Longform
Sửa soạn cho cuộc sống về hưu và bài toán tài chính cá nhân

Sửa soạn cho cuộc sống về hưu và bài toán tài chính cá nhân

Đây là chia sẻ của ông Pramoth Rajendran, Giám đốc toàn quốc khối dịch vụ quản lý tài sản và tài chính cá nhân ngân hàng HSBC trong một bài nghiên cứu xoay quanh chủ đề nên đầu tư thế nào để chuẩn bị cho cuộc sống hưu trí với tiêu đề "Kế hoạch đầu tư vững vàng, cuộc sống về hưu vẹn toàn".

Khi nói đến kế hoạch về hưu, người lao động ở Việt Nam thường tập trung chủ yếu vào mục tiêu tiết kiệm ngay khi trong thời gian lao động sao cho đủ tiền đảm bảo mức sống kỳ vọng sau khi về hưu. Vấn đề nằm ở chỗ, đa phần chúng ta thường bỏ qua hoặc không xác định được rõ ràng đâu sẽ là nhu cầu thực sự, mức sống thế nào là đủ và đâu là những rủi ro sẽ phải đối diện sau khi rời khỏi thị trường lao động.

Một kế hoạch hưu trí toàn diện, không bao giờ chỉ là tiết kiệm đủ tiền trong giai đoạn lao động, mà hơn thế nữa, nên bao gồm một chiến lược đầu tư cho giai đoạn trước và sau khi về hưu. Vì cuộc sống là không dừng lại.

NHỮNG RỦI RO KHÔNG THỂ NGÓ LƠ KHI VỀ HƯU

Liệt kê về những rủi ro không thể ngó lơ khi về hưu, ông Pramoth Rajendran đưa ra 3 hạng mục chính.

Rủi ro tuổi thọ, theo chuyên gia HSBC, mặc dù sống thọ trăm tuổi là một phước báu nhưng đi kèm với đó là những rủi ro về tài chính cho người về hưu.

Dữ liệu cho thấy người Việt Nam sống khá thọ và tỷ lệ này đang tăng lên trong thời gian qua. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, năm 2023, tuổi thọ tính từ lúc sinh đối với nam giới là 71,1 năm và 76,5 năm đối với nữ. Tuổi thọ bình quân của người Việt Nam là 73,7, tăng khoảng 5 năm so với cách đây 25 năm.

Với sự tiến bộ của công nghệ y tế, việc đạt đến độ tuổi 100 đã không còn là cột mốc quá xa vời. Tuy nhiên, nếu các nguồn quỹ hưu trí không đủ để trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày, và tệ hơn, nếu lương hưu là nguồn thu nhập duy nhất cho người về hưu, tuổi già sẽ đi kèm với những rủi ro đáng lưu tâm.

Phát biểu trên Nghị trường ngày 29/5, đề cập đến nhu cầu nâng cao chất lượng y tế cơ sở, đầu tư cơ sở hạ tầng, cải cách lương cho cán bộ ngành y, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân, đại biểu Quốc hội đoàn Thái Bình, bà Trần Khánh Thu chia sẻ, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới, dù tuổi thọ bình quân liên tục tăng (năm 2022 đạt 73,6 tuổi) nhưng số năm sống khỏe mạnh tính từ lúc sinh mới chỉ đạt 65 năm. Như vậy người dân Việt Nam có gần 10 năm sống với gánh nặng bệnh tật.

Nghiên cứu của HSBC chỉ ra rủi ro thứ hai, là lạm phát. Cách đây khoảng 20 năm, giá một bát phở tại Việt Nam đâu đó khoảng 7.000-10.000 đồng. Bây giờ, giá đã tăng lên 50.000-60.000 đồng/bát. Những con số đó cho thấy tác động của lạm phát và giá cả tăng lên.

Trong gần 30 năm qua, lạm phát bình quân của Việt Nam là khoảng 5%/năm, tăng kỷ lục lên 28,32% tại thời điểm tháng 8/2008, trong khi đó, lạm phát thế giới cũng duy trì ở mức tương đối cao hơn trong một thời gian dài.

"Nếu lợi nhuận đầu tư không theo kịp hoặc trên mức lạm phát thì chi phí sinh hoạt gia tăng sẽ dần bào mòn tiền tiết kiệm của người về hưu," ông Pramoth Rajendran nhận định.

Rủi ro đầu tư, đối mặt với rủi ro lạm phát, người về hưu có thể cân nhắc đầu tư để đạt được tăng trị giá vốn (chênh lệch giá mua/bán).

Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này, đầu tư thì thường đi kèm với rủi ro. Tài sản rủi ro cao như cổ phiếu có biến động giá cao hơn nhưng cũng mang lại lợi nhuận cao hơn kỳ vọng. Tài sản về nguyên tắc có chỉ số rủi ro thấp hơn, như trái phiếu có biến động giá thấp hơn nhưng cũng đồng thời đi kèm lợi nhuận thấp hơn kỳ vọng, như vậy không giải quyết hiệu quả được rủi ro lạm phát.

Do vậy, người về hưu cần tìm được điểm cân bằng trong danh mục đầu tư của họ cũng như lưu ý đa dạng hóa rủi ro đầu tư.

