Phải ‘tiên phong đi đầu’, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần đổi mới

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chia sẻ, cần bản lĩnh hơn nữa, trí tuệ, đột phá, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm hơn nữa để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đặt ra.
10 nhiệm vụ trọng yếu của ngành Kế hoạch và Đầu tư 6 tháng cuối năm 2024
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: MPI

Phát biểu kết luận hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) chiều 15/7, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhận định, mặc dù bối cảnh, tình hình thế giới và trong nước tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn tuy nhiên cũng có những yếu tố thuận lợi, thời cơ mới. Nền kinh tế đã có bước phục hồi đáng kể, tháng sau cao hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước, tính chung 6 tháng đạt nhiều kết quả quan trọng.

"Đặc biệt, chúng ta đã thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần cải cách, phát triển trong từng Bộ, ngành, địa phương, tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp để giải quyết khó khăn, vướng mắc, chủ động kiến tạo, hình thành nền tảng quan trọng cho phát triển đất nước trong trung và dài hạn. Điều này cho chúng ta kỳ vọng nền kinh tế sẽ tiến nhanh hơn trong giai đoạn nước rút của Kế hoạch 5 năm 2021-2025, tạo đà cho 5 năm tới 2026-2030," Bộ trưởng nói.

Những kết quả nổi bật của ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê

Về kết quả nổi bật trong 6 tháng đầu năm của ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh 5 điểm sáng như sau:

Thứ nhất, ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê đã tiên phong đi đầu trong cải cách, chủ động tham mưu, cụ thể hóa tư duy mới, tầm nhìn chiến lược thành các nhiệm vụ, giải pháp có trọng tâm, trọng điểm, rõ người, rõ việc, cách thức thực hiện mới để đạt kết quả cao nhất.

Trong hoàn thiện thể chế, Bộ đã chủ động tham mưu Chính phủ chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo để rà soát các vướng mắc, điểm nghẽn ở tầm luật, xây dựng một luật sửa nhiều luật để tháo gỡ. Nghiên cứu mở rộng áp dụng các cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù; cơ chế tháo gỡ cho các doanh nghiệp, dự án tại một số địa phương đã phát huy hiệu quả.

Bộ đã chủ động tham mưu và đang xây dựng đề xuất sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật PPP theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đơn giản hóa trình tự, thủ tục, tháo gỡ triệt để các khó khăn, vướng mắc.

Thứ hai, Bộ đã tập trung theo dõi sát, nắm chắc tình hình, làm tốt công tác phân tích, dự báo, khẳng định sự phù hợp, kiên định và nhất quán với mục tiêu ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Công tác thống kê được thực hiện hiệu quả, không chỉ khắc họa đầy đủ, rõ nét, chính xác tình hình kinh tế - xã hội của cả nước, các ngành, lĩnh vực và địa phương, mà còn chủ động điều tra, khảo sát, kịp thời phản ánh khó khăn của doanh nghiệp, người dân.

Thứ ba, thực hiện 3 đột phá chiến lược đạt nhiều kết quả rõ nét. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo điều kiện để các ngành, các địa phương phát huy nguồn lực, tính chủ động, linh hoạt trong triển khai thực hiện.

Trong đó, tiếp tục tập trung triển khai thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ, triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia, xây dựng cơ chế, chính sách thí điểm cho một số địa phương.

"Đến nay, công tác quy hoạch đã cơ bản hoàn thành, đã tổ chức các Hội nghị điều phối vùng, hội nghị của các địa phương để công bố quy hoạch gắn với xúc tiến đầu tư trên địa bàn. Đây là cơ hội để sắp xếp lại, tận dụng, mở rộng không gian phát triển của cả nước, các ngành, lĩnh vực, các vùng và địa phương," Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thông tin.

Thứ tư, Bộ tiếp tục tham mưu, kiến nghị triển khai kịp thời, đồng bộ nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi mô hình sản xuất, đổi mới công nghệ, áp dụng các mô hình kinh doanh mới.

Đẩy mạnh đối thoại kinh tế với các đối tác chiến lược toàn diện, đối tác chiến lược của Việt Nam (như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc…), thu hút các nhà đầu tư lớn trong các lĩnh vực chip, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo. Thu hút các dự án FDI lớn trong các lĩnh vực bán dẫn, điện tử, năng lượng được đầu tư mới và mở rộng tăng vốn.

