Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế quý 1/2023 ước đạt 8,35%, đứng thứ 9 cả nước

KINH TẾ Hải Dương
07:10 - 30/03/2023
Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế quý 1/2023 ước đạt 8,35%, đứng thứ 9 cả nước
0:00 / 0:00
0:00
Theo Cục Thống kê tỉnh Hải Dương, quý 1/2023, tăng trưởng kinh tế của tỉnh này ước đạt 8,35%, đứng thứ 3 vùng Đồng bằng sông Hồng và thứ 9 trong các tỉnh/thành trên cả nước.

Sản xuất công nghiệp có nhiều điểm sáng

Tính chung quý 1/2023, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh Hải Dương bằng 112,3% so với cùng kỳ 2022; trong đó, ngành khai khoáng bằng 61,4%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bằng 112,5%; ngành sản xuất và phân phối điện bằng 112,5%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải bằng 105,8%.

Ngành sản xuất xe có động cơ tăng 25,1% so với cùng kỳ, làm chỉ số chung tăng 6,4 điểm%. Đây là ngành có đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng của ngành công nghiệp Hải Dương. Các sản phẩm chính là xe có động cơ chở được từ 5 người trở lên tăng 218,4% (do Ford Việt Nam ra mắt dòng xe mới, số lượng xe sản xuất và tiêu thụ tăng cao).

Tăng trưởng kinh tế quý I năm 2022, 2023 của tỉnh Hải Dương. Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hải Dương

Tăng trưởng kinh tế quý I năm 2022, 2023 của tỉnh Hải Dương. Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hải Dương

Ngành sản xuất các sản phẩm điện tử tăng 12,3% so với cùng kỳ, trong đó mạch điện tử tích hợp tăng 6,9%; máy kết hợp từ hai chức năng trở lên: in, quét, copy,... tăng 35,6%. Hiệu ứng “mức nền thấp” do quý 1/2022 một số doanh nghiệp trong ngành bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, cộng thêm một số dự án mới đi vào hoạt động như Công ty TNHH Doosan Electro-materials VN, Dự án sản xuất TK Precision Technology Việt Nam, Dự án Công ty TNHH Linh kiện điện tử Wanshih (Việt Nam)... làm cho mức tăng chung của ngành đạt khá trong bối cảnh hoạt động sản xuất điện tử khá trầm lắng.

Thứ hạng tăng trưởng kinh tế quý I/2023 của tỉnh Hải Dương. Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hải Dương

Thứ hạng tăng trưởng kinh tế quý I/2023 của tỉnh Hải Dương. Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hải Dương

Ngành sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 12,0% so với cùng kỳ, trong đó, thức ăn chăn nuôi tăng 16,3%. Trong thời gian qua chăn nuôi có xu hướng chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi quy mô lớn, nên nhu cầu thức ăn chăn nuôi công nghiệp tăng cao hơn so với tốc độ tăng đàn gia súc, gia cầm. Một số doanh nghiệp mở rộng nhà xưởng, tăng sản lượng sản xuất như CTCP dinh dưỡng quốc tế CNC, Công ty TNHH Haid Hải Dương.

Tuy nhiên, một số ngành do gặp những khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm nên sản lượng sản xuất giảm hoặc có mức tăng trưởng thấp, điển hình là các ngành may mặc, da giày, thiết bị điện, xi măng, than cốc.

Chỉ số sản xuất công nghiệp các tháng1, 2, 3 năm 2023 của tỉnh Hải Dương. Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hải Dương

Chỉ số sản xuất công nghiệp các tháng1, 2, 3 năm 2023 của tỉnh Hải Dương. Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hải Dương

Quý 1/2023, thu hút được 10 dự án FDI mới

Về thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), trong quý 1/2023, tỉnh Hải Dương đã thu hút được 10 dự án mới với số vốn đăng ký là 33,2 triệu USD (quý 1/2022 thu hút 2 dự án). Tất cả các dự án đều thuộc lĩnh vực công nghiệp, trong đó nhà đầu tư Trung Quốc là lớn nhất với 03 dự án, tổng vốn đăng ký là 11,5 triệu USD.

Luỹ kế các dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực tính đến quý 1/2023 là 496 dự án, với tổng vốn đăng ký 9.246 triệu USD; tổng vốn đầu tư thực hiện đạt trên 7,7 tỷ USD. Các dự án FDI thu hút trên 200.000 lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp cùng hàng ngàn lao động gián tiếp.

Tỉnh Hải Dương đang tập trung tối đa các nguồn lực để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại.
Tỉnh Hải Dương đang tập trung tối đa các nguồn lực để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại.

Ông Phạm Bá Dũng, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Hải Dương cho biết, thu hút đầu tư nước ngoài là một trong những nguồn lực quan trọng giúp Hải Dương phát triển và tạo ra những giá trị khác biệt. Để đạt mục tiêu thu hút đầu tư 400 triệu USD vốn FDI trong năm nay, tỉnh Hải Dương sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai lập Quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; tập trung thực hiện quy hoạch vùng công nghiệp động lực, phát triển các khu công nghiệp chuyên biệt công nghệ cao, dịch vụ và sinh thái nhằm hình thành vùng công nghiệp trọng điểm thu hút các dự án đầu tư lớn, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường.

“Trước mắt, tỉnh sẽ tập trung tối đa các nguồn lực để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại; đẩy nhanh hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp mở rộng như Đại An, Tân Trường, Phúc Điền, An Phát 1, Kim Thành, Gia Lộc và các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn…”, ông Phạm Bá Dũng cho hay.

Tin liên quan

Đọc tiếp