qc-phu-my

Hải Dương phấn đấu đến 2050 đạt tiêu chí thành phố trực thuộc trung ương

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1639/QĐ-TTg ngày 19/12/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hải Dương phấn đấu đến 2050 đạt tiêu chí thành phố trực thuộc trung ương

Phạm vi lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên tỉnh Hải Dương, quy mô 1.668,28 km2 gồm 12 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc (2 thành phố, 1 thị xã và 09 huyện); 235 đơn vị hành chính cấp xã (47 phường, 178 xã và 10 thị trấn).

Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, tỉnh Quảng Ninh; phía Nam giáp tỉnh Thái Bình; phía Tây giáp tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Hưng Yên; phía Đông giáp thành phố Hải Phòng.

Mục tiêu phát triển tổng quát: Phấn đấu đến năm 2030 Hải Dương là tỉnh công nghiệp hiện đại, trung tâm công nghiệp động lực của vùng đồng bằng sông Hồng, có quy mô nền kinh tế lớn trong cả nước. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ; hệ thống đô thị phát triển xanh, thông minh, hiện đại, giàu bản sắc; đạt một số tiêu chí cơ bản của thành phố trực thuộc trung ương.

Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khoảng 9,5%/năm. GRDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đạt trên 180 triệu đồng. Tỷ lệ đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế đạt 50%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt 8,5%/năm; tỷ trọng kinh tế số chiếm 35% GRDP; huy động vốn đầu tư toàn xã hội cả thời kỳ khoảng 582 nghìn tỷ đồng.

Về xã hội: Quy mô dân số đạt khoảng 2,55 triệu người với dân số tăng bình quân khoảng 2,9%/năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 90%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 48%. Tỷ lệ trường chuẩn quốc gia phấn đấu các cấp mầm non đạt trên 90%; tiểu học đạt 100%; trung học cơ sở đạt trên 95%; trung học phổ thông đạt trên 90%. Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng trên 55%; cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm dần lao động nông nghiệp, tăng dần lao động phi nông nghiệp.

Về bảo vệ môi trường: Tỷ lệ che phủ rừng từ 5,2% đến 5,6%. Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh đạt 100%.

Hải Dương phấn đấu đến năm 2030 là tỉnh công nghiệp hiện đại, trung tâm công nghiệp động lực của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Hải Dương phấn đấu đến năm 2030 là tỉnh công nghiệp hiện đại, trung tâm công nghiệp động lực của vùng Đồng bằng sông Hồng.

Về kết cấu hạ tầng: phát triển theo hướng đồng bộ, hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông vận tải, cấp điện, cấp thoát nước… bảo đảm cho nhu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của người dân; hệ thống đê điều, hồ đập an toàn. Chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng xã hội.

Tầm nhìn đến năm 2050, Hải Dương đạt tiêu chí của thành phố trực thuộc trung ương; thành phố hiện đại, xanh, thông minh, an ninh, an toàn, bền vững, hội nhập quốc tế sâu rộng, giàu bản sắc văn hóa xứ Đông và là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng. Phát triển công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ chất lượng cao phục vụ các hoạt động sản xuất trên địa bàn và toàn vùng; phát triển kinh tế nông nghiệp đa giá trị tạo sự ổn định cho nền kinh tế.

Xây dựng Hải Dương thành trung tâm công nghiệp động lực của vùng đồng bằng sông Hồng

Về phương hướng phát triển ngành công nghiệp, Quyết định nêu rõ, phát triển công nghiệp theo 4 trụ cột chính, bao gồm: (i) Tập trung mở rộng và nâng cao chuỗi giá trị, tận dụng liên kết vùng cho các ngành công nghiệp chủ lực; (ii) Xây dựng năng lực cạnh tranh chiến lược, tiến tới phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng trong tương lai; (iii) Tái cơ cấu các ngành công nghiệp giá trị sản xuất nhỏ; (iv) Xây dựng Hải Dương thành trung tâm công nghiệp động lực của vùng đồng bằng sông Hồng, gắn với khu kinh tế chuyên biệt, khu công nghiệp hiện đại.

