Quy hoạch điện VIII sẽ ban hành trong tháng 12/2021

Theo yêu cầu của Chính phủ, Bộ Công thương chỉ còn chưa đến 7 ngày để chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương nhằm hoàn thiện Quy hoạch Điện VIII trình Thủ tướng ban hành trong tháng 12/2021.

Quy hoạch điện VIII sẽ ban hành trong tháng 12/2021

Đây là yêu cầu được Chính phủ đưa ra với Bộ Công thương trong Nghị quyết 155/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2021.

Theo đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương khẩn trương rà soát, hoàn thiện Quy hoạch Điện lực quốc gia 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 (Quy hoạch điện VIII) để Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 12/2021.

Như vậy, chỉ còn chưa đến 07 ngày để Bộ Công Thương hoàn thiện bản Quy hoạch Điện VIII trước khi trình Thủ tướng Chính phủ. Trước đó, Bộ Công thương đã có 3 lần trình Chính phủ với 3 kịch bản khác nhau.

Gần đây nhất, ngày 19/11, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã chủ trì Hội nghị lấy ý kiến hoàn thiện Quy hoạch phát triển điện lực với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành, các tập đoàn, tổ chức quốc tế, các chuyên gia, nhà khoa học thuộc lĩnh vực năng lượng, điện lực và kinh tế.

Dự thảo Quy hoạch Điện VIII "phiên bản" tháng 11 đã thống nhất xác định tổng công suất nguồn điện đến năm 2030 là khoảng 155.000 MW, giảm hơn 28.000 MW so với phương án trình tháng 3/2021, tương đương giảm gần 800.000 tỷ đồng đầu tư. Cơ cấu nguồn điện phù hợp hơn, giảm năng lượng hóa thạch, tăng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, đặc biệt là có phương án tăng công suất nguồn điện gió ngoài khơi.

Nếu không tính điện mặt trời, hệ số dự phòng toàn quốc giảm từ hơn 69% xuống còn 43%, bảo đảm an toàn hệ thống.

Phó Thủ tướng giao Bộ Công thương nghiên cứu, tiếp thu ý kiến góp ý cụ thể để sớm hoàn thiện Quy hoạch điện VIII. Tuy nhiên, có một số vấn đề vẫn còn là “điểm nghẽn” cần phải xem xét, cân nhắc thật kỹ mới có thể đi đến sự đồng thuận và thống nhất.

Đua nhau phát triển năng lượng tái tạo và bài toán cân đối nguồn điện

Sau khi Văn phòng Chính phủ yêu cầu các địa phương báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch phát triển điện lực trên địa bàn và đề xuất bổ sung quy hoạch nguồn, lưới điện, tính đến giữa tháng 12 đã có 55 địa phương đề nghị bổ sung 550.000 MW điện các loại vào Dự thảo.

Trong số này có 129.000 MW điện gió ngoài khơi, 106.000 MW điện gió trên bờ, 140.000 MW điện khí LNG, 118.000 MW điện mặt trời quy mô trang trại.

Các chuyên gia cho rằng, trước nhu cầu cấp thiết của quá trình chuyển dịch năng lượng theo xu hướng toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh cả nước đang có nhu cầu điện rất lớn để phục vụ mục tiêu công nghiệp hoá, song song với đó là ràng buộc về yêu cầu giảm nhiệt điện than, trung hoà CO2 như cam kết của Chính phủ tại COP26, thì việc tập trung khai thác nguồn năng lượng sạch và dồi dào, đặc biệt là tại các tỉnh có tiềm năng về điện gió là tất yếu.

Nhà máy điện gió Kosy Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu)
Nhà máy điện gió Kosy Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu)

Theo giáo sư Đặng Hùng Võ, Việt Nam nên khuyến khích điện gió ngoài khơi, đồng thời cần có các chính sách hoạch định rất cụ thể để phát triển điện gió ngoài khơi, chứ không phải địa phương nào cũng làm.

Tuy nhiên, quá nhiều địa phương xin bổ sung quy hoạch nguồn điện gió với tổng công suất gấp hơn ba lần kịch bản Bộ Công Thương đưa ra đến năm 2030 đặt ra một bài toán khó.

Việc bổ sung nguồn điện như thế nào trong tổng thể bài toán ngành điện không đơn giản. Cần tính toán, cân nhắc đến các điều kiện kỹ thuật, xem xét đến các yếu tố ràng buộc về nhu cầu cụ thể từng khu vực, khả năng bảo đảm an ninh năng lượng, khả năng cân đối vùng miền, phụ tải, lưới điện và bài toán giá điện.

