Loạt cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo vì chậm tổ chức ĐHĐCĐ

Cổ Phiếu CHỨNG KHOÁN
20:00 - 05/07/2023
Loạt cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo vì chậm tổ chức ĐHĐCĐ
0:00 / 0:00
0:00
Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) vừa công bố đưa cổ phiếu của các công ty: CTCP Thép Pomina (mã POM), CTCP Đầu tư Apax Holdings (mã IBC), CTCP Đầu tư Hải Phát (mã HPX), CTCP Tập đoàn Tiến Bộ (mã TTB) vào diện cảnh báo kể từ ngày 11/7 tới.

Lý do các công ty này bị đưa vào diện cảnh báo là do chưa tổ chức họp đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên, trong khi thời hạn để tổ chức là trong 6 tháng kể từ khi kết thúc năm tài chính.

Về Thép Pomina, trước đó, hồi tháng 4 và tháng 5 vừa qua, cổ phiếu POM đồng thời bị theo dõi ở diện cảnh báo với lý do lần lượt là chậm nộp BCTC đã kiểm toán năm 2022 quá 15 ngày so với thời hạn quy định và do ghi nhận lợi nhuận sau thuế trên BCTC đã kiểm toán năm 2022 là -444,68 tỷ đồng.

Ngoài ra, hồi đầu tháng 4, cổ phiếu cũng bị theo dõi ở diện kiểm soát do liên 2 năm vi phạm chậm nộp BCTC năm đã được kiểm toán.

Về tình hình kinh doanh, tính đến hết quý 1, dù ngành thép được nhận định đã qua cơn bĩ cực, tuy nhiên do doanh thu thuần chỉ bằng 38% cùng kỳ, đạt 1.645 tỷ đồng, kinh doanh dưới giá vốn và các loại chi phí vẫn ở mức cao nên Pomina lỗ ròng tới hơn 168 tỷ đồng, lọt top 3 các công ty thua lỗ lớn nhất trên sàn chứng khoán.

Với kết quả này, công ty mới chỉ hoàn thành 11,75% kế hoạch doanh thu năm 2023 và còn cách xa kế hoạch lợi nhuận. Theo lý giải từ phía Pomina, do quý đầu năm, tình hình bất động sản vẫn đóng băng, nhu cầu tiêu thụ thép sụt giảm tác động tiêu cực tới doanh thu. Trong khi chi phí cố định của dự án mới đưa vào hoạt động còn cao gây nên lỗ lớn trong kỳ.

Để khắc phục việc bị đưa vào diện cảnh báo, ngày 18/5, Thép Pomina đã đưa ra lộ trình 5 năm 2023 - 2027 với việc dự báo sát nhất có thể với tình hình sản xuất và kinh doanh. Theo đó, Pomina dự đoán lợi nhuận năm này có thể đạt 211 tỷ đồng.

Kế hoạch từ năm 2024 - 2027 khi lò cao chạy lại, công ty sẽ đạt lợi nhuận sau thuế bù đắp hết phần lợi nhuận âm của năm về trước. Với doanh thu có thể đạt trên 10.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế từ 1.251 - 2.194 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, hồi đầu tháng 6, cổ phiếu POM đã chứng kiến 5 phiên tăng trần liên tiếp, đưa thị giá cổ phiếu từ 5.400 phiên 2/6 leo lên mức 7.500 đồng/cp phiên 9/6. Cổ phiếu sau đó giảm dần và duy trì giao dịch quanh vùng giá 7.000 đồng/cp, mất khoảng 56% thị giá so với vùng giá đỉnh hồi đầu tháng 3/2022, giai đoạn trước khi toàn thị trường bắt đầu lao dốc mạnh.

