Thị trường Trung Quốc chiếm hơn 90% xuất khẩu sắn của Việt Nam

Sắn TRUNG QUỐC
08:07 - 14/09/2022
Thị trường Trung Quốc chiếm hơn 90% xuất khẩu sắn của Việt Nam
0:00 / 0:00
0:00
Trong 8 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 2,1 triệu tấn sắn và mặt hàng sắn, trong đó Trung Quốc chiếm tới 93%, tương ứng đạt 1,95 triệu tấn.

Theo Tổng cục Hải quan, tháng 8/2022, xuất khẩu sắn và mặt hàng sắn của Việt Nam đạt 206.552 tấn, tương ứng 96,7 triệu USD, tăng lần lượt 9% và 15,1% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu mặt hàng sắn ghi nhận giảm sâu, lần lượt -52,4% về lượng và -40,9% về trị giá, tương ứng đạt 12.470 tấn và 3,84 triệu USD.

Tính chung 8 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 2,1 triệu tấn sắn và sản phẩm từ sắn, đạt 937 triệu USD, tăng lần lượt 10,5% và 22%. Trong đó, mặt hàng sắn đạt 583.990 tấn, đạt 170,6 triệu USD, tiếp tục giảm 13,5% về lượng và 1,2% về trị giá.

Về giá xuất khẩu, theo Bộ Công Thương, trong tháng 8/2022 sắn và mặt hàng từ sắn có giá xuất khẩu bình quân đạt 468,5 USD/tấn, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Về thị trường, Trung Quốc hiện là thị trường tiêu thụ sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam, chiếm 93% tổng lượng sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 8 và 8 tháng đầu năm.

Cụ thể, xuất khẩu sắn và mặt hàng sắn tháng 8/2022 sang Trung Quốc đạt 193.890 tấn, đạt 90,9 triệu USD, tăng lần lượt 8,4% về lượng và 14% về trị giá.

Tính chung 8 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 1,95 triệu tấn sắn và sản phẩm từ sắn, tương ứng đạt 858 triệu USD, tăng 6,8% về lượng và tăng 19,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Hiện Việt Nam là thị trường cung cấp sắn lát và tinh bột sắn lớn thứ 2 cho Trung Quốc (sau Thái Lan). Theo Bộ Công Thương, 7 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu146 triệu USD mặt hàng sắn lát cho thị trường này, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2021 và chiếm 9,1% tổng lượng nhập khẩu.

Xuất khẩu tinh bột sắn cũng đạt kết quả lạc quan khi tăng 248,2% về lượng và 289,3% về trị giá, đạt lần lượt 1,01 triệu tấn và 515 triệu USD. Thị phần tinh bột sắn của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc chiếm tới 38%, tăng mạnh so với mức 14,8% của cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, dù là thị trường cung cấp lớn thứ 2 một số sản phẩm sắn và sản phẩm từ sắn cho Trung Quốc, nhưng mặt hàng này vẫn chưa thực sự đứng vững tại quốc gia tỷ dân.

Theo báo cáo trong tháng 3 của Hiệp hội Sắn Việt Nam, trong tổng sản lượng xuất khẩu sang Trung Quốc thì có tới hơn 65% sản lượng toàn ngành xuất khẩu theo điều kiện giao hàng tại biên giới, qua các cửa khẩu tại Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai… Chính vì vậy, khi có các chính liên quan đến dịch bệnh Covid-19 kéo dài, các cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc đóng cửa đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến phần lớn doanh nghiệp sắn của Việt Nam.

Tại khu vực giao thương với Trung Quốc, trong những ngày đầu tháng 9, mặt hàng tinh bột sắn của Việt Nam vẫn tạm dừng thông quan qua Lối mở Km3+4 Hải Yên/Chợ biên mậu Đông Hưng và cửa khẩu Ka Long/Bến biên mậu Đông Hưng. Phía Đông Hưng (Trung Quốc) đang siết chặt hơn nữa các biện pháp phòng chống dịch do các ca nhiễm Covid-19 tăng đột biến.

Tin liên quan

Đọc tiếp