Phương hướng phát triển các ngành công nghiệp chủ lực. Về ngành cơ khí chế tạo: đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm có giá trị và hàm lượng công nghệ cao như: kim loại chất lượng cao, kim loại màu phục vụ công nghiệp, sản xuất động cơ, sản phẩm cơ khí chính xác, công nghiệp ô tô, các loại máy xây dựng, máy móc công nghiệp, điện tử, tiến tới sản xuất ô tô điện, các máy móc công nghệ cao và robot…

Ngành điện, điện tử: đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn trong ngành thiết bị gia dụng, thiết bị điện tử thông minh, tiến tới sản xuất các sản phẩm cảm biến và sản xuất vi mạch điện tử (chip) quy mô lớn.

Ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao: tập trung thu hút đầu tư các doanh nghiệp công nghiệp công nghệ cao trên thế giới, trong đó ưu tiên ngành cơ khí chế tạo, điện, điện tử để tận dụng tiềm năng liên kết vùng hiện có và năng lực cung ứng nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp trong tỉnh. Chú trọng thu hút các doanh nghiệp sản xuất bán thành phẩm, phụ tùng, linh kiện, cụm linh kiện cao cấp, lắp ráp phụ trong ngành sản xuất xe có động cơ, máy móc công nghiệp, điện tử, các doanh nghiệp sản xuất thiết bị ngoại vi, bo mạch, màn hình, thiết bị chuyên dụng cho ngành thiết bị điện tử, gia dụng.

Nâng cao hiệu quả hoạt động các dự án hiện có trong lĩnh vực dệt may, da giày; sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp khai khoáng; sản xuất và phân phối điện, nước; công nghiệp môi trường, xử lý rác thải, nước thải.

Phát triển công nghiệp theo 3 vùng: (i) Vùng công nghiệp động lực (lõi trung tâm) tại huyện Bình Giang, huyện Thanh Miện; (ii) Vùng công nghiệp hỗ trợ tại thành phố Hải Dương, huyện Gia Lộc, huyện Cẩm Giàng; (iii) Vùng công nghiệp nặng, chế biến nông lâm thủy sản và năng lượng sạch tại thành phố Chí Linh, thị xã Kinh Môn, huyện Kim Thành, huyện Nam Sách, huyện Thanh Hà, huyện Tứ Kỳ và một phần huyện Ninh Giang.

Hải Dương phấn đấu đến năm 2030 có hệ thống đô thị phát triển xanh, thông minh, hiện đại, giàu bản sắc.
Hải Dương phấn đấu đến năm 2030 có hệ thống đô thị phát triển xanh, thông minh, hiện đại, giàu bản sắc.

Cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung

Về phương hướng phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, đẩy mạnh cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, hướng tới phát triển kinh tế nông nghiệp đa giá trị. Phấn đấu đưa Hải Dương trở thành trung tâm sản xuất, chế biến nông sản của vùng đồng bằng sông Hồng, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Các trụ cột chiến lược: Về trồng trọt, phát triển chuỗi giá trị trồng trọt, mở rộng thị trường nội địa và xuất khẩu. Các sản phẩm chủ lực như lúa, rau màu, cây ăn quả...

Về chăn nuôi, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp, hiện đại, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với phát triển các chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng, bảo đảm an toàn sinh học, dịch bệnh, môi trường và an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu.

Về thủy sản, phát triển các loài thủy sản chủ lực, các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung và dịch vụ hậu cần, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Phát triển nông nghiệp theo 6 vùng: (i) Vùng canh tác rau vụ đông tại huyện Cẩm Giàng, huyện Nam Sách, thị xã Kinh Môn; (ii) Vùng cây ăn quả chủ lực tại huyện Thanh Hà và thành phố Chí Linh; (iii) Vùng nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ tại huyện Ninh Giang, huyện Tứ Kỳ, huyện Gia Lộc; (iv) Vùng trồng lúa tập trung chất lượng cao tại huyện Thanh Miện, huyện Bình Giang; (v) Vùng chăn nuôi chủ lực tại huyện Cẩm Giàng, huyện Thanh Hà, huyện Gia Lộc và thành phố Chí Linh; (vi) Vùng nuôi trồng thuỷ sản tại huyện Tứ Kỳ, huyện Thanh Miện, huyện Ninh Giang, huyện Kim Thành, huyện Bình Giang, huyện Gia Lộc, huyện Cẩm Giàng, huyện Nam Sách, thị xã Kinh Môn và thành phố Chí Linh.

Hải Dương phát triển nông nghiệp theo 6 vùng.
Hải Dương phát triển nông nghiệp theo 6 vùng.