Tin liên quan

LẬP KẾ HOẠCH HẬU NGHỈ HƯU

Quan điểm mà chuyên gia tài chính HSBC đưa ra là, mặc dù tuổi thọ, mức sống kỳ vọng cũng như tình hình tài chính mỗi người một khác nhưng đều phải đối mặt với những thách thức giống nhau sau khi nghỉ hưu. Chẳng hạn như vấn đề tăng trị giá vốn, dòng tiền đều đặn, sống thọ, lạm phát, đầu tư và chi phí y tế...

Bàn về giải pháp, ông Pramoth Rajendran cho rằng, một danh mục đầu tư được đánh giá là phù hợp với người về hưu sẽ là danh mục tạo ra được dòng tiền đều đặn để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, đồng thời giải quyết được rủi ro lạm phát nhờ khả năng tăng trị giá vốn.

Danh mục đầu tư có thể cân nhắc đưa vào một số loại trái phiếu nhằm giảm mức độ biến động và tăng dòng tiền. Đồng thời, một lượng phù hợp tài sản rủi ro như cổ phiếu có thể được thêm vào danh mục để nâng khả năng tăng trị giá vốn nhằm ứng phó với lạm phát.

"Khi lên kế hoạch nghỉ hưu, chúng ta có thể cân nhắc dùng một sản phẩm niên kim phù hợp để phòng ngừa các rủi ro tuổi thọ. Để chuẩn bị cho những lúc khó khăn, chúng ta có thể bổ sung các điều khoản về bảo hiểm y tế nhằm đảm bảo trang trải chi phí y tế có thể phát sinh thêm lúc có tuổi," ông Pramoth Rajendran gợi ý.

Cuối cùng, vị chuyên gia này tâm niệm, mỗi người sẽ có một cách riêng để sửa soạn cho cuộc sống về hưu của mình nên có thể cân nhắc tận dụng danh mục đầu tư khác nhau để ứng phó với các thách thức khác nhau có thể xuất hiện trong những năm sau khi về hưu.

Kiều Chinh

5 bài học kinh nghiệm quan trọng sau siêu bão Yagi

5 bài học kinh nghiệm quan trọng sau siêu bão Yagi

Hải Dương: Khởi công nhà máy văn phòng phẩm Deli 6500 tỷ đồng

Hải Dương: Khởi công nhà máy văn phòng phẩm Deli 6500 tỷ đồng

PGBank mua lại trước hạn 500 tỷ đồng trái phiếu

PGBank mua lại trước hạn 500 tỷ đồng trái phiếu

Thúc đẩy “xanh hoá” năng lượng trong sản xuất: Cần khơi thông chính sách

Thúc đẩy “xanh hoá” năng lượng trong sản xuất: Cần khơi thông chính sách

Israel tiếp tục không kích dữ dội vào Lebanon

Israel tiếp tục không kích dữ dội vào Lebanon

Nhanh chóng khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3

Nhanh chóng khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3

Đức coi Việt Nam là đối tác then chốt trong khu vực

Đức coi Việt Nam là đối tác then chốt trong khu vực

Meta bị phạt hơn 100 triệu USD vì vi phạm bảo mật dữ liệu người dùng

Meta bị phạt hơn 100 triệu USD vì vi phạm bảo mật dữ liệu người dùng

Vun đắp tình hữu nghị Việt Nam - Cuba mãi mãi trường tồn

Vun đắp tình hữu nghị Việt Nam - Cuba mãi mãi trường tồn

Nam Long: Lãnh đạo bán ra cổ phiếu, Dragon Capital hạ sở hữu xuống dưới 6%

Nam Long: Lãnh đạo bán ra cổ phiếu, Dragon Capital hạ sở hữu xuống dưới 6%

Chi tiêu cho thiết bị sản xuất chip đạt 400 tỷ USD trong 3 năm tới

Chi tiêu cho thiết bị sản xuất chip đạt 400 tỷ USD trong 3 năm tới

Tiếp tục triển khai hiệu quả các thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội hai nước Việt Nam - Cuba

Tiếp tục triển khai hiệu quả các thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội hai nước Việt Nam - Cuba

Thương mại nông sản nửa đầu tháng 9/2024 tăng gần 20%

Thương mại nông sản nửa đầu tháng 9/2024 tăng gần 20%

Novaland nêu nguồn cơn lỗ hơn 7.000 tỷ đồng sau kiểm toán

Novaland nêu nguồn cơn lỗ hơn 7.000 tỷ đồng sau kiểm toán

Phim

Phim 'Đào, phở và piano' đại diện Việt Nam dự sơ tuyển giải Oscar

TP HCM tăng kinh phí dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm lên hơn 17.000 tỷ đồng

TP HCM tăng kinh phí dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm lên hơn 17.000 tỷ đồng

Bangkok cùng 10 tỉnh của Thái Lan có nguy cơ lũ lụt

Bangkok cùng 10 tỉnh của Thái Lan có nguy cơ lũ lụt

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba sắp trở thành Thủ tướng Nhật Bản

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba sắp trở thành Thủ tướng Nhật Bản

Việt Nam là nguồn cung thủy sản quốc tế lớn thứ 3 của Trung Quốc

Việt Nam là nguồn cung thủy sản quốc tế lớn thứ 3 của Trung Quốc

Vietbank triển khai tăng vốn điều lệ thêm hơn 1.300 tỷ đồng

Vietbank triển khai tăng vốn điều lệ thêm hơn 1.300 tỷ đồng