Lợi nhuận ngành ngân hàng: Vietcombank dẫn đầu, Eximbank vượt kế hoạch năm

NGÂN HÀNG Việt nAM
10:47 - 13/11/2022
0:00 / 0:00
0:00
Sau 9 tháng đầu năm 2022, kết quả kinh doanh của các ngân hàng tiếp tục tăng trưởng khả quan với 7 ngân hàng vượt 10.000 tỷ đồng lợi nhuận và nhiều ngân hàng sớm hoàn thành kế hoạch lợi nhuận của cả năm.

Nhìn vào tổng thể bức tranh toàn cảnh ngành ngân hàng 9 tháng đầu năm 2022 có thể thấy kết quả kinh doanh tiếp tục tăng trưởng khả quan, với lợi nhuận trước thuế tại 27 ngân hàng niêm yết tăng 44% so với cùng kỳ, đạt 199.500 tỷ đồng.

Top các ngân hàng có lợi nhuận cao nhất

Tại quý III/2022, Vietcombank tiếp tục là ngân hàng đi đầu với lợi nhuận trước thuế đạt 7.566 tỷ đồng, tăng 31,9% so cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 9 tháng đầu năm lợi nhuận trước thuế của Vietcombank đạt 24.939 tỷ đồng, tăng 29% so với 9 tháng đầu năm 2021 và là ngân hàng duy nhất đạt hơn 1 tỷ USD về lợi nhuận.

Ngoài Vietcombank, còn có Techcombank là ngân hàng thương mại cổ phần duy nhất có lợi nhuận trước thuế vượt 20.000 tỷ đồng, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm trước, đưa ngân hàng lên vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng lợi nhuận.

Trong đó, khoản thu nhập ngoài lãi cũng đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng thu nhập của Techcombank. Thu nhập phí dịch vụ của ngân hàng này tăng trưởng mạnh nhờ sự gia tăng của bảo hiểm và L/C lần lượt là 85,5% và 188,4%.

Ngoài ra, 5 nhà băng đã ghi nhận con số lợi nhuận vượt 10.000 tỷ đồng bao gồm VPBank (19.837 tỷ), MB (18.192 tỷ), BIDV (17.000 tỷ), VietinBank (15.764 tỷ) và ACB (13.503 tỷ).

Tại VPBank, do ghi nhận khoản thu nhập hơn 7.000 tỷ đồng là phí trả trước từ hợp đồng bảo hiểm độc quyền được tái ký với AIA đã giúp ngân hàng thu lại mức lợi nhuận khả quan sau 9 tháng đầu năm.

Còn tại MB, riêng trong quý III/2022, trích lập dự phòng tại ngân hàng này đã giảm xuống còn 962 tỷ đồng, tương đương giảm gần 46%, giúp ngân hàng thu về hơn 6.200 tỷ đồng, tăng gần 62% so với cùng kỳ.

Ngoại trừ "ông lớn" Agribank không công bố báo cáo tài chính quý, 2 ngân hàng còn lại là BIDV và VietinBank vẫn tiếp tục nằm trong top cao về lợi nhuận với thứ hạng 5 và 6.

Các ngân hàng còn lại nằm trong top 10 thuộc về SHB, HDBank và VIB với lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 9.035 tỷ, 8.016 tỷ và 7.814 tỷ đồng.

Những ngân hàng cán đích kế hoạch lợi nhuận năm

Tính đến cuối tháng 9/2022, có 3 ngân hàng hoàn thành vượt kế hoạch lợi nhuận đã đề ra đầu năm là Eximbank, Saigonbank và LienVietPostbank.

Trong đó, lợi nhuận trước thuế 9 tháng của Eximbank đạt hơn 3.181 tỷ đồng, tăng 229% so với cùng kỳ và vượt kế hoạch năm 2022 là 2.500 tỷ đồng.

Tại Saigonbank, mặc dù lợi nhuận trước thuế quý III/2022 giảm 8% so với cùng kỳ do đẩy mạnh trích lập dự phòng, tuy nhiên do đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2022 khiêm tốn, nên sau 9 tháng, Saigonbank cũng vượt mốc lợi nhuận với 236 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 21,5% so với cùng kỳ và thực hiện 124% kế hoạch năm.

Còn tại LienVietPostBank, ngân hàng này đã thu lại gần 4.900 tỷ lãi trước thuế 9 tháng, tăng 72% so với cùng kỳ và vượt kế hoạch năm là 4.800 tỷ đồng với nguồn thu chính tại ngân hàng là thu nhập lãi thuần tăng gần 58% so với cùng kỳ, đạt 3.207 tỷ đồng.

Ngoài ra, một số ngân hàng khác đã vượt kế hoạch kinh doanh của 9 tháng đầu năm bao gồm VietCapitalBank với 94%, PG Bank và ACB cùng hoàn thành 90%, MB là 89% và Sacombank là 84%.

Dù vậy, những tháng cuối năm, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn khi phải đối mặt với biến động trên thế giới, dư địa tăng trưởng tín dụng bị hạn chế và mặt bằng lãi suất huy động tăng cao.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của LPB. Ảnh minh họa: Minh Phong - MekongASEAN

Cổ phiếu LPB đạt đỉnh lịch sử

Thị trường chứng khoán vừa chứng kiến thêm một phiên giảm điểm mạnh. Chốt phiên 17/4, chỉ số VN-Index giảm gần 23 điểm về còn 1.193 điểm, lần đầu mất mốc 1.200 điểm kể từ đầu tháng 2/2024.
Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Chiều nay 17/4, theo kế hoạch, Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng miếng trở lại sau 11 năm gián đoạn, một động thái được giới chuyên gia đánh giá là giải pháp cấp bách ngắn hạn để gia tăng nguồn cung cho thị trường và góp phần hạ nhiệt thị trường.