Những 'nữ tướng' sở hữu khối tài sản nghìn tỷ trên sàn chứng khoán

Những 'nữ tướng' sở hữu khối tài sản nghìn tỷ trên sàn chứng khoán

Doanh Nhân Việt nAM
09:12 - 08/03/2022
Họ đều là những nữ doanh nhân đang đảm nhiệm vị trí lãnh đạo tại các doanh nghiệp lớn, từng trải qua sự rèn giũa từ thương trường. Sự thành công của họ mang lại niềm cảm hứng kinh doanh cho nhiều phụ nữ Việt Nam.

Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo là tên tuổi đứng đầu Top phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán hiện nay. Bà đang giữ vị trí Phó Chủ tịch thường trực Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HD Bank), Phó Chủ tịch HĐQT & Tổng Giám đốc CTCP Hàng không VietJet Air, Chủ tịch HĐQT CTCP Sovico.

Với 74,8 triệu cổ phiếu HDB (HD Bank) và 241 triệu cổ phiếu VJC (Vietjet Air, trong đó 193,4 triệu là sở hữu gián tiếp thông qua 100% cổ phần tại Công ty TNHH Đầu tư Hướng Dương Sunny), tổng tài sản hiện tại của bà Thảo lên tới 35.678 tỷ đồng, xếp thứ 6 trong danh sách những những giàu nhất sàn chứng khoán.

Bà Phương Thảo có bằng Tiến sĩ điều khiển học kinh tế, cùng với 2 tấm bằng cử nhân Quản lý kinh tế lao động và Tài chính tín dụng. Năm 21 tuổi, bà đã có trong tay 1 triệu USD nhờ kinh doanh đủ thứ trong thời gian du học tại Đông Âu. Khi về Việt Nam, bà tham gia sáng lập và điều hành 2 ngân hàng tư nhân là VIB và Techcombank, sau đó đầu tư vào HD Bank. Tên tuổi của bà bắt đầu nổi bật khi thành lập hãng bay Vietjet Air, dần phá vỡ thế độc tôn của Vietnam Airlines trên thị trường hàng không với thương hiệu “bay giá rẻ”.

Bà Thảo lần đầu vào danh sách tỷ phú năm 2017, được Forbes xác định sở hữu 1,2 tỷ USD. Đến tháng 3/2018, tài sản bà Thảo tăng vọt lên 3,1 tỷ USD nhưng giảm 2 năm sau đó. Theo số liệu thời gian thực của Forbes ngày 7/3 thì CEO Vietjet hiện đứng thứ 1.006 trong danh sách tỷ phú thế giới, với tài sản 3 tỷ USD.

Bà Thảo từng lọt vào Top các nhà lãnh đạo quyền lực nhất châu Á (do Forbes bình chọn); Nữ doanh nhân xuất sắc tại khu vực Asean; 50 lãnh đạo tiêu biểu toàn cầu năm 2018 do Bloomberg bình chọn; 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam 2019; được tặng Huân chương Bắc đẩu bội tinh của nhà nước Cộng hòa Pháp năm 2021.

Sau khi về Việt Nam, bà Hương tiếp tục đồng hành cùng chồng, xây dựng 2 công ty tại Việt Nam là Vincom và Vinpearl - tiền thân của Tập đoàn Vingroup hiện nay. Từ đó đến nay, bà là một trong những nhà lãnh đạo cao cấp của Tập đoàn Vingroup. Tính đến ngày 7/3, bà Hương sở hữu hơn 170 triệu cổ phiếu VIC, tương đương tổng giá trị tài sản 13.425 tỷ đồng, xếp vị trí 12 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh lại có chồng là người nổi tiếng nhưng hình ảnh của bà Hương trên truyền thông rất hiếm hoi. Chỉ tới ngày 20/1 vừa qua, bà mới lần đầu xuất hiện trước công chúng trong lễ trao giải thưởng khoa học công nghệ toàn cầu VinFuture. Bà chính là người đồng sáng lập giải thưởng này, cùng tỷ phú Phạm Nhật Vượng.

Năm 2000, bà Yến được bổ nhiệm vào HĐQT của Tập đoàn Masan và kiêm Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer).

Là nhân sự điều hành chủ chốt tại Masan Consumer từ những ngày đầu thành lập, bà có nhiều đóng góp trong việc thúc đẩy Masan Consumer thành thương hiệu kinh doanh thực phẩm và đồ uống lớn trong nước. Masan Consumer được coi là "con gà đẻ trứng vàng" cho Masan Group khi đang sở hữu nhiều nhãn hàng như Chin-su, Nam Ngư, Tam Thái Tử, Omachi, Kokomi, VinaCafe, Wake-up, Vĩnh Hảo, Kachi…

Hiện bà Yến còn là thành viên HĐQT CTCP VinaCafé Biên Hòa, thành viên HĐQT CTCP Bột giặt Net, thành viên HĐQT CTCP Nước Khoáng Vĩnh Hảo. Số tài sản của bà trên sàn chứng khoán đạt 6.926 tỷ đồng, đến từ 42,4 triệu cổ phần MSN (Tập đoàn Masan) và 758 cổ phần MCH (Masan Consumer).

Bà Trương Thị Lệ Khanh hiện là Chủ tịch HĐQT CTCP Vĩnh Hoàn, Chủ tịch HĐQT CTCP Xuất nhập khẩu Sa Giang. Với 79,1 triệu cổ phiếu VHC của Vĩnh Hoàn, bà hiện sở hữu khối tài sản 6.348 tỷ đồng.

Tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế tại Đại học Tài chính Kinh tế TP HCM, bà Lệ Khanh từng trải qua nhiều vị trí trong các công ty xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp thương mại trước khi đảm nhiệm vai trò Phó giám đốc Công ty Thương nghiệp Tổng hợp An Giang năm 30 tuổi. 5 năm sau đó, bà trở thành trợ lý Tổng giám đốc Công ty FIDECO. Đây đều là những bước đệm để bà tiến tới xây dựng Công ty TNHH Vĩnh Hoàn (nay là Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn).

Thành lập năm 1997 với số vốn ban đầu 300 triệu đồng, ban đầu Vĩnh Hoàn chỉ tập trung xuất nhập khẩu các mặt hàng như cá tra, basa fillet và hàng giá trị gia tăng từ cá tra và cá basa. Sau đó, công ty lập cơ sở chế biến riêng và vươn lên dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu cá tra cả nước vào năm 2013. Tới năm 2007, Vĩnh Hoàn đã chuyển đổi mô hình sang Công ty cổ phần, đồng thời chính thức niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM.

Năm 2021, doanh thu thuần của Vĩnh Hoàn đạt hơn 9.054 tỷ, lợi nhuận sau thuế 1.110 tỷ, lần lượt tăng 28% và 54% so với 2020. Tổng tài sản doanh nghiệp cá tra đạt 8.734 tỷ đồng, tăng thêm hơn 1.500 tỷ đồng; chủ yếu tăng trong hàng tồn kho và khoản phải thu khách hàng. “Phải vượt qua khó khăn chứ không phải ngồi than vãn”, đó chính là chia sẻ của “nữ hoàng cá tra” Trương Thị Lệ Khanh vào thời điểm doanh nghiệp phải đối mặt với kết quả kinh doanh đi lùi do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Bà Lệ Khanh là một trong 2 phụ nữ Việt lọt top 50 phụ nữ nổi bật trên 50 tuổi tại châu Á Thái Bình Dương năm 2022 do Forbes vừa công bố. Năm 2020, bà cũng được Tạp chí này vinh danh là một trong 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á 2020.

Bà Mai Thanh là con gái của Trung tướng Nguyễn Thới Bưng – nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Nhập ngũ khi mới 16 tuổi, bà từng làm việc với vai trò là một người lính quân y và được cử ra Bắc đào tạo vào năm 1973. Sau đó, bà được cử đi du học tại CHDC Đức, chuyên ngành Cơ khí.

Sau khi về nước, bà trở thành kỹ sư của Xí nghiệp Quốc doanh liên hiệp Thiết bị lạnh và được đề nghị kế vị chức Giám đốc xí nghiệp ở tuổi 33, sau khi chứng minh thực tài bằng dự án lắp đặt thành công hệ thống lạnh lớn đầu tiên cho Nhà hát Hoà Bình.

Năm 1992, với cương vị là người lãnh đạo, bà Mai Thanh đã dẫn dắt xí nghiệp của thực hiện cổ phần hoá và trở thành một trong những công ty cổ phần đầu tiên có vốn Nhà nước, vốn của cán bộ công nhân viên và vốn nước ngoài. Năm 1993, Công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh (REE) được thành lập. Năm 2000, REE khi trở thành doanh nghiệp nhà nước đầu tiên phát hành trái phiếu quốc tế chuyển đổi, một trong hai cổ phiếu lên sàn đầu tiên ngay khi thị trường chứng khoán Việt Nam vừa chính thức đi vào hoạt động.

Trong năm 2021, REE báo doanh thu thuần đạt 5.810 tỷ đồng, tăng 3%. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.136 tỷ đồng. Đây cũng là mức lãi cao nhất lịch sử với mức tăng 25% so với năm 2020. Hiện công ty đang tích cực đầu tư vào lĩnh vực điện gió.

Sau khi theo học ngành Quản trị kinh doanh và tài chính ở Đại học Preston, New Zealand, Đặng Huỳnh Ức My trở về và nối nghiệp mẹ khi làm việc trong ngành mía đường. Năm 2006, khi chỉ mới 25 tuổi, cô đã từng nắm giữ chức vụ Phó giám đốc điều hành, Phó Tổng giám đốc thường trực CTCP Thành Thành Công. Đến tháng 7/2009, Ức My trở thành nữ tổng giám đốc trẻ tuổi nhất trong Tập đoàn ở độ tuổi 28.

Từ tháng 4/2012 – 2/2015, Ức My nắm giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT CTCP Mía đường Thành Thành Công -Tây Ninh. Đến tháng 10/2019, cô được bổ nhiệm Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Thành Thành Công Biên Hòa (TTC – BH, mã cổ phiếu SBT).

Niên độ 2020-2021, SBT ghi nhận doanh thu thuần đạt 14.925 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ với mức tiêu thụ 1,16 triệu tấn đường tăng 10% - đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp sản lượng tiêu thụ đạt trên 1 triệu tấn. Lợi nhuận sau thuế SBT đạt cao nhất lịch sử hoạt động ghi nhận 650 tỷ đồng tăng 79% so với niên độ trước. SBT hiện đang nắm giữ 46% thị phần nội địa và xuất khẩu đi 24 thị trường quốc tế.

Ngoài cổ phần tại SBT, ái nữ nhà doanh nhân Đặng Văn Thành hiện còn nắm giữ 153 cổ phần GEG (CTCP Điện Gia Lai) và 94 cổ phần SCR (CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín). Tổng tài sản của cô trên sàn chứng khoán đã lên tới 2.486 tỷ đồng.

Đọc tiếp