Dự kiến 2025 sẽ là một năm có nhiều thay đổi tích cực về chính sách đối với ngành điện, với định hướng tăng cường tư nhân hóa và tăng tốc phê duyệt các dự án điện trong điểm để đảm bảo cung ứng điện trong giai đoạn 2026 trở đi.
Chiều 30/11, trong ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Điện lực (sửa đổi), với kết quả 439/463 đại biểu tán thành (chiếm 91,65%).
Chính phủ nhận định việc phát triển nguồn điện hạt nhân ở Việt Nam mang lại nhiều tác dụng, giúp đa dạng hóa nguồn cung cấp điện, bảo đảm an ninh năng lượng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ đã và đang đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi nhằm đảm bảo cung ứng điện về dài hạn và đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng cao.
Đại biểu Quốc hội cho rằng, để có thị trường điện cạnh tranh thì cần tách bạch thực sự 3 khâu then chốt của ngành điện là phát điện, truyền tải điện và điều độ hệ thống điện quốc gia.
Giải trình trước Quốc hội về Luật Điện lực (sửa đổi), Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định Quốc hội năm 2016 mới chỉ tạm dừng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, chứ chưa phải hủy bỏ; đồng thời nhấn mạnh rằng Việt Nam dứt khoát phải có điện hạt nhân và những nguồn năng lượng mới.
Ngày 7/11, tại Hà Nội, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) và Ngân hàng TMCP Bắc Á tổ chức ký kết hợp đồng tài trợ vốn cho 2 dự án truyền tải của EVNNPT với tổng giá trị 820 tỷ đồng.
Theo Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Luật Điện lực lần này sửa đổi căn bản những bất cập, vướng mắc phát sinh trong thực tế, kể cả vấn đề chế tài đối với các nhà đầu tư chậm tiến độ.
Ngày 4/11, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết đã trình Bộ Công Thương báo cáo về đề án triển khai cơ cấu giá điện hai thành phần, bao gồm giá công suất và giá điện năng. Đề án này sẽ thí điểm trước cho một số nhóm khách hàng và nếu được chấp thuận sẽ dự kiến mở rộng áp dụng vào năm 2025.