Những cổ phiếu 'rơi như thiên thạch', THD của Thaiholdings lao nhanh nhất

Sau đợt thị trường điều chỉnh mạnh vừa qua, đa số các cổ phiếu đều bị giảm giá; trong đó có những mã giảm sâu 50-80%. Đáng chú ý là trước đó, đây đều là những cổ phiếu tăng sốc, thậm chí gây hiện tượng trên sàn khi tăng giá hàng chục lần.

Cổ phiếu của Thaiholdings đang giữ vị trí "quán quân" về giảm giá trên sàn HoSE và HNX.
Cổ phiếu của Thaiholdings đang giữ vị trí "quán quân" về giảm giá trên sàn HoSE và HNX.

THD của Thaiholdings

THD của CTCP Thaiholdings là một trong những mã gây thất vọng nhất trên thị trường thời gian qua khi lao dốc không phanh, mất hơn 80% giá trị kể từ đầu năm về mốc 53.000 đồng (phiên 27/5). Đây là mức giảm mạnh nhất trong tất cả các mã đã niêm yết trên HoSE và HNX, trong khi thị trường chung chỉ điều chỉnh khoảng 15%. Kể cả nhóm cổ phiếu FLC sau cuộc khủng hoảng cũng chỉ mất 60-70% giá trị, hoặc nhóm cổ phiếu Trí Việt mất 50-60% sau khi cựu tổng giám đốc bị bắt...

Chào sàn Hà Nội từ trung tuần tháng 6/2020 với giá tham chiếu chỉ 15.000 đồng/cp, THD ngay lập tức gây chú ý khi liên tục tăng trần 17 phiên liên tiếp. Dù vậy, nó không được quan tâm nhiều, cũng không nhiều nhà đầu tư lựa chọn tân binh này để giải ngân. Thanh khoản nhỏ giọt với vài vạn, vài nghìn, thậm chí vài trăm đơn vị mỗi phiên, đồng nghĩa rất ít nhà đầu tư được hưởng lợi từ quãng thăng hoa của THD - ngoài nhóm chủ lâu năm của Thaiholdings.

Sau giai đoạn tăng nóng, THD gần như đi ngang trong phần còn lại của năm 2020, trước khi trở lại “đường đua” vào đầu tháng 12, thời điểm chốt quyền mua ưu đãi cổ phiếu tỷ lệ 539:2.961, với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Sau đó, THD mới thu hút giới đầu tư với thanh khoản gia tăng đột biến. Đỉnh cao của cổ phiếu này là phiên cuối cùng của năm 2021 với mức giá đóng cửa 277.000 đồng/cp. Tính ra, chỉ sau 1 năm, THD đã tăng gấp 11 lần. Giá trị vốn hóa của Thaiholding khi đó lên gần 97.000 tỷ đồng, lọt top 20 công ty giá trị nhất sàn chứng khoán.

Diễn biến cổ phiếu THD. TradingView
Diễn biến cổ phiếu THD. TradingView

Tuy nhiên từ đầu năm 2022 đến nay, THD lao dốc gần như thẳng đứng. Giá trị vốn hóa Thaiholdings hiện nay chỉ còn 18.550 tỷ đồng (rời khỏi nhóm vốn hóa tỷ USD), tương ứng bốc hơi 78.400 tỷ đồng. Hai tuần vừa qua, dù thị trường chung đã hồi phục nhưng THD vẫn chưa có dấu hiệu ngừng rơi. Mới đây, Thaiholdings phải điều chỉnh lại lợi nhuận năm 2021 giảm từ 1.156 tỷ xuống 424 tỷ đồng, do hoàn trả 840 tỷ đồng đã giao dịch với Tập đoàn Tân Hoàng Minh, liên quan đến việc bán cổ phần tại Bình Minh Group (chủ sở hữu của dự án 11A Cát Linh, Hà Nội).

