Lạng Sơn thu hút các 'đại gia' khảo sát nhiều dự án điện gió nghìn tỷ

NĂNG LƯỢNG Việt nAM
10:00 - 08/01/2022
Dự án điện gió 7A của Tập đoàn Hà Đô đã hoàn thành phát điện thương mại thương mại với tổng công suất 50MW được xây dựng tại xã Phước Minh - huyện Thuận Nam – tỉnh Ninh Thuận.
Dự án điện gió 7A của Tập đoàn Hà Đô đã hoàn thành phát điện thương mại thương mại với tổng công suất 50MW được xây dựng tại xã Phước Minh - huyện Thuận Nam – tỉnh Ninh Thuận.
0:00 / 0:00
0:00
Từ năm 2020 đến nay, Lạng Sơn đã thu hút hàng loạt tập đoàn quốc tế lớn và trong nước  như GE, Vetas, BayWar.e Wind, Sovico, Trungnam Group, T&T, Hà Đô... xin khảo sát, đầu tư các dự án điện gió quy mô lớn.

Theo đại diện Sở Công Thương tỉnh, tuy điều kiện tự nhiên Lạng Sơn không có lợi thế về gió mùa nhưng lại có lợi thế về gió địa hình, rất phù hợp với việc phát triển điện gió.

Điều đó đã thu hút rất nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành năng lượng thế giới cũng như các “đại gia” ở Việt Nam đến đề nghị được khảo sát, nghiên cứu và lập báo cáo đầu tư nhà máy điện gió.

Đáng chú ý nhất là đề nghị của Công ty Wind Power Development A/S, công ty con của Tập đoàn Vetas (Đan Mạch) xin phép khảo sát tiềm năng điện gió và chọn vị trí dựng cột đo gió để lập hồ sơ cho 3 dự án điện gió trên địa bàn tỉnh với tổng mức đầu tư lên tới 1,9 tỷ USD.

Ba dự án đó là nhà máy điện gió Bắc Sơn (công suất 450 MW), nhà máy điện gió Hải Yến (công suất 168MW), nhà máy điện gió Kiên Mộc (công suất 528MW).

“Đại gia” năng lượng tái tạo, tập đoàn General Electric (Mỹ) đề xuất 2 nhà máy điện gió Chi Lăng (công suất 165MW, vốn đầu tư dự kiến hơn 280 triệu USD) và điện gió Ái Quốc tại huyện Đình Lập và Lộc Bình (công suất 253MW, dự kiến đầu tư hơn 430 triệu USD). GE Việt Nam cho rằng Lạng Sơn là một trong những tỉnh phía Bắc có tiềm năng tốt cho việc xây dựng các trang trại điện gió ở Việt Nam.

Tiếp theo là Công ty CP Năng lượng An Xuân đề xuất đầu tư dự án điện gió Đình Lập 3 giá trị hơn 18.200 tỷ đồng. Với công suất 528MW, sản lượng điện hàng năm 1.619 triệu kWh, diện tích chiếm đất khoảng 97ha tại huyện Đình Lập, Công ty dự kiến sẽ hoàn thành dự án với cơ cấu vốn 20% tự có, còn lại là vay thương mại (lãi suất 10%/năm).

GE là nhà cung cấp giải pháp và thiết bị điện gió, điện mặt trời có mặt sớm nhất tại Việt Nam (1993)

GE là nhà cung cấp giải pháp và thiết bị điện gió, điện mặt trời có mặt sớm nhất tại Việt Nam (1993)

Đứng đầu về số lượng dự án điện gió đề xuất khảo sát bổ sung vào quy hoạch điện VIII với tỉnh Lạng Sơn trong 3 tháng vừa qua là Công ty CP Thủy điện Sử Pán 1.

Cụ thể, doanh nghiệp này đề nghị nghiên cứu, đầu tư 3 dự án nhà máy điện gió Hữu Kiên tại huyện Chi Lăng (công suất 30MW, sản lượng 84 triệu kWh/năm, tổng mức đầu tư 1.250 tỷ đồng, tiến độ từ tháng 3/2022 tới tháng 6/2024), điện gió Hữu Lân tại huyện Lộc Bình (công suất 30MW, 84 triệu kWh/năm, 1.250 tỷ đồng, thực hiện từ tháng 3/2022 tới tháng 6/2024), điện gió Chi Lăng (công suất 50MW, 2.100 tỷ đồng, thực hiện từ tháng 12/2022 tới tháng 6/2025).

Trước đó, trong năm 2020, Công ty CP Thủy điện Sử Pán 1 từng đề xuất 2 dự án khác là điện gió Xuân Long tại huyện Cao Lộc (công suất 50MW, sản lượng 140 triệu kWh/năm, tổng vốn đầu tư 2.100 tỷ đồng) và điện gió Công Sơn tại huyện Cao Lộc (25MW, 70 triệu kWh/năm, 1.100 tỷ đồng).