Hợp đồng giữa chủ đầu tư các dự án năng lượng tái tạo ký với EVN đều có bổ sung một số điều khoản như cam kết ngừng/giảm công suất nếu xảy hiện tượng quá tải/thừa nguồn trong thời gian công trình đưa vào vận hành. Các dự án phải cắt giảm công suất để tránh sự cố trong truyền tải, điều này vừa gây lãng phí về nguồn điện vừa tạo áp lực lớn đến vận hành lưới điện.

Thực tế, các tỉnh có tiềm năng năng lượng tái tạo tập trung chủ yếu ở miền Trung và miền Nam, trong khi nhu cầu phụ tải ở miền Bắc lại rất lớn. Như vậy, việc phát triển nguồn điện cần thiết phải được xem xét cùng với phương án truyền tải xa.

Xã hội hóa đầu tư truyền tải điện xóa "nút thắt" phát triển mạng lưới

Hiện hầu hết các địa phương chỉ mới tập trung đề xuất bổ sung nguồn mà chưa quan tâm đến vấn đề truyền tải. Trong mấy năm gần đây, các dự án điện mặt trời, điện gió được phát triển nhanh đã bộc lộ hạn chế, bất cập khi lưới truyền tải chưa theo kịp tốc độ xây dựng các dự án điện tái tạo.

Điều 4 của Luật Điện lực quy định "Nhà nước độc quyền trong hoạt động truyền tải", song lại chưa phân định rõ việc độc quyền ở các khâu nào trong hoạt động truyền tải. Có ý kiến cho rằng, Nhà nước vẫn sẽ độc quyền đường dây 500kV và lưới điện tại các khu vực nhạy cảm.

Trong khi đó, Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị đã định hướng chủ trương thực hiện xã hội hoá hoạt động truyền tải, cho phép kinh tế tư nhân tham gia đầu tư xây dựng hệ thống lưới điện.

Thời gian qua, Chính phủ cũng đã thí điểm cho phép các doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực truyền tải điện với mục đích giải tỏa công suất các dự án năng lượng tái tạo.

Đó là dự án trạm biến áp 500kV và đường dây 220kV, 500kV tại Ninh Thuận do Công ty CP đầu tư và xây dựng Trung Nam (Trungnam Group) làm chủ đầu tư xây dựng dài hơn 13km. Dự án hoàn toàn do Trung Nam bỏ vốn đầu tư và đến nay đã vận hành ổn định hơn một năm. Công trình vừa giúp giải tỏa công suất cho dự án của doanh nghiệp này vừa thực hiện truyền tải hộ cho các dự án năng lượng tái tạo khác trong khu vực.

Dự án trạm biến áp và đường dây 220/550kV kết hợp Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam 630MWp (tỉnh Ninh Thuận)
Dự án trạm biến áp và đường dây 220/550kV kết hợp Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam 630MWp (tỉnh Ninh Thuận)

Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 8/12 vừa qua, Chính phủ đã đề xuất sửa Luật Điện lực để cho phép mọi thành phần kinh tế được tham gia đầu tư dự án truyền tải điện, trừ các dự án lưới điện do Nhà nước đầu tư theo quy hoạch phát triển điện lực trong từng thời kỳ. Việc này sẽ giúp Nhà nước giảm bớt gánh nặng tài chính đồng thời có thể tăng tốc đầu tư phát triển lưới điện tại các địa bàn vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn.

Do đó, việc sớm ban hành các hành lang pháp lý sẽ giúp nghị quyết nhanh chóng đi vào cuộc sống, xóa bỏ rào cản để thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư hệ thống truyền tải.

Điểm nghẽn về thị trường điện cạnh tranh

Theo quan điểm của GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE): "Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch Điện VIII) đang được lấy ý kiến của các ngành, các cấp để hoàn thiện, trình Chính phủ phê duyệt. Tôi cho rằng, điểm nghẽn chính mà Quy hoạch Điện VIII phải xử lý được, đó là tình trạng độc quyền, chậm chuyển sang thị trường điện cạnh tranh hiện nay".