Thứ 5, tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, các ngành kinh tế mới, đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp chip bán dẫn… để phát huy tốt hơn cơ hội từ cạnh tranh chiến lược nước lớn, chuyển dịch dòng vốn FDI toàn cầu, các FTA đã ký kết, quan hệ đối tác chiến lược, đối tác chiến lược toàn diện, nhất là với các nền kinh tế lớn.

"Đây là những kết quả quan trọng, không chỉ giúp thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng và cả năm 2024, mà còn nâng cao năng lực nội tại, tính tự chủ, cải thiện rõ nét các yếu tố nền tảng cho tăng trưởng nhanh và bền vững của đất nước trong tương lai," Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết.

Tuy nhiên, người đứng đầu ngành Kế hoạch và Đầu tư cũng thẳng thắn nhìn nhận những mặt còn tồn tại, hạn chế. Một số công việc triển khai còn chậm; vẫn còn tình trạng "trên nóng, dưới lạnh", kỷ luật, kỷ cương có lúc, có nơi còn chưa nghiêm, một số cá nhân còn đùn đẩy, né tránh, chưa làm tròn trách nhiệm, thiếu khát vọng cống hiến.

10 nhiệm vụ trọng yếu của ngành Kế hoạch và Đầu tư 6 tháng cuối năm 2024

Khai thác tốt hơn các nguồn lực, động lực tăng trưởng, thời cơ, thuận lợi trong 6 tháng cuối năm

Theo Bộ trưởng, tại Hội nghị trực tuyến với các địa phương vừa qua, Chính phủ đã quyết nghị kịch bản tăng trưởng năm 2024 phấn đấu ở mức cận trên là 6,5-7%, cao hơn mục tiêu 6-6,5% tại Nghị quyết của Quốc hội.

Kết quả 6 tháng cuối năm không chỉ là cơ sở để khẳng định vững chắc hơn sự phục hồi trở lại của nền kinh tế, mà còn là căn cứ xây dựng, tham mưu các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của kế hoạch năm 2025.

Do đó, 6 tháng cuối năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Điều này yêu cầu các ngành, lĩnh vực, các địa phương phải phục hồi nhanh hơn, đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn và bền vững hơn. Khai thác tốt hơn các nguồn lực, động lực tăng trưởng, thời cơ, thuận lợi. Xây dựng và tổ chức thực hiện quyết liệt khung khổ thể chế, chính sách mới và phát huy mạnh mẽ tư duy, tầm nhìn mới trong các quy hoạch đã phê duyệt.

Nói về tinh thần "phải tiên phong đi đầu", góp phần khơi dậy mạnh mẽ tinh thần đổi mới, cải cách, dám nghĩ, dám làm trong các ngành, lĩnh vực, các địa phương để vượt qua thách thức, chủ động kiến tạo và nắm bắt thời cơ, cơ hội cho phát triển, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đặt ra 10 nhiệm vụ trọng tâm của ngành KH&ĐT trong 6 tháng cuối năm 2024.

Một, nêu cao hơn nữa tinh thần quyết tâm cải cách, cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược, tư duy phát triển mới thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đột phá, phù hợp với bối cảnh, tình hình mới.

Toàn ngành phải nỗ lực đổi mới hơn nữa, trí tuệ, bản lĩnh và làm tốt hơn nữa để tham mưu, đề xuất, cụ thể hóa trong các kế hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công… của cả nước và các ngành, lĩnh vực và địa phương trong năm 2025 và giai đoạn 2026-2030.

Đồng thời, tham mưu phân công nhiệm vụ có trọng tâm, trọng điểm, rõ người, rõ việc, rõ thời gian, kết quả để tổ chức triển khai thực hiện đạt kết quả cao nhất các nhiệm vụ, giải pháp đặt ra.

Hai, cần xác định lấy cải cách thể chế làm khâu đột phá, động lực cho phát triển. Tổ chức thực hiện hiệu quả các quy định mới ban hành; chủ động tham mưu, đề xuất sửa đổi các quy định còn vướng mắc, bất cập và đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.

Tổng kết việc thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù cho địa phương, công trình giao thông đường bộ, tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp, dự án tại một số địa phương… để nghiên cứu mở rộng các chính sách đã phát huy hiệu quả.

Ba, đồng hành cùng doanh nghiệp, xác định khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp cũng là khó khăn, vướng mắc của mình để tham mưu, đề xuất xử lý, tháo gỡ.

Rà soát, sửa đổi ngay các quy định, thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật… không phù hợp với thực tế, gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp. Đẩy nhanh việc tháo gỡ, giải quyết, xử lý các dự án, đất đai tồn đọng để giải phóng nguồn lực cho phát triển.

Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực, ứng dụng công nghệ mới, sử dụng năng lượng sạch, chuyển đổi mô hình sản xuất… để đáp ứng tiêu chuẩn mới của các thị trường xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.

Tập trung xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp dân tộc, doanh nghiệp quy mô lớn nhằm phát huy vai trò tiên phong trong một số ngành, lĩnh vực quan trọng, có lợi thế cạnh tranh và khả năng dẫn dắt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.

Bốn, tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; tạo điều kiện, môi trường để thu hút đầu tư tư nhân, vốn FDI.

Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2025, giai đoạn 2026-2030 gắn với các nghị quyết của Bộ Chính trị, quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng và địa phương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Năm, tiếp tục đổi mới tư duy, phát huy cách tiếp cận mới theo Luật Quy hoạch để tổ chức thực hiện hiệu quả các quy hoạch đã ban hành, đưa quy hoạch vào cuộc sống.

Cần tập trung xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch thực hiện quy hoạch, xác định rõ nội dung trọng tâm, tiến độ và nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án trong quy hoạch, bảo đảm tính linh hoạt, sát thực tế.

Sáu, tăng cường hoạt động của các Hội đồng điều phối vùng để triển khai các Quy hoạch vùng, thúc đẩy liên kết vùng, giải quyết các vấn đề có tính vùng và tạo ra các động lực và cực tăng trưởng mới cho đất nước.

Bảy, nâng cao năng lực phân tích, dự báo và thống kê, đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu về tính kịp thời, chính xác, khách quan, đầy đủ và chất lượng công tác tham mưu, điều hành kinh tế vĩ mô. Mục tiêu nhất quán là ưu tiên, thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Tám, tập trung nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam, Nghị định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ đầu tư.

Tăng cường hợp tác, tổ chức đối thoại kinh tế với các đối tác chiến lược toàn diện, đối tác chiến lược để thu hút các tập đoàn đa quốc gia, nhà đầu tư chiến lược trong các lĩnh vực chíp, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo…

Chín, phát huy tối đa hiệu quả của Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia, cả các trung tâm ở các vùng, địa phương, nhằm thúc đẩy xây dựng, phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo trong nước; hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp trong nước.

Hoàn thiện và triển khai hiệu quả Đề án Phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.

Mười, thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, xây dựng, hoàn thiện hệ thống ngành kinh tế xanh, quy định về chuyển đổi xanh, cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn.

Nghiên cứu các gói chính sách với quy mô đủ lớn, phù hợp, khả thi để hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới như chíp, bán dẫn, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.

Bộ trưởng KH&ĐT: Thay đổi tư duy trong xây dựng luật để giải phóng nguồn lực

Bộ trưởng KH&ĐT: Thay đổi tư duy trong xây dựng luật để giải phóng nguồn lực

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tập trung hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng hai dự án luật là: Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.
Tiếp sức cho hành trình chuyển dịch năng lượng của Đông Nam Á

Tiếp sức cho hành trình chuyển dịch năng lượng của Đông Nam Á

Đổi mới sáng tạo đã giúp những chiếc xe tuk-tuk chạy được bằng điện, bớt ồn và sạch sẽ. Hy vọng câu chuyện đó sẽ được nhân rộng thêm nữa trên chặng đường dài hướng tới cân bằng phát thải tại Đông Nam Á, chuyên gia HSBC kỳ vọng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc

Ngày 19/8, tại Đại lễ đường Nhân dân, thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước đến Trung Quốc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội kiến Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc Vương Hộ Ninh.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Trung Quốc

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Trung Quốc

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước đến Trung Quốc, chiều 19/8, tại Nhà khách Điếu Ngư Đài (Bắc Kinh), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội kiến Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường.
Việt Nam là ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc

Việt Nam là ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc

Ngày 19/8, tại Đại lễ đường Nhân dân, thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội kiến Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân đại - Quốc hội) nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Triệu Lạc Tế.
Việt Nam - Trung Quốc thúc đẩy dự án hợp tác phát triển lĩnh vực xã hội, dân sinh

Việt Nam - Trung Quốc thúc đẩy dự án hợp tác phát triển lĩnh vực xã hội, dân sinh

Việt Nam - Trung Quốc nhất trí nghiên cứu, triển khai các dự án trong lĩnh vực xã hội và dân sinh nhằm hỗ trợ cải thiện điều kiện kinh tế - xã hội; cải thiện đời sống cho người dân.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Ngày 19/8, tại Đại lễ đường nhân dân, thủ đô Bắc Kinh, ngay sau lễ đón chính thức, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm đã hội đàm cấp cao với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Tập Cận Bình.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Lào