Trên thị trường chứng khoán, hồi đầu tháng 6, cổ phiếu POM đã chứng kiến 5 phiên tăng trần liên tiếp, đưa thị giá cổ phiếu từ 5.400 phiên 2/6 leo lên mức 7.500 đồng/cp phiên 9/6. Ảnh: TradingView
Trên thị trường chứng khoán, hồi đầu tháng 6, cổ phiếu POM đã chứng kiến 5 phiên tăng trần liên tiếp, đưa thị giá cổ phiếu từ 5.400 phiên 2/6 leo lên mức 7.500 đồng/cp phiên 9/6. Ảnh: TradingView

Về CTCP Đầu tư Apax Holdings, hồi 18/5, cổ phiếu IBC đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch, chỉ được giao dịch trong phiên chiều, do chậm nộp BCTC kiểm toán năm 2022 quá 45 ngày so với thời hạn quy định.

Sau khi cổ phiếu bị hạn chế giao dịch, IBC đã có văn bản giải trình về việc khắc phục tình trạng chứng khoán bị hạn chế giao dịch. Công ty cho biết, thời gian qua, việc quản trị nội bộ của Công ty đã phát sinh một số vấn đề. Tình hình hoàn thiện báo cáo của CTCP Anh Ngữ Apax (Công ty con) đang gặp một số khó khăn do thiếu nhân sự và trong quá trình tái cấu trúc làm ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành BCTC năm 2022 của IBC.

Hiện, IBC đang phối hợp chặt chẽ với đơn vị kiểm toán để hoàn thành BCTC năm 2022 trong thời gian sớm nhất.

CTCP Đầu tư Apax Holdings là công ty con của CTCP Tập đoàn Giáo dục Egroup, cũng là công ty duy nhất trong hệ sinh thái Egroup được niêm yết. Đồng thời là tập đoàn gắn liền với tên tuổi ông Nguyễn Ngọc Thủy, Chủ tịch HĐQT IBC, được nhiều người biết đến với tên “Shark Thủy” khi tham gia Chương trình Shark Tank Việt Nam.

Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp của Shark Thuỷ gặp khó khăn. Đặc biệt, trung tâm dạy tiếng Anh Apax Leaders - Apax English đang gặp khủng hoảng do nợ lương giáo viên, chậm thanh toán lãi và gốc cho nhà đầu tư, chậm bồi thường học phí cho phụ huynh khi đóng cửa chi nhánh.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu IBC đã chứng kiến tổng cộng 26 phiên giảm sàn với 23 phiên sàn liên tiếp từ giữa tháng 11 đến cuối tháng 12/2022, đưa thị giá cổ phiếu từ khoảng 18.300 đồng/cp xuống còn 2.420 đồng/cp (phiên 28/12/2022, kết thúc chuỗi giảm sàn).

Từ đầu năm tới nay, cổ phiếu tiếp tục mất thêm 30% thị giá và đang giao dịch ở mức 2.060 đồng/cp sau khi giảm 4,6% phiên 7/5, tương đương vốn hóa gần 171,3 tỷ đồng.

Từ đầu năm tới nay, cổ phiếu tiếp tục mất thêm 30% thị giá và đang giao dịch ở mức 2.060 đồng/cp sau khi giảm 4,6% phiên 7/5, tương đương vốn hóa gần 171,3 tỷ đồng. Ảnh: TradingView

Từ đầu năm tới nay, cổ phiếu tiếp tục mất thêm 30% thị giá và đang giao dịch ở mức 2.060 đồng/cp sau khi giảm 4,6% phiên 7/5, tương đương vốn hóa gần 171,3 tỷ đồng. Ảnh: TradingView

Về CTCP Đầu tư Hải Phát, ngoài việc bị cảnh báo, cũng như IBC, Hải Phát bị đưa vào diện hạn chế giao dịch, chỉ được giao dịch trong phiên chiều, do chậm nộp BCTC kiểm toán năm 2022 quá 45 ngày so với thời hạn quy định.

Lý do được Hải Phát đưa ra là việc tổ chức ĐHĐCĐ bất thường để xin ý kiến cổ đông thông qua việc thay đổi đơn vị kiểm toán BCTC năm 2022 bị kéo dài, dẫn đến việc kiểm toán BCTC năm 2022 cũng bị kéo dài so với dự kiến.