Chủ trương phát triển thị trường điện cạnh tranh là một yêu cầu tất yếu khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg ngày 8/11/2013, theo đó thị trường điện của Việt Nam được hình thành và phát triển qua 3 cấp độ: cấp độ 1 đến hết năm 2014 thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh; cấp độ 2 từ 2015-2021, thị trường bán buôn điện cạnh tranh; cấp độ 3 từ 2021, thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Mỗi cấp độ được thực hiện theo hai giai đoạn: thí điểm và hoàn chỉnh.

Thông tư 3/2013/TT- BCT ngày 8/2/2013 của Bộ Công Thương đã quy định các điều kiện tham gia thị trường, cơ chế vận hành và trách nhiệm của các bên tham gia.

Sau một thời gian vận hành chính thức, số lượng nhà máy tham gia ngày càng tăng, làm sôi động yếu tố cạnh tranh trên thị trường, nhiều nhà máy đã tăng lợi nhuận chứng tỏ tính hấp dẫn của thị trường này.

Năm 2012 chỉ có 32 nhà máy điện với tổng công suất 9.200 MW, đến 31/3/2020 đã có 98 nhà máy điện tham gia thị trường phát điện cạnh tranh với tổng công suất 26.895 MW.

Theo chia sẻ của Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV, đầu năm 2019, thị trường bán buôn điện cạnh tranh chính thức vận hành. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) không còn là đơn vị mua buôn điện duy nhất như trước đây, mà đã có thêm 5 Tổng công ty điện lực trực tiếp tham gia mua điện trên thị trường giao ngay cũng như ký hợp đồng song phương với các nhà máy điện.

Ngày 9/6/2020, Thủ tướng đã phê duyệt chủ trương xây dựng thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Ngày 7/8 Bộ Công thương phê duyệt đề án thiết kế mô hình thị trường bán lẻ điện cạnh tranh với 3 giai đoạn: giai đoạn 1 đến hết năm 2021 là giai đoạn chuẩn bị; giai đoạn 2 từ 2022-2024 cho phép khách hàng sử dụng điện được mua điện trên thị trường điện giao ngay; giai đoạn 3 từ sau năm 2024 cho phép các khách hàng được lựa chọn đơn vị bán lẻ điện.

Thị trường bán buôn điện cạnh tranh là mô hình khuyến khích cạnh tranh trong phát điện. Tuy vậy chỉ có một người mua duy nhất là Công ty mua bán điện của EVN mua tất cả điện năng từ các đơn vị phát điện và bán cho các công ty phân phối với giá bán buôn.

Các công ty phân phối bán điện cho khách hàng dựa trên giá bán lẻ. Công ty mua bán điện thực hiện mua bán với các nhà máy được coi như đơn vị tham gia gián tiếp vào thị trường điện. Hợp đồng mua bán trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh theo mô hình Tư vấn thiết kế. Do đó, khoảng 50% công suất lắp đặt không được giao dịch trực tiếp trên thị trường.

Bộ Công Thương cũng đang phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng Đề án trình Thủ tướng Chính phủ chuyển Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia thành Công ty TNHH MTV Vận hành hệ thống điện và thị trường điện hạch toán độc lập trong EVN.

Trên thực tế, Việt Nam đang xây dựng thị trường bán buôn điện cạnh tranh nhưng nếu chỉ có một người mua là EVN thì vẫn chưa thể hình thành được một thị trường điện cạnh tranh đích thực.

Scatec ASA bán Trang trại điện gió Đầm Nại với giá 40 triệu USD

Scatec ASA bán Trang trại điện gió Đầm Nại với giá 40 triệu USD

Ngày 13/9, Scatec ASA vừa công bố thỏa thuận chuyển nhượng trang trại điện gió Đầm Nại cho Quỹ chuyển đổi năng lượng châu Á SUSI (SAETF) của SUSI Partners.
Doanh nghiệp Việt Nam lắp đặt điện gió tại Philippines

Doanh nghiệp Việt Nam lắp đặt điện gió tại Philippines

Ngày 12/9, IPC E&C Philippines Corp và Goldwind International Philippines, Inc đã ký kết thỏa thuận lắp đặt và cung cấp thiết bị cẩu cho tuabin dự án điện gió trên bờ Kalayann 2, tại đảo Laguna, Philippines.
Khởi công khảo sát dự án Trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân

Khởi công khảo sát dự án Trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân

Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 1 (PECC1) và Viện thiết kế chuyên ngành nhà nước Nga (GSPI) vừa tổ chức Lễ khởi công khảo sát Dự án Trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân tại xã Hàng Gòn, TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Xăng RON 95 xuống dưới 20.000 đồng/lít, thấp nhất trong 2 năm

