“Các hoạt động ở nước ngoài có hại của Chính phủ Liên bang Nga tiếp tục gây ra mối đe dọa bất thường và đặc biệt đối với an ninh quốc gia, chính sách đối ngoại và nền kinh tế của Mỹ. Vì lý do này, tình trạng khẩn cấp quốc gia phải tiếp tục có hiệu lực sau ngày 15/4/2025,” sắc lệnh gia hạn mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump nêu rõ, theo RT.
![]() |
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Getty |
Nội dung của tài liệu này chủ yếu đề cập đến Sắc lệnh hành pháp 14024 do cựu Tổng thống Joe Biden ký vào tháng 4/2021 để đối phó với “các mối đe dọa bất thường” được cho là do Nga gây ra. Trong số các hoạt động “có hại” mà Nga bị cáo buộc có việc “nỗ lực phá hoại tiến trình tổ chức các cuộc bầu cử dân chủ tự do và công bằng cũng như các thể chế dân chủ ở Mỹ, các đồng minh và đối tác của Mỹ”.
Washington cũng cáo buộc Moscow nỗ lực “phá hoại an ninh tại những quốc gia và khu vực quan trọng đối với an ninh quốc gia Mỹ”, “vi phạm các nguyên tắc của luật pháp quốc tế đã được thừa nhận rộng rãi, bao gồm việc tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia”.
Nga chưa đưa ra bình luận về động thái mới nhất của Nhà Trắng.
Trong thời gian qua, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nỗ lực làm trung gian đàm phán giữa Nga và Ukraine, nhằm hướng tới một lệnh ngừng bắn toàn diện giữa hai bên, mở đường cho việc kết thúc cuộc xung đột đã kéo dài sang năm thứ 3. Tuy nhiên, cả Nga và Ukraine mới chỉ nhất trí ngừng bắn tạm thời vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau.
Cuối tháng trước, Tổng thống Trump thừa nhận rằng vẫn còn “nhiều ác cảm” giữa Nga và Ukraine. Người đứng đầu Nhà Trắng cảnh báo rằng ông sẽ áp đặt thêm các lệnh trừng phạt mới nếu Moscow là nguyên nhân dẫn đến thất bại của bất kỳ các cuộc đàm phán ngừng bắn chấm dứt xung đột tại Ukraine. Nhà Trắng ngày 1/4 cho biết ông Trump đang trở nên mất kiên nhẫn với cả lãnh đạo Nga và Ukraine trong việc giải quyết xung đột.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tháng trước cho biết Moscow coi mọi lệnh trừng phạt áp đặt đối với nước này là bất hợp pháp và mong muốn chúng được dỡ bỏ. Tuần trước, ông Peskov nói rằng cuộc đối thoại Nga – Mỹ “vẫn đang diễn ra” và Moscow vẫn cởi mở trong việc giải quyết xung đột Ukraine bằng biện pháp ngoại giao.
Hãng tin Axios ngày 11/4 trích dẫn một nguồn tin giấu tên rằng rằng ông Trump có thể áp đặt thêm lệnh trừng phạt đối với Nga nếu lệnh ngừng bắn với Ukraine không đạt được vào cuối tháng 4.
Mặc dù vậy, chính quyền ông Trump vẫn chưa áp đặt thêm bất kỳ lệnh trừng phạt lớn nào đối với Nga. Đồng thời, Nhà Trắng trước đó đã tạm dừng hỗ trợ quân sự cho Ukraine vào tháng 3, gây sức ép buộc Kiev đồng ý thỏa thuận về tài nguyên khoáng sản. Các đại diện của Mỹ gần đây cũng đã nhiều lần gặp gỡ các đối tác Nga để thảo luận về việc nối lại hợp tác kinh tế và ngoại giao giữa hai nước sau khi quan hệ bị cắt đứt trong những năm gần đây.
![]() Tổng thư ký NATO Mark Rutte tuyên bố NATO không tham gia vào các cuộc đàm phán ngừng bắn do Mỹ làm trung gian giữa Nga và Ukraine; đồng thời khẳng định khối này sẽ không triển khai lực lượng tới Kiev. |
![]() Tổng thống Mỹ Donald Trump không đưa Nga vào danh sách các quốc gia bị áp thuế đối ứng nhằm tránh gián đoạn các cuộc đàm phán hòa bình đang diễn ra. |
![]() Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại Ukraine Katarina Mathernova thông báo khối sẽ cung cấp cho Kiev khoản viện trợ quốc phòng trị giá 2,1 tỷ Euro (khoảng 2,4 tỷ USD). |
![]() Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đánh giá cao mong muốn tìm kiếm giải pháp hòa bình cho xung đột tại Ukraine của Tổng thống Mỹ Donald Trump. |