Hải Phát cho biết công ty đang phối hợp với đơn vị kiểm toán để hoàn thành BCTC năm 2022 đã kiểm toán sớm nhất có thể và thực hiện công bố thông tin đầy đủ theo quy định.

Trên thị trường chứng khoán, sau 29 phiên giảm sàn không liên tiếp (trong đó có 12 phiên sàn liên tiếp) trong tháng 11 và 12/2022, đưa thị giá cổ phiếu HPX từ 22.700 đồng/cp xuống 4.750 đồng/cp. Trong khoảng thời gian này, vợ chồng Chủ tịch Hải Phát cũng bị bán giải chấp hàng chục triệu cổ phiếu, đưa sở hữu của ông Đỗ Quý Hải (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hải Phát) từ 40,04% xuống còn khoảng 14,39% vốn điều lệ.

Đồng thời, nhiều quỹ ngoại cũng tháo chạy khỏi cổ phiếu này, điển hình là quỹ lớn nhất của Dragon Capital - Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) đã bán sạch 26,5 triệu cổ phiếu HPX, tương đương 8,73% sở hữu tại Hải Phát trong phiên 30/11.

Kết phiên 5/7, cổ phiếu HPX giảm 4,1% và giao dịch ở mức 4.240 đồng/cp, tương đương vốn hóa gần 1.290 tỷ đồng.

. Ảnh: TradingView
. Ảnh: TradingView

Đối với Tập đoàn Tiến Bộ, trước khi bị đưa vào diện cảnh cáo, ngày 27/6, công ty đã bị chuyển từ diện hạn chế giao dịch sang bị đình chỉ giao dịch và bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) phạt 92.5 triệu đồng do không công bố BCTC kiểm toán năm 2022 và công bố thông tin không đúng thời hạn BCTC quý 1/2023.

Hồi cuối tháng 1/2023, Công an tỉnh Thái Nguyên đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Cố ý công bố thông tin sai lệch trong hoạt động chứng khoán” xảy ra tại CTCP Tập đoàn Tiến Bộ. Đến ngày 21/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra ra Quyết định khởi tố 4 bị can, đều là cán bộ CTCP Tập đoàn Tiến Bộ.

Trên thị trường chứng khoán, theo đà sụt giảm của thị trường hồi tháng 3/2022, cổ phiếu TTB đã chứng kiến đà giảm mạnh từ 12.400 đồng/cp phiên 17/3 và chạm đáy 2.220 đồng/cp phiên 15/11 và dần hồi phục. Từ khoảng tháng 2/2023, sau khi 4 cán bộ của Tập đoàn Tiến Bộ, cổ phiếu TTB tiếp tục chứng kiến nhiều phiên giảm sàn. Kết phiên 5/7, cổ phiếu TTB tiếp tục giảm sàn về mức giá 1.940 đồng/cp, tương đương vốn hóa 196,9 tỷ đồng.

Từ khoảng tháng 2/2023, sau khi 4 cán bộ của Tập đoàn Tiến Bộ, cổ phiếu TTB tiếp tục chứng kiến nhiều phiên giảm sàn. Ảnh: TradingView

Từ khoảng tháng 2/2023, sau khi 4 cán bộ của Tập đoàn Tiến Bộ, cổ phiếu TTB tiếp tục chứng kiến nhiều phiên giảm sàn. Ảnh: TradingView

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của PV OIL. Nguồn: Petrovietnam.

PV OIL: Theo đuổi mục tiêu niêm yết trên HoSE

Ban lãnh đạo PV OIL thông tin, dự kiến cuối năm 2024 công ty đặt mục tiêu xoá sạch lỗ luỹ kế và trong năm nay hoặc năm tới sẽ bỏ bớt điểm ngoại trừ của kiểm toán trên báo cáo tài chính, đưa cổ phiếu ra khỏi diện cảnh báo.