Gần đây nhất, cuối tháng 12/2021, Công ty CP Xuất nhập khẩu Khí, Than và Dầu T&T (T&T OCG) gửi văn bản tới UBND tỉnh Lạng Sơn đề nghị được phép khảo sát, đầu tư dự án nhà máy điện gió T&T OCG Lộc Bình tại huyện Lộc Bình. Nhà máy có công suất 200MW gồm 40 tuabins quạt gió, dự kiến sản lượng điện phát lên lưới 720GWh/năm. Tổng vốn đầu tư ước tính 7.370 tỷ đồng.

Huyện Đình Lập cũng là một trong các địa bàn tại tỉnh Lạng Sơn mà Trungnam Group dành sự quan tâm về đầu tư năng lượng tái tạo. Theo đó, tại 2 khu vực huyện Đình Lập, Lộc Bình và Văn Quan, tập đoàn này xin tỉnh Lạng Sơn chấp thuận cho phép nghiên cứu, khảo sát tiếp cận để đề xuất bổ sung quy hoạch điện lực dự án điện gió quy mô 200MW, tổng mức đầu tư khoảng 8.000 tỷ đồng.

Cùng thời gian này, Tập đoàn Sovico cũng đề xuất thực hiện dự án điện gió Hữu Kiên tại huyện Chi Lăng. Theo đó, Sovico mong muốn triển khai dự án với công suất 120MW, tổng mức đầu tư 4.870 tỷ đồng, sản lượng điện hàng năm khoảng 368 triệu kWh. Dự kiến, dự án sẽ đưa vào vận hành thương mại quý IV/2025.

Trong lĩnh vực năng lượng, Sovico đang là đối tác chiến lược của Petro Vietnam, PV Gas, PV Oil, Petrolimex, PVEP… Hiện Sovico đang xúc tiến đầu tư vào các dự án điện gió, điện mặt trời và nhiệt điện LNG.

Cuối tháng 11/2021, Bến Tre tổ chức lễ khánh thành Nhà máy điện gió V1-3 Bến Tre, công suất 30MW với tổng mức đầu tư trên 1.500 tỷ đồng.

Cuối tháng 11/2021, Bến Tre tổ chức lễ khánh thành Nhà máy điện gió V1-3 Bến Tre, công suất 30MW với tổng mức đầu tư trên 1.500 tỷ đồng.

Đầu tháng 12/2021, Tập đoàn Hà Đô xin chấp thuận chủ trương nghiên cứu, khảo sát đầu tư 3 dự án nhà điện gió Bắc Lãng tại huyện Đình Lập (diện tích khoảng 2.300ha, công suất 100MW), điện gió Lộc Bình tại huyện Lộc Bình (4.000ha, 100MW) và điện gió Bình Gia tại huyện Văn Lãng (3.700ha, 80MW). Mức đầu tư và thời gian triển khai chưa được Hà Đô đề cập cụ thể.

Trong lĩnh vực năng lượng, đến nay Hà Đô đã đầu tư và đưa 8 dự án vào hoạt động với tổng công suất hơn 452MW. Riêng điện mặt trời, Hà Đô đã phát điện 2 dự án Hồng Phong 4 (48,8MWp) tại tỉnh Bình Thuận và Hà Đô Ninh Phước (50MWp) tại Ninh Thuận. Về điện gió, doanh nghiệp này đã triển khai, phát điện toàn bộ dự án điện gió 7A (50MW) tại tỉnh Ninh Thuận. Ngoài ra, Hà Đô cho biết đã được chấp thuận nghiên cứu, khảo sát và đầu tư khoảng hơn 1.000MW điện gió (đất liền và ngoài khơi) tại Ninh Thuận, Đắk Lắk, Gia Lai, Quảng Trị, Cà Mau…

Công ty BayWar.e. Wind Projects Việt Nam (CHLB Đức) đã được UBND tỉnh Lạng Sơn chấp thuận việc thực hiện khảo sát, nghiên cứu, bổ sung quy hoạch 3 dự án điện gió Lộc Bình, Cao Lộc và Văn Quan từ quý III/2020 có tổng công suất 240 MW, dự kiến tổng mức đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng. Ngày 22/12/2021 vừa qua, Công ty BayWar.e. một lần nữa gửi văn bản tới UBND tỉnh thể hiện quyết tâm thực hiện các dự án này.

Công ty CP đầu tư EMI xin chấp thuận chủ trương nghiên cứu khảo sát, đề xuất bổ sung quy hoạch, lắp dựng cột đo gió và đầu tư dự án điện gió tại hai huyện Cao Lộc và Văn Quan với tổng công suất 250MW.

Như vậy, chỉ tính riêng từ năm 2020 đến nay, tỉnh Lạng Sơn đã nhận được các đề xuất đầu tư điện gió với tổng công suất lên tới 3.567MW. Sự xuất hiện của các dự án điện gió, nguồn năng lượng tích cực, hiện đại, Lạng Sơn đang sở hữu một ưu thế nổi trội, nâng tầm diện mạo để thu hút mạnh mẽ dòng vốn đầu tư vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tin liên quan

Đọc tiếp