Chú trọng du lịch văn hóa, sinh thái, nông nghiệp

Phương hướng phát triển lĩnh vực văn hóa, thể thao: Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, nếp sống văn minh nơi công cộng và phong cách người xứ Đông - Hải Dương văn minh, hiếu học; nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”; phong trào “toàn dân rèn luyện thân thể” gắn với các phong trào thi đua, cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh ở cơ sở.

Bảo tồn, phát huy các di sản văn hoá phi vật thể; trùng tu, tôn tạo và phát huy hiệu quả các di tích quốc gia đặc biệt, di tích cấp quốc gia và di tích cấp tỉnh; đẩy mạnh và phát triển các ngành công nghiệp văn hoá, đặc biệt những ngành có thế mạnh của tỉnh như: kiến trúc, quảng cáo, thủ công mỹ nghệ, nghệ thuật biểu diễn và du lịch văn hoá. Phát triển phong trào thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao ở những môn có thế mạnh; quan tâm đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa - thể thao phục vụ đời sống nhân dân.

Phát triển du lịch theo hướng chú trọng du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, nông thôn và du lịch làng nghề. Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ du lịch chất lượng cao, gắn với các hoạt động du lịch vui chơi, giải trí và trải nghiệm.

Phát triển thêm mới 14 đô thị

Về phương án quy hoạch hệ thống đô thị, Quy hoạch nêu rõ, phát triển hệ thống đô thị của tỉnh với 28 đô thị; trong đó có 14 đô thị hiện hữu và thêm mới 14 đô thị, bao gồm 1 đô thị loại I là thành phố Hải Dương; 1 đô thị loại II là thành phố Chí Linh; 1 đô thị loại III là thị xã Kinh Môn (dự kiến thành lập thành phố); 7 đô thị loại IV; 18 đô thị loại V trong đó có 4 đô thị hiện hữu, 2 đô thị đã được công nhận mới, 12 đô thị nâng cấp trên cơ sở nâng cấp các xã nông thôn.

Chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nông thôn gắn với phát triển đô thị; kết nối liên xã, liên huyện; mở rộng và hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng trung tâm cấp huyện, trong đó: chú trọng đầu tư hình thành và phát triển hệ thống cung ứng, kết nối nông sản; thích ứng với biến đổi khí hậu.

Hải Dương phát triển du lịch theo hướng chú trọng du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, nông thôn và du lịch làng nghề.
Hải Dương phát triển du lịch theo hướng chú trọng du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, nông thôn và du lịch làng nghề.

Bảo đảm cân bằng quỹ đất sản xuất nông nghiệp, môi trường sinh thái phát triển theo định hướng tăng trưởng xanh, hướng đến nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Phát triển các khu vực ven đô thị với mật độ thấp, ưu tiên mô hình phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái.

Phấn đấu đến năm 2030 có 32 khu công nghiệp

Phương án phát triển khu kinh tế chuyên biệt: Phát triển 1 khu kinh tế chuyên biệt tại trung tâm vùng công nghiệp động lực thuộc huyện Bình Giang và huyện Thanh Miện, quy mô dự kiến khoảng 5.300 ha, sẽ được triển khai khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Khu kinh tế chuyên biệt tập trung phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sinh thái, công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ logistics…; có trung tâm đổi mới sáng tạo cấp vùng, các khu phi thuế quan, đô thị - dịch vụ sinh thái hiện đại.

Phương án phát triển các khu công nghiệp: Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác thu hút đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư có nguồn lực tài chính, công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại; thu hút đầu tư các ngành, lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng cao và thân thiện môi trường.

Thành lập mới 21 khu công nghiệp khi đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn về khu công nghiệp, phấn đấu đến năm 2030, toàn tỉnh có 32 khu công nghiệp với tổng diện tích là 5.661ha. Ngoài ra, sẽ thành lập thêm một số khu công nghiệp sau khi được điều chỉnh, bổ sung thêm chỉ tiêu sử dụng đất (nhu cầu bổ sung thêm khoảng 2.340 ha).

Phương án phát triển cụm công nghiệp: Đến năm 2030, toàn tỉnh phát triển dự kiến có tổng số 61 cụm công nghiệp với quy mô diện tích khoảng 3.210 ha (trong đó có 58 cụm công nghiệp đã thành lập).

