Phát biểu tại hội thảo “Tăng cường sức chống chịu kinh tế của Indonesia trước làn sóng chiến tranh thuế quan thương mại” ngày 8/4, Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto cho biết Jakarta sẽ nới lỏng chính sách Tỷ lệ nội địa hóa linh kiện (TKDN) đối với hàng hóa công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) – một trong những yêu cầu then chốt từ phía Mỹ.
Quy định hiện hành của Indonesia đang buộc các sản phẩm như iPhone hay iPad phải có ít nhất 40% linh kiện sản xuất trong nước mới được bán tại Indonesia.
“Chúng tôi sẽ đưa ra một loạt chính sách mới, trong đó có việc điều chỉnh TKDN theo yêu cầu của phía Mỹ,” Straits Times dẫn lời ông Airlangga Hartarto.
Ông Airlangga khẳng định Indonesia sẽ không phản ứng bằng các biện pháp trả đũa. “Chúng tôi chọn con đường đàm phán vì Mỹ là đối tác chiến lược của Indonesia,” Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Indonesia nói.
Bộ trưởng Airlangga Hartarto cũng chia sẻ rằng một phái đoàn cấp cao gồm các quan chức kinh tế hàng đầu Indonesia sẽ tới Washington vào tuần tới nhằm thúc đẩy đàm phán thương mại song phương. Theo The Jakarta Post, để chuẩn bị cho đàm phán, Indonesia sẽ sử dụng các cơ chế hiện có như Hiệp định khung về thương mại và đầu tư (TIFA) nhằm làm rõ các quan ngại thương mại.
Ông Airlangga Hartarto nhận định chính sách thuế đối ứng của Mỹ vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội với Indonesia khi một số mặt hàng như vàng, đồng và đồ nội thất của quốc gia này hiện không bị áp thuế cao. “Đây là cơ hội để Indonesia phát triển công nghiệp hạ nguồn và tăng xuất khẩu các mặt hàng vốn không được Mỹ xem là sản phẩm chiến lược,” ông Airlangga cho biết.
![]() |
Bộ trưởng Airlangga Hartarto tại hội thảo ở Jakarta ngày 8/4. Ảnh: Getty |
Theo dữ liệu của Nhà Trắng, với mức thặng dư thương mại lên tới 17,9 tỷ USD trong năm 2024, Indonesia hiện là quốc gia có mức thặng dư thương mại lớn thứ 15 với Mỹ. Bộ trưởng Airlangga Hartarto cho biết Jakarta đang tìm cách cân bằng cán cân thương mại bằng cách tăng cường nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp từ Mỹ.
Theo Antara News, Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto cũng đã chỉ thị đẩy mạnh nhập khẩu đậu nành và lúa mì cũng như chuyển hướng mua khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) từ các nhà cung cấp Mỹ.
Các quốc gia thành viên ASEAN là những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi chính sách thuế đối ứng của Nhà Trắng. Campuchia bị áp thuế đối ứng lên đến 49%, tiếp theo là Lào (48%), Việt Nam (46%) và Myanmar (44%). Trong khi đó, Thái Lan bị áp thuế 36%, Indonesia 32%, Brunei và Malaysia đều ở mức 24%, Philippines 17% và Singapore 10%. Trong bối cảnh ấy, các nước ASEAN sẽ họp khẩn nhằm đảm bảo mạng lưới chuỗi cung ứng và duy trì lợi ích kinh tế khu vực vào ngày 10/4 tới đây. Với tư cách là Chủ tịch ASEAN năm 2025, Bộ trưởng Đầu tư, Thương mại và Công nghiệp Malaysia Tengku Datuk Seri Zafrul Abdul Aziz sẽ chủ trì cuộc họp này. |
![]() Theo số liệu của Cơ quan Thống kê quốc gia Indonesia, kim ngạch nhập khẩu của nước này trong tháng 2/2025 đạt 18,86 tỷ USD, tăng 5,18% (MoM) so với tháng 1/2025 và tăng 2,30% so với tháng 2/2024 (YoY). |
![]() Các quan chức của Hàn Quốc và Indonesia khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác trong dự án phát triển tiêm kích KF-21. |
![]() Giá trị kim ngạch xuất khẩu của Indonesia, không tính dầu mỏ và khí đốt, sang các nước ASEAN đạt 8,61 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm 2025, tăng tới 35,6% so với cùng kỳ năm trước (YoY). |
![]() Theo số liệu của Cơ quan Thống kê quốc gia Indonesia, kim ngạch xuất nhập khẩu (không tính dầu mỏ, khí đốt) của nước này với khu vực ASEAN trong hai tháng đầu năm 2025 đạt 13,63 tỷ USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước (YoY). |