Xăng RON 95 xuống dưới 20.000 đồng/lít, thấp nhất trong 2 năm

Sau 4 phiên liên tiếp giảm, giá xăng RON 95 tại kỳ điều hành ngày 12/9 chính thức mất mốc 20.000 đồng/lít, rơi xuống mức giá thấp nhất trong vòng 2 năm trở lại đây.
Giá xăng ngày mai có thể 'rơi' xuống mốc thấp nhất trong 2 năm

Giá xăng ngày mai có thể 'rơi' xuống mốc thấp nhất trong 2 năm

Dự báo tại kỳ điều hành chiều mai (12/9), giá xăng trong nước có khả năng giảm lần thứ 4 liên tiếp, với mức giảm mạnh từ 1.050-1.250 đồng/lít nếu cơ quan quản lý không tác động đến Quỹ bình ổn giá.
Nhật Bản đầu tư hơn 50 triệu USD cho dự án điện ở Campuchia

Nhật Bản đầu tư hơn 50 triệu USD cho dự án điện ở Campuchia

Chính phủ Nhật Bản đồng ý đầu tư gần 8 tỷ Yên (tương đương 55 triệu USD) để tài trợ cho Dự án mở rộng hệ thống truyền tải và phân phối điện tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia.
Bộ Công Thương ra công điện khẩn yêu cầu đảm bảo an toàn vận hành thủy điện

Bộ Công Thương ra công điện khẩn yêu cầu đảm bảo an toàn vận hành thủy điện

Bộ trưởng Công Thương vừa ký ban hành Công điện số 6844 ngày 9/9 về tăng cường ứng phó với mưa lớn do hoàn lưu bão số 3 và đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thủy điện.
Các tỉnh miền núi phía Bắc thiệt hại nặng do ảnh hưởng của bão số 3

Các tỉnh miền núi phía Bắc thiệt hại nặng do ảnh hưởng của bão số 3

Hôm nay (9/9) và ngày mai, khu vực phía Tây Bắc Bộ tiếp tục mưa rất to. Lượng mưa hôm nay từ 50-100mm, có nơi trên 200mm. Ngày mai từ 40-70mm, có nơi trên 100mm. Ngày và đêm 11/9, khu vực này tiếp tục có từ 20-50mm, có nơi trên 80mm.
Bộ Công Thương: Chiều nay 9/9 sẽ cấp lại điện trên toàn TP Hải Phòng

Bộ Công Thương: Chiều nay 9/9 sẽ cấp lại điện trên toàn TP Hải Phòng

Thông tin trên được Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên chia sẻ tại buổi làm việc tối ngày 8/9 của Thủ tướng Phạm Minh Chính với lãnh đạo TP Hải Phòng về công tác khắc phục hậu quả của bão số 3.
Cơ hội nhận tài trợ dành cho startup và sinh viên trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng

Cơ hội nhận tài trợ dành cho startup và sinh viên trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng

Dự án “Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng” (AIS4EE) chính thức mở đơn đăng ký tham gia cho các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) và nhóm học sinh, sinh viên.
Bộ Công Thương ra công điện hỏa tốc ứng phó bão số 3 để sớm cấp điện trở lại

Bộ Công Thương ra công điện hỏa tốc ứng phó bão số 3 để sớm cấp điện trở lại

Tối 7/9, Bộ Công Thương có công điện hỏa tốc gửi các địa phương và đơn vị liên quan về việc kịp thời ứng phó, khắc phục thiệt hại, sự cố do bão và hoàn lưu bão gây ra, sớm cung cấp điện trở lại phục vụ người dân tại khu vực chịu ảnh hưởng.
Hà Nội không có chủ trương cắt điện diện rộng do ảnh hưởng của bão

Hà Nội không có chủ trương cắt điện diện rộng do ảnh hưởng của bão

Theo EVNHANOI, TP Hà Nội không có chủ trương cắt điện diện rộng, chỉ một số khu vực mất điện do cây lớn đổ vào hệ thống đường dây truyền tải điện và các đơn vị đang triển khai khắc phục sự cố trong thời gian sớm nhất.
PV GAS khởi hành chuyến tàu chở LNG đầu tiên trên đường sắt Bắc - Nam

