Theo số liệu vừa công bố của Tổng cục Hải quan, nửa cuối tháng 8/2024, Việt Nam chi 17,2 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ thế giới, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Ngày 16/6, lô vải không hạt đầu tiên của Việt Nam đã ra mắt tại thị trường Anh, trở thành quả đặc sản Việt Nam thứ 4, sau bưởi đỏ Tân lạc, bưởi Diễn Yên Thủy và cam Cao Phong (Hòa Bình) được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này trong năm 2023.
Trong bối cảnh cước phí vận chuyển trở thành mối lo lớn, việc đưa Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội vào hoạt động được kỳ vọng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp vải xuất khẩu sang Mỹ giảm áp lực về chi phí.
Với dự kiến sản lượng tiêu thụ 99.000 tấn vải xuất khẩu và 81.000 tấn nội địa trong năm 2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Bắc Giang chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên địa bàn ưu tiên nguồn vốn 1.140 tỷ đồng cho công tác thu mua, chế biến vải.
Với thời tiết thuận lợi, vụ vải 2023 được đánh giá tốt và Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT) đang phối hợp với Bắc Giang, Hải Dương chuẩn bị tốt cho các lô hàng xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và Australia.
Cuối tháng 5 này, vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) bắt đầu cho thu hoạch những trà đầu tiên. Nhằm gia tăng xuất khẩu, địa phương đã giải quyết các yêu cầu kỹ thuật của thị trường nhập khẩu như cấp mã số vùng trồng, kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Quảng Tây (Trung Quốc) cho biết các doanh nghiệp tỉnh này rất tích cực thu mua nông sản Việt Nam bởi sự ưa chuộng của người dân và mong muốn có thêm nhiều hợp đồng lớn được ký kết trong năm 2023.
Bất chấp giá cước vận chuyển cao, các lô vải đi đường máy bay từ Việt Nam sang Australia đã được lưu thông trên thị trường với mức giá cao, có khu vực lên mức 600.000 đồng/1kg.
Nhằm thúc đẩy quảng bá trái vải tươi của Việt Nam đến với người tiêu dùng Nhật Bản, Thương vụ Việt Nam tại nước này đã xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức sự kiện giới thiệu trái vải tươi tại Lễ hội Việt Nam tại Tokyo 2022.