Dự kiến phát triển thêm 25 cụm công nghiệp có tiềm năng (tổng diện tích khoảng 1.600ha), được thành lập khi có đủ điều kiện theo quy định…

Hưng Yên khởi công dự án đường Tân Phúc - Võng Phan

Hưng Yên khởi công dự án đường Tân Phúc - Võng Phan

Đường Tân Phúc - Võng Phan sẽ cắt qua đường nối Vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội trên địa phận tỉnh Thái Bình với Quốc lộ 38B và cao tốc Hà Nội - Hải phòng, giao cắt với Quốc lộ 38, với tuyến tránh Quốc lộ 38B và nối vào Đường tỉnh 378.
Quảng Trị hướng đến là trung tâm hậu cần và trung chuyển hàng hóa của khu vực

Quảng Trị hướng đến là trung tâm hậu cần và trung chuyển hàng hóa của khu vực

Đây là nội dung của Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được UBND tỉnh công bố chiều ngày 6/7.
Khởi công sân bay Quảng Trị hơn 5.800 tỷ đồng

Khởi công sân bay Quảng Trị hơn 5.800 tỷ đồng

Dự án Cảng hàng không Quảng Trị do liên danh nhà đầu tư T&T – Cienco 4 thực hiện đã chính thức được khởi công xây dựng vào ngày 6/7.
Phát triển bất động sản xanh nhìn từ chiến lược 'chơi lớn' của Vingroup và Vinhomes

Phát triển bất động sản xanh nhìn từ chiến lược 'chơi lớn' của Vingroup và Vinhomes

Tận dụng những lợi thế độc quyền trong hệ sinh thái của Vingroup, Vinhomes đang nỗ lực thúc đẩy xu hướng chuyển đổi xanh trong cộng đồng cư dân tại tất cả các khu đô thị trên cả nước.
Metro Nhổn - Ga Hà Nội về đích đoạn trên cao

Metro Nhổn - Ga Hà Nội về đích đoạn trên cao

Theo thông tin từ Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB), tính đến hết tháng 6/2024, tiến độ thi công đoạn trên cao thuộc tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội đã đạt 100% khối lượng.
Hà Nội tìm chủ đầu tư cho khu đô thị hơn 13.000 tỷ đồng ở Đông Anh

Hà Nội tìm chủ đầu tư cho khu đô thị hơn 13.000 tỷ đồng ở Đông Anh

Dự án có tên là Khu đô thị mới G8, địa điểm thực hiện tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, diện tích khoảng 46,6 ha.
Chất sống nghỉ dưỡng đỉnh cao tại tâm điểm đáng sống bậc nhất Móng Cái

Chất sống nghỉ dưỡng đỉnh cao tại tâm điểm đáng sống bậc nhất Móng Cái

Toạ lạc ngay tâm điểm giao thương của thành phố biên mậu Móng Cái, Vinhomes Golden Avenue đang là toạ độ đáng sống bậc nhất trong khu vực, nơi hội tụ đầy đủ những yếu tố để cư dân được thoả sức tận hưởng chất sống nghỉ dưỡng với hàng loạt tiện ích lần đầu tiên xuất hiện tại địa phương.
Hơn 650km cao tốc Bắc - Nam được nối thông trong 6 tháng đầu năm 2024

Hơn 650km cao tốc Bắc - Nam được nối thông trong 6 tháng đầu năm 2024

Nửa đầu năm 2024, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã hoàn thành thủ tục khởi công 7 dự án đường bộ, một dự án đường sắt và hoàn thành, nối thông toàn bộ 653km cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1.
Hà Nội: 22 tuyến đường, phố mới được đặt tên, 3 tuyến phố điều chỉnh độ dài

Hà Nội: 22 tuyến đường, phố mới được đặt tên, 3 tuyến phố điều chỉnh độ dài

Ngày 2/7, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về việc đặt tên và điều chỉnh độ dài một số đường, phố, công trình công cộng trên địa bàn thành phố năm 2024. Theo đó có 22 tuyến đường, phố đặt tên mới; 3 tuyến phố điều chỉnh độ dài và 2 công trình công cộng đặt tên mới của 7 quận, huyện.
Chốt quy mô, vị trí 2 trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc - Nam qua Quảng Trị

