Mekong ASEAN ghi nhận tại các tuyến đường chính ở Hà Nội như Bà Triệu, Võ Chí Công, Liễu Giai, Láng Hạ, Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Hữu Thọ… xuất hiện nhiều cửa hàng, sạp bánh của các thương hiệu sản xuất bánh trung thu lớn đã được dựng lên tại khu vực đông dân cư nhằm thu hút người mua, kích cầu tiêu dùng từ sớm.
Những quầy bánh của các thương hiệu lớn như Kinh Đô, Hữu Nghị, Bibica... xuất hiện khắp các con phố Thủ đô. Ảnh: Hà Anh/Mekong ASEAN. |
Phần lớn giá các loại bánh năm nay tăng nhẹ, khoảng 2.000-6.000 đồng. Ở phân khúc bình dân, giá bánh trung thu dao động 58.000-175.000 đồng/cái tùy vào nhân bánh. Ở phân khúc cao cấp hơn, hộp đựng bánh được thiết kế sang trọng hơn, có giá từ 250.000 đồng đến 5 triệu đồng/hộp.
Hầu hết vỏ hộp của dòng bánh cao cấp được làm bằng gỗ in hoa văn nổi hoặc hộp giấy cao cấp được thiết kế hiện đại, sang trọng. Ảnh: Hà Anh/Mekong ASEAN. |
Chị Thu Hà, một nhân viên một cửa hàng bánh trung thu trên phố Liễu Giai cho biết: “Tuy không ảnh hưởng nhiều từ yếu tố vận chuyển như năm ngoái, giá bánh trung thu năm nay có phần tăng nhẹ, chủ yếu vì giá nguyên liệu đầu vào tăng. Để làm mới thị trường, năm nay, ngoài các vị bánh truyền thống quen thuộc, các thương hiệu ra mắt thêm các hương vị mới như nhân sầu riêng, phô mai, thanh long, hoa đậu biếc, trà sữa..."
Mặc dù nhiều nơi đã mở bán nhưng do thị trường bánh trung thu chưa đến giai đoạn cao điểm nên số lượng bán ra còn ít. Bởi vậy, các đại lý phân phối cũng nhập hàng cầm chừng hơn vì lo ngại sức mua chậm.
Chia sẻ với Mekong ASEAN, anh Văn, chủ một đại lý của Kinh Đô cho biết, mặc dù mở bán từ sớm nhưng lượng khách ghé mua chưa nhiều. Do chưa đến lúc cao điểm nên nhu cầu thưởng thức và biếu tặng còn thấp. Sức mua hiện không đáng kể, chủ yếu là khách mua lẻ vài cái để thưởng thức sớm.
“Mới đầu mùa nên tôi chưa nhập đủ bánh mà chủ yếu nhập để trưng bày. Rút kinh nghiệm từ năm ngoái, buôn bán khó khăn cộng thêm cạnh tranh với thị trường online nên năm nay tôi chọn lọc kỹ hơn, không nhập ồ ạt nữa. Phải theo dõi lượng khách ít hay nhiều, cũng như để ý xem mặt hàng nào khách hàng đang ưa chuộng để mình tính toán nhập hàng cho cân đối bởi qua Tết Trung thu là bánh sẽ rất khó bán,” anh Văn nói.
Tương tự, chị Hòa, nhân viên bán hàng tại một đại lý của Omeli chia sẻ: "Năm ngoái, tôi nhập rất nhiều loại, từ vị truyền thống cho đến chay, với hy vọng rằng sự đa dạng sẽ thu hút khách hàng và tăng doanh số. Tuy nhiên, tình hình buôn bán lại ảm đạm và thêm vào đó là sự cạnh tranh từ thị trường online, nên cuối mùa phải đại hạ giá để lấy lại vốn. Năm nay, tùy theo nhu cầu của khách hàng mà chia thành nhiều đợt để nghe ngóng thị trường, điều chỉnh việc nhập hàng, tránh lỗ vốn. Trong đó, chủ yếu nhập bánh hương vị truyền thống với giá bình dân".
Trong những năm gần đây, thị trường bánh trung thu chứng kiến sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt khi nhiều cái tên mới gia nhập đường đua.
Nhiều cái tên mới từ các thương hiệu F&B bắt đầu gia nhập vào đường đua sản xuất bánh trung thu. Ảnh: Hà Anh/Mekong ASEAN. |
Các thương hiệu lớn như Kinh Đô, Hữu Nghị, Bibica, KIDO...không chỉ cạnh tranh lẫn nhau mà còn phải đối đầu với các loại bánh trung thu do các thương hiệu F&B sản xuất như Highlands, Phúc Long...
Trải nghiệm làm đồ chơi truyền thống Trung thu trên phố bích họa Phùng Hưng |
Hà Nội: Hàng Mã tất bật 'nhuộm đỏ' sớm đón Tết Trung thu |
Những mẫu đèn Trung thu cổ tái xuất tại Hoàng thành Thăng Long |