Ngày 19/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Lào, Chủ tịch Ủy ban hợp tác Lào - Việt Nam Phet Phomphiphak đang thăm làm việc tại Việt Nam.
Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Trung Quốc

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Trung Quốc

Sáng 19/8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân chủ trì lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc.
Trung Quốc dẫn đầu về số dự án đầu tư mới vào Việt Nam

Trung Quốc dẫn đầu về số dự án đầu tư mới vào Việt Nam

7 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc là nhà đầu tư nước ngoài dẫn đầu về số dự án đăng ký mới vào Việt Nam với 540 dự án có tổng vốn đăng ký mới đạt 1,22 tỷ USD.
Ông Võ Tấn Đức được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Ông Võ Tấn Đức được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Ông Võ Tấn Đức được HĐND tỉnh Đồng Nai khóa X bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026 tại kỳ họp không thường kỳ của HĐND tỉnh sáng 19/8, với 72/72 phiếu bầu của các đại biểu có mặt.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành 1,5 ngày chất vấn tại phiên họp thứ 36

Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành 1,5 ngày chất vấn tại phiên họp thứ 36

Ngày 19/8, phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc, xem xét, cho ý kiến về công tác xây dựng pháp luật, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng khác.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hoan nghênh doanh nghiệp của tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) mở rộng quy mô đầu tư chất lượng cao vào Việt Nam, như chuyển đổi số, tăng trưởng xanh, cơ sở hạ tầng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm khu di tích cách mạng tại Quảng Châu

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm khu di tích cách mạng tại Quảng Châu

Sáng 18/8, ngay sau khi đến Quảng Châu (Trung Quốc), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân đã dâng hương, dâng hoa tưởng niệm tại mộ liệt sĩ Phạm Hồng Thái và thăm Khu di tích trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm Trung Quốc

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm Trung Quốc

Sáng 18/8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao rời Hà Nội, lên đường thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc từ ngày 18-20/8, theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Ưu tiên đầu tư cao tốc, metro, sân bay kết nối vùng Đồng bằng sông Hồng

Ưu tiên đầu tư cao tốc, metro, sân bay kết nối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng yêu cầu ưu tiên đầu tư các dự án động lực, có tính lan tỏa lớn, tính kết nối quốc tế, liên vùng như dự án tuyến metro số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, dự án đầu tư xây dựng cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, dự án tại Cảng hàng không quốc tế Cát Bi...
Xây dựng Thủ đô Hà Nội 'bình yên, mạnh khoẻ cả về vật chất và tinh thần'

Xây dựng Thủ đô Hà Nội 'bình yên, mạnh khoẻ cả về vật chất và tinh thần'

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển để Hà Nội xứng đáng là Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".
Hà Nội thông tin về vụ cháy tại phố Phó Đức Chính

Hà Nội thông tin về vụ cháy tại phố Phó Đức Chính

Vụ cháy không có thiệt hại về người, trong quá trình chữa cháy, một chiến sỹ thuộc đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Ba Đình bị ngạt khói đã được đưa đi cấp cứu, hiện sức khỏe ổn định.
Thủ tướng chốt hạn giải phóng mặt bằng mặt bằng hàng loạt tuyến cao tốc

Thủ tướng chốt hạn giải phóng mặt bằng mặt bằng hàng loạt tuyến cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 80/CĐ-TTg ngày 16/8/2024 chỉ đạo tiếp tục quyết liệt triển khai, phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, huy động cả hệ thống chính trị để đẩy nhanh tiến độ công tác giải phóng mặt bằng các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.
'Cần có đột phá về hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Lào thông qua kết nối hạ tầng'

'Cần có đột phá về hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Lào thông qua kết nối hạ tầng'

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, cần có đột phá về hợp tác kinh tế, đầu tư giữa Việt Nam - Lào, thông qua việc đẩy mạnh hợp tác công-tư để phát triển hạ tầng, kết nối hai nền kinh tế, nhất là tuyến đường bộ cao tốc, đường sắt, hàng không...
Trung ương bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị và Ủy viên Ban Bí thư

Trung ương bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị và Ủy viên Ban Bí thư

Ngày 16/8, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ.
Việt Nam nêu các đề xuất hợp tác Mekong - Lan Thương

Việt Nam nêu các đề xuất hợp tác Mekong - Lan Thương

Ngày 16/8, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong - Lan Thương (MLC) lần thứ 9 đã diễn tại Chiềng Mai (Thái Lan) với sự tham dự của các nước thành viên gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan và Trung Quốc.
'Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm là hoạt động đối ngoại đặc biệt quan trọng'

'Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm là hoạt động đối ngoại đặc biệt quan trọng'

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm là hoạt động đối ngoại đặc biệt quan trọng, có tác động to lớn đối với xu thế phát triển của quan hệ hai Đảng, hai nước trong thời gian dài.
Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị gặp mặt các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị gặp mặt các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Nhân kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và lễ Quốc khánh 2/9, sáng 15/8, Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị gặp mặt các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhằm thông tin về tình hình của Đảng, của đất nước trong những tháng đầu năm 2024, nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2024 và thời gian tới.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân sắp thăm Trung Quốc

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân sắp thăm Trung Quốc

Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc từ ngày 18-20/8.
Những địa phương hút vốn ngoại hàng tỷ USD đầu năm 2024

Những địa phương hút vốn ngoại hàng tỷ USD đầu năm 2024

Tính riêng 7 tháng đầu năm 2024, có 8 các địa phương trên cả nước thu hút vốn FDI đạt trên 1 tỷ USD, bao gồm: Bắc Ninh, Quảng Ninh, TP HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội, Hải Phòng, Bình Dương và Đồng Nai.
Thông tin mới về các vụ án liên quan Tập đoàn Thuận An, Phúc Sơn, Vạn Thịnh Phát

Thông tin mới về các vụ án liên quan Tập đoàn Thuận An, Phúc Sơn, Vạn Thịnh Phát

Hai vụ án liên quan đến Tập đoàn Thuận An, Phúc Sơn đang được đẩy nhanh tiến độ. Vụ án liên quan đến Vạn Thịnh Phát, SCB đã hoàn tất kết quả điều tra giai đoạn 2.
Phiên họp thứ 26 Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng

Phiên họp thứ 26 Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng

Ngày 14/8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì phiên họp thứ 26 của Ban Chỉ đạo.
'Gỡ vướng các văn bản quy phạm pháp luật, huy động mọi nguồn lực cho phát triển'

'Gỡ vướng các văn bản quy phạm pháp luật, huy động mọi nguồn lực cho phát triển'

Nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 8 là quyết tâm tháo gỡ các vướng mắc tại các văn bản quy phạm pháp luật, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan ưu tiên dành thời gian, nguồn lực cho công tác này với tinh thần "làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm".
Quảng Nam có tân Chủ tịch HĐND tỉnh

Quảng Nam có tân Chủ tịch HĐND tỉnh

Sáng 14/8, tại Kỳ họp thứ 25 HĐND tỉnh Quảng Nam khóa X, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Nam Nguyễn Đức Dũng được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh điều hành công việc của tỉnh

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh điều hành công việc của tỉnh

Bà Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh được Bộ Chính trị phân công điều hành công việc của Tỉnh ủy Quảng Ninh sau khi ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy thôi các chức vụ.
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - New Zealand lên tầm cao mới

Nâng cấp quan hệ Việt Nam - New Zealand lên tầm cao mới

Chiều 13/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Caroline Beresford đến chào nhân dịp Đại sứ bắt đầu nhiệm kỳ.
Việt Nam sẽ hoàn thiện phương án sơ tán công dân ở Trung Đông

Việt Nam sẽ hoàn thiện phương án sơ tán công dân ở Trung Đông

Trước tình hình căng thẳng tại khu vực Trung Đông, Ban chỉ đạo công tác bảo hộ công dân cho biết sẽ hoàn thiện các phương án bảo hộ công dân Việt Nam, kể cả các phương án sơ tán, để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Nhật Bản sẽ hợp tác đào tạo nhân lực ngành bán dẫn cho Việt Nam

Nhật Bản sẽ hợp tác đào tạo nhân lực ngành bán dẫn cho Việt Nam

Đây là một trong những nội dung được Đại sứ Nhật Bản Ito Naoki nêu tại buổi gặp mặt Thủ tướng Phạm Minh Chính ngày 13/8.
Bộ Chính trị kỷ luật Phó Thủ tướng Lê Minh Khái

Bộ Chính trị kỷ luật Phó Thủ tướng Lê Minh Khái

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025 và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp Công chúa Thái Lan Maha Chakri Sirindhorn

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp Công chúa Thái Lan Maha Chakri Sirindhorn

Ngày 13/8, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tiếp Công chúa Thái Lan Maha Chakri Sirindhorn cùng đoàn đại biểu Hoàng gia Thái Lan nhân dịp Công chúa thăm và làm việc Việt Nam.
Xem thêm