Chốt quy mô, vị trí 2 trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc - Nam qua Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị vừa có văn bản gửi Ban QLDA đường Hồ Chí Minh về việc thống nhất quy mô vị trí đầu tư xây dựng trạm dừng nghỉ phục vụ các dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Vạn Ninh - Cam Lộ và Cam Lộ - La Sơn qua địa phận tỉnh Quảng Trị.
Sóc Trăng: Khởi công khai thác cát sông phục vụ dự án cao tốc

Sóc Trăng: Khởi công khai thác cát sông phục vụ dự án cao tốc

Sáng 30/6, UBND tỉnh Sóc Trăng phối hợp Ban điều hành Trường Sơn 12 (thuộc Tổng công ty xây dựng Trường Sơn) khởi công khai thác cát sông tại mỏ cát MS05 trên sông Hậu.
Hà Nội mở hồ sơ đăng ký thực hiện khu đô thị 33.000 tỷ đồng ở Đông Anh

Hà Nội mở hồ sơ đăng ký thực hiện khu đô thị 33.000 tỷ đồng ở Đông Anh

Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội vừa công bố kết quả mở hồ sơ đăng ký thực hiện dự án khu đô thị thông minh, sinh thái tại các xã Tàm Xá, Vĩnh Ngọc và Xuân Canh, huyện Đông Anh.
Thúc đẩy các dự án giao thông chiến lược Việt Nam - Trung Quốc

Thúc đẩy các dự án giao thông chiến lược Việt Nam - Trung Quốc

Sáng 27/6, tại Bắc Kinh, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị hợp tác Việt Nam - Trung Quốc về phát triển hạ tầng chiến lược giao thông và vai trò của các doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc.
Thống nhất tốc độ tối đa các tuyến đường sắt đầu mối TP Hà Nội

Thống nhất tốc độ tối đa các tuyến đường sắt đầu mối TP Hà Nội

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cơ bản thống nhất về một số thông số kỹ thuật đường sắt đầu mối TP Hà Nội gồm: tốc độ lớn nhất là 160km/h, tải trọng trục 22,5 tấn/trục, chiều dài tối đa dùng được đường ga thời kỳ tương lai 850m.
Tây Ninh: Ưu tiên đầu tư các dự án hạ tầng có sức lan tỏa lớn

Tây Ninh: Ưu tiên đầu tư các dự án hạ tầng có sức lan tỏa lớn

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 565 ngày 26/6/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Khởi công khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh

Khởi công khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh

Sáng 25/6, UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với CTCP Phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam Singapore (VSIP) khởi công dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Bắc Thạch Hà (VSIP Hà Tĩnh).
Công bố Quy hoạch vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Công bố Quy hoạch vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Chiều 23/6, Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2030 chính thức được công bố tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên, diễn ra tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
'Nước rút, thần tốc' để hoàn thành đường dây 500kV mạch 3

'Nước rút, thần tốc' để hoàn thành đường dây 500kV mạch 3

Ngày 23/6, sau khi kiểm tra hiện trường, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, 3 địa phương, EVN, EVNNPT và các bên liên quan về tình hình triển khai dự án đường dây 500kV mạch 3.
Liên Khương trở thành cảng hàng không quốc tế đầu tiên của vùng Tây Nguyên

Liên Khương trở thành cảng hàng không quốc tế đầu tiên của vùng Tây Nguyên

Sáng 23/6, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức lễ công bố chuyển Cảng hàng không Liên Khương (thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng) trở thành cảng hàng không quốc tế. Đây là cảng hàng không quốc tế đầu tiên của vùng Tây Nguyên.
Xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông

Xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông

Bộ GTVT được yêu cầu đánh giá kỹ tác động của các cơ chế, giải pháp xử lý vướng mắc một số dự án BOT giao thông bảo đảm không tạo tiền lệ, không để lợi dụng, trục lợi chính sách, gây thất thoát, lãng phí, lợi ích nhóm.
Trình Quy hoạch TP HCM muộn nhất nửa đầu tháng 7/2024

Trình Quy hoạch TP HCM muộn nhất nửa đầu tháng 7/2024

UBND TP HCM được giao khẩn trương hoàn thiện Quy hoạch thành phố, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát theo quy định pháp luật, trình Thủ tướng muộn nhất trong nửa đầu tháng 7/2024.
Xác định điểm kết nối cao tốc của Việt Nam với Campuchia