PV GAS khởi hành chuyến tàu chở LNG đầu tiên trên đường sắt Bắc - Nam

Ngày 6/9, tại ga tàu lửa Trảng Bom, huyện Trảng Bom (Đồng Nai), Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã khởi hành chuyến tàu chở những tấn LNG đầu tiên từ Nam ra Bắc; đánh dấu cột mốc quan trọng cho ngành công nghiệp khí tại Việt Nam.
Giá xăng RON 95 thấp kỷ lục, xuống dưới mốc 21.000 đồng/lít

Giá xăng RON 95 thấp kỷ lục, xuống dưới mốc 21.000 đồng/lít

Sau 3 phiên liên tiếp giảm, giá xăng trong nước tại kỳ điều hành chiều nay (5/9) tiếp tục ghi nhận mức giá mới thấp nhất kể từ đầu năm 2024.
Sản lượng điện sản xuất 8 tháng năm 2024 của TKV tăng gần 10%

Sản lượng điện sản xuất 8 tháng năm 2024 của TKV tăng gần 10%

Theo thông tin từ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), trong 31,92 triệu tấn than tiêu thụ trong 8 tháng đầu năm 2024, có tới 27,85 triệu tấn than phục vụ cho công tác sản xuất điện.
V-GREEN triển khai mô hình trạm sạc nhượng quyền tại Việt Nam

V-GREEN triển khai mô hình trạm sạc nhượng quyền tại Việt Nam

Sáng 4/9, CTCP Phát triển trạm sạc toàn cầu (V-GREEN) công bố chính thức trở thành đơn vị tiên phong triển khai mô hình trạm sạc nhượng quyền tại Việt Nam.
Giá dầu thế giới chạm đáy gần 9 tháng

Giá dầu thế giới chạm đáy gần 9 tháng

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường năng lượng chìm trong sắc đỏ trong ngày giao dịch hôm qua (3/9).
Giá xăng ngày mai có thể tiếp tục 'soán' mốc thấp nhất năm 2024

Giá xăng ngày mai có thể tiếp tục 'soán' mốc thấp nhất năm 2024

Dự báo trong kỳ điều hành ngày mai (5/9), giá xăng dầu trong nước có thể tiếp tục giảm lần thứ 3 liên tiếp, với mức giảm nhẹ dao động từ 100-200 đồng/lít.
Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Trạm biến áp hơn 700 tỷ đồng tại Nam Định

Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Trạm biến áp hơn 700 tỷ đồng tại Nam Định

UBND tỉnh Nam Định vừa có Quyết định số 1875 chấp thuận Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia là nhà đầu tư Dự án Trạm biến áp 220kV Nam Định 2 và đường dây đấu nối với tổng vốn đầu tư hơn 729,6 tỷ đồng.
Lào là nguồn cung quặng và khoáng sản lớn nhất cho Việt Nam trong ASEAN

Lào là nguồn cung quặng và khoáng sản lớn nhất cho Việt Nam trong ASEAN

Việt Nam nhập khẩu quặng và khoáng sản từ 6 thị trường thuộc ASEAN, trong đó Lào là thị trường cung cấp lớn nhất.
Khánh thành Dự án đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

Khánh thành Dự án đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

Sáng 29/8, tại tỉnh Hưng Yên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành Dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).
Giá xăng tiếp tục giảm xuống mức thấp kỷ lục từ đầu năm 2024

Giá xăng tiếp tục giảm xuống mức thấp kỷ lục từ đầu năm 2024

Trái với dự báo tăng nhẹ, giá xăng trong nước tại kỳ điều hành chiều nay (29/8) lại tiếp đà giảm xuống mức thấp chưa từng có kể từ đầu năm 2024 đến nay.
Giá xăng tăng hay giảm vào kỳ điều hành chiều 29/8?

Giá xăng tăng hay giảm vào kỳ điều hành chiều 29/8?

Dự báo trong kỳ điều hành chiều mai (29/8), trong trường hợp cơ quan quản lý không tác động đến Quỹ bình ổn, giá xăng trong nước sẽ tăng trở lại, tuy nhiên mức tăng không đáng kể.
88% lượng dầu nhập khẩu của Việt Nam đến từ Kuwait

88% lượng dầu nhập khẩu của Việt Nam đến từ Kuwait

Trong 8 triệu tấn dầu thô nhập khẩu lũy kế 7 tháng đầu năm 2024, có tới 7,09 triệu tấn Việt Nam nhập từ Kuwait.
Thông tuyến toàn bộ đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

