Lô Lô Chải - Điểm sáng trên bản đồ du lịch vùng cực Bắc

Lô Lô Chải - Điểm sáng trên bản đồ du lịch vùng cực Bắc

DU LỊCH Hà Giang
08:33 - 03/10/2023
Nhiều năm nay, làng Lô Lô Chải (xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, Hà Giang) luôn sáng trên bản đồ du lịch vùng cực Bắc. Du lịch cộng đồng đã trở thành một trong những hoạt động chính giúp cải thiện cuộc sống đang kể đối với người dân sinh sống nơi đây.

Với những thuận lợi về cảnh quan thiên nhiên, tính nguyên sơ, bản sắc văn hóa truyền thống đặc trưng của nhiều dân tộc khác nhau, Hà Giang chú trọng phát triển đa dạng các loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng.

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có gần 40 làng văn hóa du lịch cộng đồng được xác định và có 16 làng văn hóa du lịch cộng đồng được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn để phục vụ du khách. Trong đó, làng văn hóa Lô Lô Chải là điểm dừng chân lý tưởng cho du khách đến tham quan.

Nhìn từ trên cao, Hà Giang hiện lên là những dãy núi trùng điệp tiếp nối nhau. Ảnh: Hoàng Anh
Nhìn từ trên cao, Hà Giang hiện lên là những dãy núi trùng điệp tiếp nối nhau. Ảnh: Hoàng Anh

Nằm dưới chân cột cờ Lũng Cú, nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc, làng văn hóa Lô Lô Chải được ví như “ngôi làng cổ tích” của hơn 100 hộ dân, với đại bộ phận là người Lô Lô và đồng bào người Mông, Dao tại Hà Giang.

Ngôi làng Lô Lô Chải với hơn 100 hộ dân sinh sống chủ yếu theo phương thức tự cung tự cấp; trồng lúa, ngô, chăn nuôi gia súc, gia cầm,… phục vụ chính gia đình mình. Ảnh: Hoàng Anh

Ngôi làng Lô Lô Chải với hơn 100 hộ dân sinh sống chủ yếu theo phương thức tự cung tự cấp; trồng lúa, ngô, chăn nuôi gia súc, gia cầm,… phục vụ chính gia đình mình. Ảnh: Hoàng Anh

Những năm gần đây, nhờ sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp chính quyền, Lô Lô Chải đã có sự thay đổi khi dần tiếp cận với hoạt động phát triển du lịch và trở thành một điểm sáng du lịch cộng đồng tại Hà Giang. Ảnh: Hoàng Anh

Những năm gần đây, nhờ sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp chính quyền, Lô Lô Chải đã có sự thay đổi khi dần tiếp cận với hoạt động phát triển du lịch và trở thành một điểm sáng du lịch cộng đồng tại Hà Giang. Ảnh: Hoàng Anh

Từ tiềm lực sẵn có kết hợp nguồn lực của chính quyền địa phương, Lô Lô Chải đã xây dựng thành công mô hình homestay đặc sắc nổi bật cho văn hóa của cao nguyên đá Đồng Văn. Ảnh: Hoàng Anh
Từ tiềm lực sẵn có kết hợp nguồn lực của chính quyền địa phương, Lô Lô Chải đã xây dựng thành công mô hình homestay đặc sắc nổi bật cho văn hóa của cao nguyên đá Đồng Văn. Ảnh: Hoàng Anh

Hiện nay, bản Lô Lô Chải còn khoảng gần 40 căn nhà trình tường - kiến trúc nhà đặc trưng của dân tộc Lô Lô, hầu hết đều được tận dụng trở thành homestay, giúp Lô Lô Chải trở thành điểm sáng du lịch cộng đồng, tạo việc làm, cải thiện sinh kế và tạo cơ hội cho đồng bào dân tộc nơi đây tham gia phát triển một ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.

Kiến trúc nhà của người Lô Lô khá đơn giản và mang những nét đặc trưng riêng. Nhà được trình tường bằng đất kiên cố, dày từ 40 đến 50cm cùng mái ngói âm dương trông bề thế, tránh được cái rét mùa đông, vào mùa hè thì dịu mát. Ảnh: Hoàng Anh

Kiến trúc nhà của người Lô Lô khá đơn giản và mang những nét đặc trưng riêng. Nhà được trình tường bằng đất kiên cố, dày từ 40 đến 50cm cùng mái ngói âm dương trông bề thế, tránh được cái rét mùa đông, vào mùa hè thì dịu mát. Ảnh: Hoàng Anh

Đây được xem là nét văn hóa đặc trưng còn tồn tại và phát triển đến nay của dân tộc Lô Lô. Ảnh: Hoàng Anh

Đây được xem là nét văn hóa đặc trưng còn tồn tại và phát triển đến nay của dân tộc Lô Lô. Ảnh: Hoàng Anh

Với những nét đặc sắc vốn có, người dân đã thiết kế, tu sửa, trang trí lại thành những căn homestay tiện nghi, hiện đại nhưng vẫn mang đậm nét độc đáo của người dân tộc Lô Lô. Ảnh: Hoàng Anh

Với những nét đặc sắc vốn có, người dân đã thiết kế, tu sửa, trang trí lại thành những căn homestay tiện nghi, hiện đại nhưng vẫn mang đậm nét độc đáo của người dân tộc Lô Lô. Ảnh: Hoàng Anh

Các căn phòng nghỉ sạch sẽ, phù hợp với nhu cầu sử dụng của du khách. Mỗi căn homestay có giá dao động từ 500.000 - 1.000.000 đồng/1 đêm. Ảnh: Hoàng Anh

Các căn phòng nghỉ sạch sẽ, phù hợp với nhu cầu sử dụng của du khách. Mỗi căn homestay có giá dao động từ 500.000 - 1.000.000 đồng/1 đêm. Ảnh: Hoàng Anh

Trung bình mỗi tháng, Lô Lô Chải đón gần 1.000 du khách đến lưu trú và tham quan, chứng tỏ sự hấp dẫn và tiềm năng phát triển du lịch của nơi đây.

Trung bình mỗi tháng, Lô Lô Chải đón gần 1.000 du khách đến lưu trú và tham quan, chứng tỏ sự hấp dẫn và tiềm năng phát triển du lịch của nơi đây.

Nhằm thực hiện có hiệu quả Hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, Hà Giang định hướng xây dựng các làng văn hóa du lịch cộng đồng trở thành một sản phẩm du lịch đặc trưng gắn liền với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Trong những năm qua, tỉnh Hà Giang đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc như: Đề án “Bảo tồn các Làng văn hóa truyền thống và nâng cao chất lượng dịch vụ các Làng văn hóa du lịch cộng đồng giai đoạn 2020 – 2025”; Đề án “Bảo tồn, khôi phục, phát huy giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh”;…

Để khai thác có hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng, tỉnh Hà Giang đã thực hiện tổ chức các khóa đào tạo, định hướng cho người dân làm du lịch cộng đồng; khuyến khích người dân làm du lịch cộng đồng thông qua hình thức vay vốn ưu đãi của ngân hàng; xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông phục vụ du lịch; quảng bá sản phẩm du lịch nhằm thu hút du khách đến với Hà Giang.

Một số làng văn hóa du lịch cộng đồng tiêu biểu như: làng văn hóa Lô Lô Chải, làng văn hóa du lịch thôn Nặm Đăm, làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông thôn Phả Vi Hạ (xã Pả Vi), làng văn hóa du lịch thôn Lũng Cẩm Trên, làng văn hóa du lịch thôn Nậm Hồng,…

Đọc tiếp