Ảnh minh họa |
Trong báo cáo triển vọng thị trường chứng khoán tháng 7/2024 vừa cập nhật, Chứng khoán Nhất Việt (VFS) cho biết, sự thận trọng của dòng tiền tiếp tục duy trì đến trung tuần tháng 6 trong bối cảnh các yếu tố vĩ mô chưa có nhiều sự thay đổi, trước khi VN-Index sụt giảm mạnh 4,6% từ vùng đỉnh 1.300 điểm.
Sự căng thẳng về tỷ giá tiếp tục leo thang khi Fed đưa ra quan điểm chỉ hạ lãi suất một lần và dự định vào tháng 9, gây ra rủi ro về việc lãi suất có thể sẽ tăng trở lại. Hiện tại, VN-Index đang tiếp cận vùng hỗ trợ 1.230 điểm, tương ứng với biên dưới của xu hướng tăng trung hạn bắt đầu từ tháng 11/2023.
Khối lượng khớp tháng 6/2024 là 14,45 tỷ cổ phiếu, giảm nhẹ so với tháng 5 và thấp hơn trung bình 5 tháng gần nhất là 16,39 tỷ. Tương ứng, giá trị giao dịch trung bình hằng ngày tiếp tục sụt giảm xuống 21.050 tỷ đồng/phiên. Thanh khoản tập trung vào những phiên giảm mạnh trong khi những phiên phục hồi diễn ra với thanh khoản thấp. Sự vắng bóng của lực cầu đỡ giá thể hiện tâm lý do dự, dè dặt của nhà đầu tư khi thị trường liên tục để mất những vùng hỗ trợ gần.
Tin liên quan |
Dự báo số lượng cổ phiếu mua/bán của các ETF nội trong kỳ cơ cấu sắp tới |
Nhóm ngành vốn hóa lớn là nhóm giảm điểm mạnh và ảnh hưởng đến thị trường như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản khi hầu hết đều có mức giảm trên 2% trung bình toàn ngành. Việc điều chỉnh là điều dễ hiểu khi hầu hết những nhóm cổ phiếu này đều đã có một đợt tăng mạnh trong những tháng đầu năm. Duy chỉ có nhóm bất động sản vẫn ghi nhận diễn biến kém khả quan mặc dù chưa tăng nhiều khi các yếu tố cơ bản của ngành chưa có nhiều sự khởi sắc.
Trong khi đó, các nhóm ngành như công nghệ thông tin, du lịch và giải trí lại đi ngược thị trường với mức tăng ấn tượng 14-15% nhờ các yếu tố hỗ trợ như sự phục hồi của nhu cầu du lịch hay xu hướng phát triển trí tuệ nhân tạo (AI), chip bán dẫn và các mảng kinh doanh truyền thống như xuất khẩu phần mềm và chuyển đổi số.
Diễn biến chỉ số VN-Index tháng 6/2024. Nguồn: VFS |
Theo VFS, trong bối cảnh diễn biến điều chỉnh chưa được xác nhận là đã kết thúc, nhà đầu tư vẫn nên giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp từ 30% - 50% và theo dõi thêm diễn biến giá tại vùng 1.200 – 1.230 điểm để đánh giá khả năng tạo đáy của thị trường. Đơn vị phân tích cũng đưa ra hai kịch bản thị trường:
Kịch bản 1: Với việc áp lực bán có phần suy yếu với thanh khoản và biên độ giảm thu hẹp, VN-Index có thể hình thành vùng biến động 1.230 - 1.250 điểm để hấp thụ hoàn toàn áp lực bán và thu hút dòng tiền trở lại.
Kịch bản 2: VN-Index ngay lập tức hồi phục vượt lên đường trung bình động SMA 10 phiên, phủ nhận quy luật điều chỉnh ngắn hạn. Đây có thể là tín hiệu cho thấy áp lực điều chỉnh sẽ sớm kết thúc và VN-Index có thể hướng đến kiểm định lại vùng 1.280 điểm.
TGĐ Guotai Junan: Trước cuối năm 2024, VN-Index có thể đạt mức 1.500 điểm Về dài hạn, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn luôn ở trong tầm ngắm đầu tư của khối ngoại, trong bối cảnh còn dư địa tăng trưởng lớn cũng như bức tranh vĩ mô tích cực. |