Ông Nguyễn Đức Thụy (bầu Thụy) – cổ đông lớn của Thaiholdings vừa đăng ký bán toàn bộ hơn 87 triệu cổ phiếu THD, tương đương gần 25% vốn của doanh nghiệp này. Giao dịch dự kiến diễn ra từ ngày 1/6 - 30/6/2022, theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Ông Thuỵ là anh trai của ông Nguyễn Văn Thuyết - Chủ tịch HĐQT của Thaiholdings.

L14 của Licogi 14

Nhắc đến Licogi 14 (mã L14), nhà đầu tư hẳn không còn xa lạ bởi đây là cái tên đã làm mưa, làm gió trên thị trường hồi cuối năm ngoái. Cổ phiếu này bắt đầu chuỗi tăng nóng từ tháng 9/2021, khi giá đang giằng co quanh vùng 87.000-90.000 đồng/cp thì bật lên 300.000 đồng chỉ trong 3 tháng. Đà tăng hạ nhiệt trong một tháng rồi lại tiếp tục vọt lên và chạm đỉnh 440.000 đồng (phiên 12/1/2022). Để mua khớp lệnh cổ phiếu này qua sàn Hà Nội, nhà đầu tư khi đó cần ít nhất khoảng 50 triệu đồng.

Với mức giá như vậy, L14 đã vượt qua VEF, VCF để trở thành mã đắt đỏ nhất trên cả 3 sàn. Tuy nhiên “ngày vui sớm qua”. Ngay sau khi lập đỉnh, L14 trượt dốc theo chiều thẳng đứng. Như 2 phiên giao dịch 18-19/1/2022, cổ phiếu của Licogi 14 đã giảm tới 118.000 đồng/cp. Phiên 19/1 còn mất thanh khoản với lượng dư bán sàn vượt 120.000 đơn vị nhưng không được khớp.

Với nhiều phiên giảm hết biên độ 10%, tới phiên 27/5, L14 chỉ còn 156.000 đồng, tương đương mức giảm 65%, tức mỗi cổ phiếu “bốc hơi” 284.000 đồng sau 5 tháng.

L14 lao dốc mạnh sau khi trở thành cổ phiếu đắt đỏ nhất sàn. TradingView
L14 lao dốc mạnh sau khi trở thành cổ phiếu đắt đỏ nhất sàn. TradingView

Licogi 14 là doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản và dịch vụ. Tuy nhiên năm 2021, lợi nhuận của công ty lại chủ yếu đến từ hoạt động đầu tư tài chính. Cụ thế, L14 đạt doanh thu 166,77 tỷ đồng, tăng 42,7% so với cùng kỳ; lợi nhuận gộp đạt 75 tỷ đồng. Nhờ đột biến doanh thu tài chính 397 tỷ đồng nên lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt mức 371 tỷ đồng.

Trong quý 1/2022, hoạt động tài chính cũng mang về cho L14 doanh thu gần 148 tỷ đồng, gấp 49 lần cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu đến từ lãi đầu tư chứng khoán (146 tỷ đồng). Trong khi đó, doanh thu thuần chỉ đạt hơn 29 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng nhưng kết quả, Licogi 14 vẫn lãi ròng gần 112 tỷ đồng, gấp 13 lần cùng kỳ.

Tại thời điểm ngày 31/3/2022, giá trị ghi nhận ở khoản mục đầu tư chứng khoán ngắn hạn của Licogi 14 lên đến hơn 700 tỷ đồng, tăng 214 tỷ đồng so với đầu năm, chiếm gần 55% tổng tài sản. Trong phần thuyết minh, Licogi 14 không nêu danh mục cổ phiếu nắm giữ tại thời điểm cuối quý. Tuy nhiên theo báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất năm 2021, công ty đã “tất tay” 486 tỷ đồng khoản mục đầu tư chứng khoán vào 2 mã CEO (298 tỷ đồng) và DIG (188 tỷ đồng).