Xác định điểm kết nối cao tốc của Việt Nam với Campuchia

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ GTVT thành lập nhóm công tác liên ngành thúc đẩy triển khai các thủ tục kết nối tuyến cao tốc TP HCM - Mộc Bài của Việt Nam với tuyến cao tốc Phnom Penh - Bavet của Campuchia.
Phương Trang trúng thầu trạm dừng nghỉ cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

Phương Trang trúng thầu trạm dừng nghỉ cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

Cục Đường cao tốc Việt Nam (Bộ GTVT) vừa có Quyết định Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và vận hành trạm dừng nghỉ Km47+500 thuộc Dự án thành phần Phan Thiết - Dầu Giây trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
Phương Trang trúng thầu trạm dừng nghỉ cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

Phương Trang trúng thầu trạm dừng nghỉ cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

Cục Đường cao tốc Việt Nam (Bộ GTVT) vừa có Quyết định Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và vận hành trạm dừng nghỉ Km47+500 thuộc Dự án thành phần Phan Thiết - Dầu Giây trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
Thí điểm làm nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận quyền sử dụng đất

Thí điểm làm nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận quyền sử dụng đất

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải là đất ở.
Liên danh Newtechco đề xuất 6 dự án tại Quảng Trị

Liên danh Newtechco đề xuất 6 dự án tại Quảng Trị

Các dự án được liên danh trên đề xuất thuộc lĩnh vực nhà ở, nghỉ dưỡng, trong đó có một số dự án tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng.
Nam Định sắp có cầu vượt sông Ninh Cơ hơn 580 tỷ đồng

Nam Định sắp có cầu vượt sông Ninh Cơ hơn 580 tỷ đồng

Bộ Giao thông vận tải vừa phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng cầu Ninh Cường vượt sông Ninh Cơ, Nam Định trên quốc lộ 37B.
Đổi chủ đầu tư Dự án khu công nghiệp số 3 - Khu kinh tế Nghi Sơn

Đổi chủ đầu tư Dự án khu công nghiệp số 3 - Khu kinh tế Nghi Sơn

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 525 ngày 18/6 điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và khai thác hạ tầng khu công nghiệp số 3 - Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Tiêu chí phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất phải mang tính định lượng

Tiêu chí phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất phải mang tính định lượng

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nêu rõ Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai cần có tiêu chí cụ thể, có tính định lượng, phù hợp với thực tế.
Tận hưởng phong cách sống tại The Beverly Solari

Tận hưởng phong cách sống tại The Beverly Solari

Sở hữu căn hộ tại The Beverly Solari (Vinhomes Grand Park, TP Thủ Đức), cư dân được làm chủ cuộc sống tầm cao đậm phong cách bờ Tây nước Mỹ với căn hộ Luxury Sky Living thời thượng.
Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn vật liệu xây dựng

Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn vật liệu xây dựng

Sáng 15/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến kết nối tới 32 điểm cầu địa phương tìm cách tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng.
Hoàn thành 3.000 km cao tốc trước cuối năm 2025

Hoàn thành 3.000 km cao tốc trước cuối năm 2025

Đến nay, cả nước đã có 2.001 km đường bộ cao tốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phát động phong trào thi đua 500 ngày để hoàn thành 3.000 km cao tốc trước ngày 31/12/2025.
Cần Thơ được chuyển đổi 35,96 ha đất lúa làm dự án tại Hưng Thạnh

Cần Thơ được chuyển đổi 35,96 ha đất lúa làm dự án tại Hưng Thạnh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa chấp thuận UBND TP Cần Thơ chuyển mục đích sử dụng 35,96 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp để thực hiện Dự án Khu đô thị mới và Khu công nghệ thông tin tập trung tại phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng.
Đã hoàn thành 2.001/3.000 km đường bộ cao tốc

Đã hoàn thành 2.001/3.000 km đường bộ cao tốc

Đây là thông tin được Bộ Giao thông Vận tải báo cáo tại phiên họp thứ 12 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải sáng 14/6 với sự tham gia của 44 địa phương.
Đề xuất chi 7.000 tỷ đồng mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Đề xuất chi 7.000 tỷ đồng mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cam Lộ - La Sơn.
Hưng Yên có thêm khu công nghiệp mới tại thị trấn Ân Thi

Hưng Yên có thêm khu công nghiệp mới tại thị trấn Ân Thi

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 503/QĐ-TTg ngày 12/6/2024 chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Thổ Hoàng, tỉnh Hưng Yên.
Xem thêm