kinh nghiệm từ dự án đường dây 500kV mạch 3

Sáng 8/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác đầu tư xây dựng Dự án đường dây 500kV mạch 3.
Ông Trump gặp Tổng thống Pháp và Ukraine tại Paris

Ông Trump gặp Tổng thống Pháp và Ukraine tại Paris

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã có cuộc gặp ngắn với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Paris.
Việt - Nhật mở rộng hợp tác khoa học

Việt - Nhật mở rộng hợp tác khoa học

Chiều 7/12, tại tỉnh Nagasaki, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Chủ tịch Hội hữu nghị Nagasaki - Việt Nam Tomioka Tsutomu và Hội chuyên gia Việt - Nhật (VJS).
Chuẩn bị nguồn lực hàng tỷ USD để thực hiện dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Chuẩn bị nguồn lực hàng tỷ USD để thực hiện dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Theo Thứ trưởng Bộ Công thương, dự kiến tổng mức đầu tư sơ bộ dự án điện hạt nhân Ninh Thuận có quy mô đầu tư lên tới tỷ USD.
Sẽ có chính sách vượt trội cho cán bộ dôi dư sau tinh gọn bộ máy

Sẽ có chính sách vượt trội cho cán bộ dôi dư sau tinh gọn bộ máy

Liên quan đến bố trí, sắp xếp con người sau tinh gọn bộ máy, Người phát ngôn Bộ Nội vụ khẳng định phải có chính sách vượt trội, đủ mạnh để vừa tinh gọn bộ máy vừa quan tâm đến nguyện vọng của cán bộ.
‘Phấn đấu tăng trưởng 8% là bước chuẩn bị sẵn sàng cho kỷ nguyên mới’

‘Phấn đấu tăng trưởng 8% là bước chuẩn bị sẵn sàng cho kỷ nguyên mới’

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nhấn mạnh, năm 2025 phấn đấu mức tăng trưởng 8% là bước chuẩn bị sẵn sàng cho kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc như Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói.
Đến ngày 7/12, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đã đạt 12,5%

Đến ngày 7/12, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đã đạt 12,5%

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, với tốc độ tăng trưởng tín dụng như hiện nay cùng với việc cuối năm luôn là thời điểm giải ngân tích cực, NHNN tin tưởng rằng có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15%.
Thủ tướng: Ưu tiên cao nhất cho tăng trưởng, chính sách phải 'cởi trói' để sản xuất, kinh doanh bung ra

Thủ tướng: Ưu tiên cao nhất cho tăng trưởng, chính sách phải 'cởi trói' để sản xuất, kinh doanh bung ra

Thủ tướng nhấn mạnh, việc xây dựng chính sách phải nhìn xa, trông rộng, các chính sách phải "cởi trói" để sản xuất kinh doanh, phục vụ ưu tiên cao nhất là tăng trưởng.
Các 'đầu tàu' kinh tế dẫn dắt tăng trưởng cả nước có thể đạt và vượt 7% năm 2024

Các 'đầu tàu' kinh tế dẫn dắt tăng trưởng cả nước có thể đạt và vượt 7% năm 2024

Các địa phương động lực như TP HCM Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai…được dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng cao trong quý IV/2024.
Thủ tướng: Tập trung cho tăng tốc, bứt phá, về đích năm 2024

Thủ tướng: Tập trung cho tăng tốc, bứt phá, về đích năm 2024

Thủ tướng yêu cầu tập trung tăng tốc, bứt phá, về đích năm 2024; tạo đà, tạo thế, tạo lực, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 phấn đấu tăng trưởng GDP đạt từ 8%.
Việt Nam sát cánh cùng Lào thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước

Việt Nam sát cánh cùng Lào thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước

Ngày 6/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Thường trực Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước Lào Bounthong Chitmany đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Việt Nam đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất vào Lào

Việt Nam đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất vào Lào

Trong 11 tháng 2024, Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài đạt gần 598,7 triệu USD, tăng 51,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Lào là nước dẫn đầu nhận số vốn 160,7 triệu USD, chiếm 26,8% tổng vốn đầu tư.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp các nhà khoa học dự Lễ trao Giải VinFuture

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp các nhà khoa học dự Lễ trao Giải VinFuture

Chiều 6/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp các nhà khoa học, chuyên gia quốc tế đang ở thăm Việt Nam và dự Lễ trao Giải thưởng VinFuture năm 2024.
Việt Nam coi NVIDIA là đối tác chiến lược hàng đầu về bán dẫn và AI

Việt Nam coi NVIDIA là đối tác chiến lược hàng đầu về bán dẫn và AI

Chiều 6/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA Jensen Huang nhân chuyến thăm làm việc lần thứ hai tại Việt Nam.
Kế hoạch chi tiết sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ

Kế hoạch chi tiết sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ

Theo định hướng kế hoạch sắp xếp, tổ chức bộ máy của Chính phủ khóa XV và khóa XVI (nhiệm kỳ 2026-2031) được tinh gọn gồm 13 Bộ, 4 cơ quan ngang Bộ, 4 cơ quan thuộc Chính phủ.
Xem thêm