LIC của Tổng công ty Licogi

Một cổ phiếu “họ Licogi” cũng nằm trong danh sách tăng sốc rồi giảm sâu là LIC của Tổng công ty Licogi. Giao dịch trên sàn UPCoM từ tháng 7/2017 nhưng tới tận tháng 9/2021, cổ phiếu này vẫn chỉ lình xình ở mức 5-10.000 đồng/cp. Vậy mà chỉ trong 2 tháng 10-11/2021, LIC phi mã một mạch lên mức đỉnh 146.000 đồng.

Đáng chú ý là trong 24 phiên giao dịch của tháng 11, có tới 17 phiên cổ phiếu LIC tăng kịch trần, 2 phiên tăng giá và 3 phiên còn lại là đứng tham chiếu hoặc giảm. Tính tới cuối tháng 11/2021, thị giá LIC được đẩy lên gấp gần 10 lần so với thời điểm cuối tháng 10.

LIC tăng dựng đứng rồi cũng lao dốc không phanh. TradingView
LIC tăng dựng đứng rồi cũng lao dốc không phanh. TradingView

Sức hút của LIC được cho là đến từ câu chuyện thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Bởi Licogi nằm trong danh mục doanh nghiệp có vốn Nhà nước thực hiện thoái vốn năm 2021 của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Kỳ vọng định giá lại tài sản (gồm nhiều bất động sản) đã khiến giới đầu tư đổ mạnh vào LIC, đẩy giá cổ phiếu "bay cao".

Trong khi câu chuyện thoái vốn Nhà nước vẫn chưa có tiến triển mới thì cổ phiếu của Licogi lại nhanh chóng bước vào giai đoạn thoái trào. Sau khi đạt mức đỉnh như trên, LIC liên tục rớt giá với nhiều phiên “lau sàn” và hiện đã lui về mức 23.300 đồng/cp, tương ứng giảm 84%.

Theo báo cáo tài chính quý 1/2022, lợi nhuận sau thuế của Licogi đạt 17,5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2021 lỗ gần 20 tỷ đồng. Nguyên nhân do lợi nhuận sau thuế công ty mẹ tăng 23 tỷ đồng so với cùng kỳ 2021, đạt 7 tỷ đồng. Hoạt động đầu tư vào công ty liên doanh liên kết cũng tăng mạnh, nhờ lợi nhuận CTCP Thuỷ điện Bắc Hà và CTCP Licogi 14 đều tăng so với cùng kỳ.

Ngoài các mã trên, nhiều cổ phiếu khác cũng có nhịp tăng mạnh trong năm 2021 rồi nhanh chóng quay đầu giảm sâu. Đó là TGG (CTCP Louis Capital) tăng từ mức "giá trà đá" (2.000 đồng/cp) lên 74.000 đồng (từ tháng 4-9/2021), hiện chỉ còn 9.250 đồng/cp; CEO (Tập đoàn C.E.O) tăng từ 13.000 đồng lên 92.000 đồng chỉ trong 2 tháng cuối năm 2021, hiện giảm còn 43.900 đồng; DIG (Tổng CTCP Đầu tư phát triển xây dựng) tăng từ mức giá 30.000 đồng/cp lên 120.000 đồng trong 3 tháng cuối năm 2021, hiện giảm còn 60.200 đồng;

APS (CTCP Chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương) tăng từ 20.000 đồng lên 60.000 đồng trong 2 tháng 10-11/2021, hiện giảm còn 21.200 đồng; RGC (Công ty cổ phần Đầu tư PV-Inconess) tăng từ mức giá 20.000 đồng lên 71.000 đồng trong tháng 10-11/2021, sau đó giảm giá liên tục và hiện chỉ còn 14.800 đồng; LCM (CTCP Khai thác và Chế biến khoáng sản Lào Cai) tăng từ mức giá 3.000 đồng/cp lên 12.000 đồng trong 3 tháng cuối năm 2021, hiện giảm còn 3.960 đồng.

Ngoài ra, không thể không kể đến nhóm cổ phiếu “họ FLC”. Từ tháng 3/2021 đến 7/1/2022, FLC của Tập đoàn FLC tăng từ 6.000 đồng/cp lên 22.000 đồng. Sau sự kiện ông Trịnh Văn Quyết bán chui cổ phiếu, mã rơi xuống vùng 10.000 đồng. Sau đó, FLC có nhịp hồi phục trước khi lao về mức giá 5.970 đồng hiện tại, sau khi ông Quyết bị bắt.