Thông tuyến toàn bộ đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

Chiều tối ngày 27/8, EVNNPT phối hợp với các đơn vị liên quan đóng điện thành công dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Quỳnh Lưu, thông tuyến toàn bộ dường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).
Dự án Luật Địa chất và khoáng sản: Cần làm rõ trách nhiệm quản lý, sử dụng

Dự án Luật Địa chất và khoáng sản: Cần làm rõ trách nhiệm quản lý, sử dụng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ Luật Địa chất và Khoáng sản cần có quy định rõ về trình tự điều chỉnh quy hoạch về địa chất, khoáng sản theo hướng rút gọn, chú trọng tiến bộ về khoa học công nghệ, giúp tăng hiệu quả đầu tư, bảo vệ môi trường.
Yêu cầu báo cáo số lượng dự án nguồn điện chậm tiến độ

Yêu cầu báo cáo số lượng dự án nguồn điện chậm tiến độ

Đó là yêu cầu được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đưa ra tại phiên họp thứ 3 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng, tổ chức sáng 23/8.
Xăng RON 95 giảm về mức thấp nhất kể từ đầu năm 2024

Xăng RON 95 giảm về mức thấp nhất kể từ đầu năm 2024

Chiều 22/8, giá xăng dầu trong nước đồng loạt được điều chỉnh giảm. Đáng chú ý, mặt hàng xăng RON 95 đã giảm về sát mốc 21.000 đồng/lít.
Chính phủ sẽ sớm ban hành nghị định về cơ chế điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Chính phủ sẽ sớm ban hành nghị định về cơ chế điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Theo Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Chính phủ sẽ sớm ban hành nghị định về cơ chế điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu nhằm khuyến khích người dân sử dụng năng lượng sạch.
Giá xăng chiều nay có thể sẽ giảm trở lại

Giá xăng chiều nay có thể sẽ giảm trở lại

Dự báo trong kỳ điều hành chiều nay 22/8, giá xăng trong nước sẽ giảm trở lại, với mức giảm khoảng 500-580 đồng/lít trong trường hợp cơ quan quản lý không trích Quỹ bình ổn giá.
Bộ trưởng Công Thương: Không có việc điều hành giá bất cập gây lỗ lớn cho ngành điện

Bộ trưởng Công Thương: Không có việc điều hành giá bất cập gây lỗ lớn cho ngành điện

Trả lời chất vấn về lĩnh vực công thương của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định không có chuyện điều hành giá điện có nhiều bất cập gây thua lỗ cho ngành điện trong thời gian qua.
Gỡ 'nút thắt' về giá, tạo đột phá thu hút đầu tư vào ngành điện

Gỡ 'nút thắt' về giá, tạo đột phá thu hút đầu tư vào ngành điện

Theo các chuyên gia, trong thu hút đầu tư vào sản xuất điện, bên cạnh những thuận lợi, còn không ít những khó khăn, vướng mắc, trong đó lớn nhất là những điểm còn chưa hợp lý trong cơ cấu giá thành, cách tính giá điện
Tiếp sức cho hành trình chuyển dịch năng lượng của Đông Nam Á

Tiếp sức cho hành trình chuyển dịch năng lượng của Đông Nam Á

Đổi mới sáng tạo đã giúp những chiếc xe tuk-tuk chạy được bằng điện, bớt ồn và sạch sẽ. Hy vọng câu chuyện đó sẽ được nhân rộng thêm nữa trên chặng đường dài hướng tới cân bằng phát thải tại Đông Nam Á, chuyên gia HSBC kỳ vọng.
Đóng điện dự án đường dây 500kV mạch 3 đoạn Quỳnh Lưu – Thanh Hóa

Đóng điện dự án đường dây 500kV mạch 3 đoạn Quỳnh Lưu – Thanh Hóa

Dự án được đóng điện nhân dịp chào mừng 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Sẽ không cắt điện trong suốt dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Sẽ không cắt điện trong suốt dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị trực thuộc phối hợp với Công ty Vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia (NSMO) lập, thực hiện phương án đảm bảo cung ứng điện trong các ngày lễ kỷ niệm Quốc khánh 2/9/2024.
PV Power thu về hơn 2.000 tỷ đồng tiền bán điện trong tháng 7

PV Power thu về hơn 2.000 tỷ đồng tiền bán điện trong tháng 7

Đóng góp chính vào doanh thu bán điện của PV Power trong tháng 7 đến từ nhà máy điện khí Cà Mau 1&2, với sản lượng phát điện đạt 541,2 triệu kWh.
Xem thêm