Các mã còn lại cũng tương tự. ROS (CTCP Xây dựng FLC Faros) tăng từ vùng 3.000 đồng lên 16.000 đồng rồi giảm về giá 3.900 đồng như hiện tại; AMD (CTCP Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone) tăng từ 3.000 đồng lên 10.000 đồng, hiện còn 3.680 đồng; ART (Chứng khoán BOS) tăng từ 5.000 đồng lên 18.000 đồng, hiện còn 6.000 đồng; KLF (CTCP Đầu tư Thương mại và Xuất nhập khẩu CFS) tăng từ 2.000 đồng lên 10.000 đồng, hiện giảm còn 4.000 đồng.

Khối ngoại rót ròng gần 700 tỷ đồng, FPT ‘gồng lưng’ gánh thị trường

Khối ngoại rót ròng gần 700 tỷ đồng, FPT ‘gồng lưng’ gánh thị trường

Trong phiên giao dịch thiếu cảm hứng, cổ phiếu FPT nổi lên như một trụ đỡ lớn cản đà giảm sâu của thị trường. Đóng góp lớn cho đà tăng của cổ phiếu công nghệ số một Việt Nam là việc mua ròng mạnh mẽ của khối ngoại.
Cổ đông Dệt may Huế được chia cổ tức 20% bằng tiền mặt

Cổ đông Dệt may Huế được chia cổ tức 20% bằng tiền mặt

Dệt may Huế vừa công bố kế hoạch chi trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 20%, đây là đợt chia cổ tức bằng tiền thứ hai của doanh nghiệp này trong năm 2024.
TNH chuẩn bị tăng vốn lên 1.442 tỷ đồng

TNH chuẩn bị tăng vốn lên 1.442 tỷ đồng

CTCP Tập đoàn Bệnh viện TNH (HOSE: TNH) vừa công bố thông báo phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2023. Theo đó, TNH sẽ phát hành 18,8 triệu cổ phiếu mới trả cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ thực hiện quyền 15%.
Vinhomes đã chi hơn 10.000 tỷ đồng mua lại cổ phiếu quỹ

Vinhomes đã chi hơn 10.000 tỷ đồng mua lại cổ phiếu quỹ

Mặc dù chưa hoàn tất mua hết số cổ phiếu đã đăng ký nhưng số tiền Vinhomes chi ra cho thương vụ lên tới hơn 10.000 tỷ đồng, cao nhất trong lịch sử chứng khoán Việt Nam.
Khối ngoại tiếp tục giải ngân, VN-Index chinh phục ngưỡng 1.240 điểm

Khối ngoại tiếp tục giải ngân, VN-Index chinh phục ngưỡng 1.240 điểm

Dù thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp, chỉ số VN-Index vẫn có mức tăng tích cực để lấy lại mốc 1.240 điểm, với sự quay lại mạnh mẽ của nhà đầu tư nước ngoài.
Bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại

Bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại

Theo Quốc Cường Gia Lai, sau khi được tại ngoại, bà Nguyễn Thị Như Loan tiếp tục hỗ trợ cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của công ty.
Cổ phiếu điện tỏa sáng, POW tăng trần kéo thị trường

Cổ phiếu điện tỏa sáng, POW tăng trần kéo thị trường

Dù VN-Index tăng điểm tích cực trong phiên 25/11, thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp khi đạt chưa đến 12.000 tỷ đồng trên sàn HOSE.
Triển vọng thị trường bất động sản năm 2025

Triển vọng thị trường bất động sản năm 2025

Vietcap kỳ vọng giao dịch bất động sản sơ cấp sẽ tăng trưởng trong năm 2025 so với năm 2024, nhờ nhu cầu ở thực tăng và nhu cầu đầu tư bắt đầu phục hồi.
SSI lấy lại 'ngôi vương' vốn điều lệ ngành chứng khoán

SSI lấy lại 'ngôi vương' vốn điều lệ ngành chứng khoán

SSI vừa hoàn tất đợt chào bán 151 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, qua đó nâng vốn điều lệ lên mức gần 19.640 tỷ đồng.
Hoa Sen gia hạn tổ chức ĐHĐCĐ, rót thêm vốn vào công ty ống thép

Hoa Sen gia hạn tổ chức ĐHĐCĐ, rót thêm vốn vào công ty ống thép

Theo Hoa Sen, ngành thép đang diễn biến phức tạp và khó lường nên công ty cần có đủ thời gian để đánh giá, dự liệu các kịch bản có thể xảy ra.
REE 'đổi ghế' Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc

REE 'đổi ghế' Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc

Bà Nguyễn Thị Mai Thanh trở lại vị trí Tổng giám đốc REE, trong khi ghế Chủ tịch HĐQT được chuyển giao cho ông Alain Xavier Cany.
Khối ngoại đảo chiều, thị trường vẫn hụt hơi với ‘quả tạ’ bất động sản

Khối ngoại đảo chiều, thị trường vẫn hụt hơi với ‘quả tạ’ bất động sản

Trong bối cảnh thanh khoản thị trường chưa cải thiện, việc khối ngoại đảo chiều sau chuỗi 21 phiên bán ròng liên tiếp là một trong những điểm nhấn tích cực trong phiên 22/11.
Quỹ ngoại lạc quan với triển vọng dài hạn của chứng khoán Việt Nam

Quỹ ngoại lạc quan với triển vọng dài hạn của chứng khoán Việt Nam

Bất chấp những biến động của thị trường, quỹ ngoại Phần Lan Pyn Elite Fund vẫn tin tưởng nền tảng kinh tế Việt Nam và giữ quan điểm lạc quan với triển vọng dài hạn của thị trường chứng khoán.
VN-Index tiếp đà hồi phục trong phiên đáo hạn phái sinh

VN-Index tiếp đà hồi phục trong phiên đáo hạn phái sinh

Lực kéo từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 giúp thị trường thoát thế giằng co và bứt tốc trong phiên chiều 21/11, bất chấp thanh khoản tiếp tục ở mức thấp và lực bán ròng từ khối ngoại.
MBS tiếp tục huy động vốn qua chào bán cổ phiếu

MBS tiếp tục huy động vốn qua chào bán cổ phiếu

Lần thứ hai trong năm 2024, MBS thực hiện chào bán cổ phiếu huy động vốn, qua đó nâng vốn điều lệ lên hơn 5.700 tỷ đồng.
Cầu 'nội' kéo thị trường, VN-Index cắt chuỗi 4 phiên giảm liên tiếp

Cầu 'nội' kéo thị trường, VN-Index cắt chuỗi 4 phiên giảm liên tiếp

Ngay khi chỉ số VN-Index giảm mạnh về đáy đầu phiên 20/11, dòng tiền bắt đáy mạnh mẽ chảy vào thị trường đẩy chỉ số đi lên, cắt đứt chuỗi 4 phiên giảm điểm liên tiếp.
Tổng giám đốc Dệt may TNG đăng ký mua một triệu cổ phiếu công ty

Tổng giám đốc Dệt may TNG đăng ký mua một triệu cổ phiếu công ty

Sở giao dịch chứng khoán TP Hà Nội (HNX) ngày 20/11 công bố thông tin liên quan tới giao dịch cổ phiếu của lãnh đạo CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (mã: TNG).
Chủ tịch DIC Corp mới được nhận thừa kế hơn 11 triệu cổ phiếu DIG

Chủ tịch DIC Corp mới được nhận thừa kế hơn 11 triệu cổ phiếu DIG

Ông Nguyễn Hùng Cường – Chủ tịch HĐQT Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp – HOSE: DIG) vừa có kết quả giao dịch cổ phiếu DIG gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM.
Lãi ròng gần 6.600 tỷ đồng trong 10 tháng, FPT chốt ngày tạm ứng cổ tức

Lãi ròng gần 6.600 tỷ đồng trong 10 tháng, FPT chốt ngày tạm ứng cổ tức

Tập đoàn FPT đã chốt ngày tạm ứng cổ tức tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ 10%.
VN-Index lùi về sát mốc 1.200 điểm, nhóm công nghệ viễn thông giảm mạnh

VN-Index lùi về sát mốc 1.200 điểm, nhóm công nghệ viễn thông giảm mạnh

Bên bán vẫn áp đảo trên thị trường chứng khoán dù thanh khoản ở mức rất thấp. Khối ngoại cũng tiếp tục đẩy mạnh bán ròng khiến chỉ số VN-Index lùi về sát mốc 1.200 điểm.
VN-Index đảo chiều không thành, nhóm chứng khoán phục hồi sau đợt giảm sâu

VN-Index đảo chiều không thành, nhóm chứng khoán phục hồi sau đợt giảm sâu

Sau tuần lao dốc, VN-Index hôm nay đã chững lại đà giảm nhưng vẫn chưa thành công trong việc đảo chiều. Nhóm chứng khoán phát tín hiệu hồi phục mạnh nhất.
SSI 'ế' hơn 5 triệu cổ phiếu trong đợt chào bán cho cổ đông

SSI 'ế' hơn 5 triệu cổ phiếu trong đợt chào bán cho cổ đông

Với số lượng cổ phiếu không bán được, SSI tiếp tục phân phối cho các nhà đầu tư với 8 người đăng ký đều là cán bộ cấp cao của công ty.
Quỹ ngoại Phần Lan liên tục 'xả' cổ phiếu của Dabaco

Quỹ ngoại Phần Lan liên tục 'xả' cổ phiếu của Dabaco

Sau giai đoạn tích cực gom vào để nâng sở hữu lên hơn 30 triệu đơn vị, Pyn Elite Fund đã liên tục bán ra cổ phiếu DBC của Dabaco trong thời gian gần đây.
Vì đâu cổ phiếu bất động sản vẫn 'ngụp lặn' dưới vùng đáy

Vì đâu cổ phiếu bất động sản vẫn 'ngụp lặn' dưới vùng đáy

Sự “lẹt đẹt” của nhóm cổ phiếu bất động sản trái ngược hẳn với diễn biến “nóng sốt” của giá nhà đất trên thị trường thời gian qua.
Chứng khoán chờ dòng tiền 'bắt đáy'

Chứng khoán chờ dòng tiền 'bắt đáy'

Sau một tuần giảm điểm mạnh, VN-Index đã lùi về sát ngưỡng 1.200 điểm. Ở vùng giá thấp, dòng tiền “bắt đáy” được kỳ vọng sẽ nhập cuộc.
FLC, Novaland và loạt doanh nghiệp biến động nhân sự chủ chốt

FLC, Novaland và loạt doanh nghiệp biến động nhân sự chủ chốt

Novaland kiện toàn nhân sự ban giám đốc với việc bổ nhiệm mới hai phó tổng giám đốc, còn FLC đồng loạt thay 4/5 thành viên HĐQT.
Chứng khoán tiếp tục 'đỏ lửa', cổ phiếu của Viettel Post tăng trần vượt đỉnh

Chứng khoán tiếp tục 'đỏ lửa', cổ phiếu của Viettel Post tăng trần vượt đỉnh

Kỳ vọng phục hồi sau phiên giảm sâu đã không thành hiện thực, VN-Index tiếp tục “rơi” mạnh phiên cuối tuần, thủng mốc 1.220 điểm.
Haxaco muốn niêm yết công ty phân phối dòng xe MG lên sàn HoSE

Haxaco muốn niêm yết công ty phân phối dòng xe MG lên sàn HoSE

Sau khi hoàn thành đợt tăng vốn lên gấp đôi, Công ty PTM - đơn vị phân phối dòng xe MG đã lên kế hoạch niêm yết cổ phiếu.
Động lực nào giúp cổ phiếu của Vận tải Xếp dỡ Hải An tiến về sát đỉnh

Động lực nào giúp cổ phiếu của Vận tải Xếp dỡ Hải An tiến về sát đỉnh

Với giả định các chính sách thuế mới của Mỹ mà ông Donald Trump đưa ra trong nhiệm kỳ tổng thống sắp tới có thể ảnh hưởng gián tiếp đến ngành logistics, SSI cho rằng lợi nhuận của HAH trong năm 2025 sẽ tích cực hơn.
VN-Index mất hơn 14 điểm, một mã vận tải biển ngược dòng tiến sát đỉnh

VN-Index mất hơn 14 điểm, một mã vận tải biển ngược dòng tiến sát đỉnh

Với áp lực bán mạnh vào cuối phiên, VN-Index tiếp tục để thủng mốc 1.240 điểm. Dòng tiền bị rút ra chủ yếu ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.
Lãnh đạo liên tục bán cổ phiếu, Dragon Capital không còn là cổ đông lớn Nam Long

Lãnh đạo liên tục bán cổ phiếu, Dragon Capital không còn là cổ đông lớn Nam Long

Đại diện nhóm quỹ ngoại Dragon Capital vừa có báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu NLG gửi CTCP Đầu tư Nam Long, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Becamex IDC muốn huy động tối thiểu 15.000 tỷ đồng từ chào bán cổ phiếu

Becamex IDC muốn huy động tối thiểu 15.000 tỷ đồng từ chào bán cổ phiếu

Becamex dự kiến chào bán 300 triệu cổ phiếu với giá tối thiểu 50.000 đồng/cp, qua đó thu về ít nhất 15.000 tỷ đồng để đầu tư dự án, góp vốn và trả nợ.
Cổ phiếu VN30 đảo chiều mạnh mẽ, VN-Index ‘thoát thua’ ngoạn mục

Cổ phiếu VN30 đảo chiều mạnh mẽ, VN-Index ‘thoát thua’ ngoạn mục

Từng có lúc giảm hơn 10 điểm về dưới ngưỡng 1.235 điểm, chỉ số VN-Index vẫn cắt đứt chuỗi 4 phiên giảm liên tiếp sau khi dòng tiền bắt đáy mạnh mẽ chảy vào thị trường trong phiên chiều.
Quỹ ngoại Phần Lan đứt chuỗi 5 tháng tăng trưởng

Quỹ ngoại Phần Lan đứt chuỗi 5 tháng tăng trưởng

Pyn Elite Fund ghi nhận mức hiệu suất âm 1,71% trong tháng 10 vừa qua, kết thúc chuỗi 5 tháng liên tiếp tăng trưởng. Tuy nhiên, tính từ đầu năm, Pyn Elite Fund đã đạt mức tăng trưởng 18,5%.
VTP tăng trần, cổ phiếu Viettel tỏa sáng trong ngày VN-Index mất mốc 1.245 điểm

VTP tăng trần, cổ phiếu Viettel tỏa sáng trong ngày VN-Index mất mốc 1.245 điểm

VN-Index sau 3 phiên giảm điểm liên tiếp xuất hiện tín hiệu hồi phục trong phiên sáng 12/11. Tuy nhiên đà tăng không được duy trì với áp lực thường trực từ nhóm cổ phiếu VN30, khiến chỉ số chính giảm về dưới mốc 1.245 điểm.
Kịch bản nào cho thị trường chứng khoán tháng 11?

Kịch bản nào cho thị trường chứng khoán tháng 11?

Theo KBSV, mặc dù các yếu tố cơ bản nội tại vẫn đang hỗ trợ đà tăng trong trung và dài hạn, biến động thị trường trong tháng 11/2024 lại chịu ảnh hưởng bởi nhiều biến số khó lường. VN-Index nhiều khả năng sẽ vận động đi ngang trong tháng này cho đến khi có thêm thông tin làm thay đổi kỳ vọng của thị trường.
Xem thêm